Phán quyết ‘đường lưỡi bò’ phủ bóng hội nghị ASEAN tại Lào
Các chuyên gia cho rằng ASEAN khó lòng ra được tuyên bố chung về phán quyết &’đường lưỡi bò’ của Tòa Trọng tài, nhưng ít nhất sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông.
Hội nghị đặc biệt ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc được tổ chức ngày 14/6 tại Côn Minh, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) và các cuộc họp liên quan sẽ diễn ra ngày 23-26/7 tại Vientiane, Lào.
Đây sẽ là hội nghị khu vực đầu tiên kể từ khi Tòa Trọng tài ngày 12/7 ra phán quyết, tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.
Cây bút Ben Otto của WSJ nhận xét rằng các nước thành viên ASEAN và Mỹ đã phản ứng khá thận trọng với phán quyết của tòa. Họ ra những tuyên bố kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng chưa thúc ép Trung Quốc rút lại yêu sách chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông.
Điều này có nghĩa là chương trình nghị sự tại Lào – nước chủ nhà của một loạt cuộc họp ASEAN năm nay, sẽ bấp bênh hơn so với bình thường. ASEAN từ lâu đã chia rẽ về tình hình Biển Đông, khi các quốc gia nhỏ như Campuchia bị cáo buộc ngăn không cho khối đưa ra lập trường thống nhất về vấn đề này, và các nước khác cũng sợ làm mất lòng một trong những đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của họ.
Khi Campuchia chủ trì Hội nghị ASEAN năm 2012, Trung Quốc đã vận động nước này để tránh đề cập đến vấn đề Biển Đông, khiến ASEAN lần đầu tiên trong 40 năm không ra được tuyên bố chung sau cuộc họp chính của các ngoại trưởng. Hồi tháng 6, Campuchia ra tuyên bố, nói rằng họ không ủng hộ việc Tòa Trọng tài ra phán quyết về Biển Đông và sẽ phản đối bất cứ tuyên bố nào của ASEAN ủng hộ phán quyết.
Hiện chưa rõ Lào, quốc gia giáp với Trung Quốc và nhận được lượng lớn đầu tư lớn từ Bắc Kinh trong những năm gần đây, có lái chương trình nghị sự ASEAN chệch ra khỏi vấn đề hóc búa đối với Trung Quốc hay không.
Các nhà ngoại giao khu vực cho biết Trung Quốc đã vận động nhiều nước để tránh ra tuyên bố chính thức đề cập đến phán quyết của tòa trọng tài hoặc luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông.
Video đang HOT
Tuy nhiên, họ cũng cho biết một số nước ASEAN đang thúc đẩy để vấn đề này giành được nhiều sự chú ý hơn. I. Derry Aman, giám đốc đối tác đối thoại và hợp tác liên khu vực của Bộ Ngoại giao Indonesia, cho biết Jakarta sẽ thúc đẩy các cuộc thảo luận về Biển Đông tại cuộc họp, bao gồm cả việc đề cập đến vấn đề này trong tuyên bố bế mạc.
“Đây là một cuộc đàm phán, vì vậy điều quan trọng là chúng ta đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung”, ông Aman nói. Ông nhắc đến hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Campuchia vào năm 2012 và nói: “Chúng tôi phải tránh tình huống như thế xảy ra một lần nữa”.
Khó đề cập đến phán quyết
Trung Quốc không có vai trò chính thức trong giai đoạn đầu của hội nghị cuối tuần này, nhưng vào sáng 24/7, họ sẽ sẽ hội đàm với khối ASEAN. Ngày 25/7, Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia khác dự kiến cùng ASEAN tham gia hội nghị ngoại trưởng Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN 27 thành viên – một hội nghị về an ninh.
Một người am hiểu về kế hoạch của các nước thành viên ASEAN cho biết một số nhà ngoại giao đặt hy vọng cao vào hội nghị, hy vọng rằng nó sẽ đưa ra tuyên bố “chưa có tiền lệ” về địa chính trị sau phán quyết của Tòa Trọng tài.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong khu vực hoài nghi về khả năng này. “Tôi nghĩ rằng may ra thì ASEAN sẽ đề cập gián tiếp đến phán quyết trong tuyên bố cuối cùng của họ, chứ chưa nói đến là có cách tiếp cận mới”, Ian Storey, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Ishak Yusof tại Singapore, nhận xét.
Theo Diplomat, Termsak Chalermpalanupap, nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu ASEAN tại Viện Ishak Yusof ở Singapore nhận xét rằng các ngoại trưởng tham dự AMM lần thứ 49 là một nhóm tương đối thiếu kinh nghiệm. Chỉ ba người trong số họ (ông Retno Marsudi của Indonesia, ông Anifah Aman của Malaysia, và ông Phạm Bình Minh của Việt Nam) đã tham dự Hội nghị AMM lần thứ 48 tại Kuala Lumpur tháng 8 năm ngoái. Mối quan hệ của họ vẫn chưa phát triển. Người chủ trì, Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith, chỉ vừa nhậm chức được 4 tháng.
Trong bối cảnh đó, ASEAN dễ bị can thiệp và thao túng bởi bên ngoài. Ngoại trưởng Lào sẽ phải đối mặt với áp lực rất lớn từ tất cả các bên, đặc biệt là về việc nói gì và tránh đề cập gì về vấn đề Biển Đông trong thông cáo chung của AMM, và tuyên bố của Chủ tịch Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).
Ông cho rằng ASEAN sẽ khó lòng đưa ra được tuyên bố chung về phán quyết của Tòa Trọng tài, vì có bất đồng ý kiến trong nội bộ, nhưng ông nhấn mạnh thực tế rằng phán quyết vốn đã ràng buộc pháp lý với tất cả các bên tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), bao gồm cả Trung Quốc.
Chalermpalanupap cho rằng ít nhất, ASEAN có thể nhắc lại những nguyên tắc ủng hộ hòa bình về vấn đề Biển Đông, lên tiếng ủng hộ cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa Philippines và Trung Quốc. Họ cũng có thể yêu cầu sự hỗ trợ của các nước bên ngoài, nhất là những đối tác đối thoại của ASEAN như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và EU, để khuyến khích giải quyết hòa bình các tranh chấp và đề cao tính thượng tôn pháp luật trong vấn đề Biển Đông.
Ông Storey thì cho rằng hội nghị những ngày sắp tới sẽ không phải là dịp để thúc đẩy các cuộc đàm phán với Trung Quốc. “Trung Quốc chưa sẵn sàng thoả hiệp trước khi tòa ra phán quyết và chắc chắn bây giờ cũng không”, ông nói thêm.
Theo Vnexpress
Uy lực sấm sét của 'rồng lửa' S-400 Triumf được đồn thổi sắp về Việt Nam
Tên lửa S-400 Triumf của Nga được chính chuyên gia Mỹ đánh giá là &'hệ thống vũ khí với khả năng đáng kinh ngạc và đánh bại nó là điều vô cùng khó khăn'.
Theo những tin tức mới nhất trên báo Infonet, tạp chí quốc phòng Kanwa (Canada) cho hay Quân đội Việt Nam đang muốn mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf của Nga. "Việt Nam đang đàm phán với Nga về việc mua lại ít nhất 4 tiểu đoàn phòng thủ tên lửa tầm xa S-400 Triumf. Cả hai bên đều có kế hoạch ký kết thỏa thuận liên quan trong năm nay (2016)", tạp chí quốc phòng Kanwa cho biết.
Tạp chí Canada loan tin Việt Nam đang để mắt tới hệ thống tên lửa S-400 Triumf của Nga
Trung Quốc là nước đầu tiên mua hệ thống phòng không S-400. Ấn Độ cũng đang xúc tiến đàm phán để mua "siêu hệ thống" phòng không này. Được biết, siêu tên lửa S-400 Triumf (tên mã định danh của của NATO là SA-21 Growler) được đưa vào biên chế Quân đội Nga từ năm 2007. Đây là hệ thống tên lửa phòng không chiến lược tầm cao chống khí cụ bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế.
Là phiên bản kế nhiệm của tên lửa S-300 nhưng hệ thống tên lửa S-400 có nhiều khả năng hơn S-300. &'Rồng lửa' S-400 Triumf có thể phát hiện mục tiêu cách xa 600 km và cao 40-50 km, đặc biệt là có thể theo dõi đồng thời 300 mục tiêu. Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, nó có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km cũng như các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 5 - 10 m.
Theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự, đây là điều mà không một hệ thống tên lửa phòng không cùng thời của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được. Một trong những điều làm nên sức mạnh của tên lửa S-400 là khả năng tiêu diệt khí cụ bay của đối phương trong khoảng cách tới 400 km và tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km.
Một tiểu đoàn S-400 có thể theo dõi 300 mục tiêu ở phạm vi 600 km. Một lữ đoàn tác chiến (gồm 6 tiểu đoàn hợp thành) có thể khóa 36 mục tiêu và điều khiển đồng thời 72 tên lửa tấn công 36 mục tiêu này. Đặc biệt, hệ thống S-400 có khả năng chiến đấu gấp gần 4 lần hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. Năm 2015, nhà sản xuất tuyên bố tính năng của S-400 đã được tăng cường, một lữ đoàn tác chiến lớn (gồm 6 tiểu đoàn hợp thành) có thể khóa 80 mục tiêu và điều khiển đồng thời 160 tên lửa tấn công 80 mục tiêu này.
Siêu tên lửa S-400 Triumf là hệ thống vũ khí phòng không khiến phương Tây phải kiêng dè
Chia sẻ ý kiến về sức mạnh tên lửa S-400 của Nga, chuyên gia quân sự Mỹ Tyler Rogovey viết trên trang Foxtrot Alpha rằng hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf là "hệ thống vũ khí với khả năng đáng kinh ngạc" và "đánh bại nó là điều vô cùng khó khăn".
"Khả năng của Mỹ trong lĩnh vực chiến tranh điện tử và ngăn chặn sóng radar không chỉ có máy bay tác chiến điện tử hiện đại nhất Boeing EA-18G Growler mà mà còn có các hệ thống trợ giúp hữu hiệu khác. Chẳng hạn như tổ hợp các loại vũ khí và thiết bị cảm ứng bao gồm máy bay trinh sát, tấn công mạng, ngăn chặn các chiến thuật phòng không và các loại vũ khí khác của đối phương.
Được trang bị các loại đạn tấn công tầm xa bên ngoài tầm bắn hiệu quả của vũ khí đối phương, những hệ thống này thực sự là mối nguy hại", ông Tyler Rogovey viết trên trang Foxtrot Alpha. Chuyên gia quốc phòng Nga Mikhail Khodarenok cũng đồng tình với đánh giá về khả năng của quân đội Mỹ trong lĩnh vực chiến tranh điện tử.
"Mỹ là chuyên gia thực thụ về chiến tranh điện tử với những thiết bị kỹ thuật tiến tiến ngăn chặn các loại vũ khí điện tử của đối phương", ông Khodarenok nhận định. Tuy nhiên, theo ông Khodarenok, kẻ thù lớn nhất của các hệ thống tên lửa phòng không là thiết bị gây nhiễu, tuy nhiên đó không phải là vấn đề với S-400 khi kết hợp với hệ thống tích hợp phòng không tầm xa (IADS).
Đến chuyên gia Mỹ cũng phải thừa nhận sức mạnh đáng gờm của hệ thống tên lửa S-400 Triumf
Chuyên gia quốc phòng Nga Konstantin Sivkov từng cho rằng S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không hoàn toàn không có đối thủ ngang tầm trên toàn thế giới. Theo Sputnik, hệ thống S-400 được phát triển để đối lại với Sáng kiến phòng thủ chiến lược của Tổng thống Mỹ Reagan, từng được biết đến với cái tên Chiến tranh giữa các vì sao, báo VTC News đưa tin.
Sivkov giải thích: "S-400 có thể tấn công các mục tiêu ở độ cao 300km. Thêm nữa, chúng có khả năng &'bắn và quên', hay nói cách khác là tên lửa có hệ thống tự khóa mục tiêu và tiêu diệt, không cần theo dõi mục tiêu liên tục. Bên cạnh đó, tên lửa S-400 là hệ thống duy nhất trên thế giới hiện nay có khả năng tấn công các mục tiêu nằm ngoài đường chân trời và có thể đối phó với các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương.
Theo VietQ
Siêu tàu sân bay gần 13 tỉ USD của Mỹ gặp sự cố Siêu tàu sân bay đắt giá nhất lịch sử USS Gerarld R. Ford (CVN-78) của Mỹ vẫn chưa thể hoạt động được vì trục trặc kỹ thuật. Siêu tàu sân bay USS Gerarld R. Ford của Hải quân Mỹ được đóng với chi phí lên đến 12,9 tỉ USD có thể gặp trục trặc ở hệ thống phóng, hạ máy bay, hệ thống...