Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự

Theo dõi VGT trên

Chúng ta cần nói thẳng với Trung Quốc: Thứ nhất, Việt Nam cũng như các nước không bị lệ thuộc vào Trung Quốc không chấp nhận đường lưỡi bò.

LTS: Càng gần ngày Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết, Trung Quốc càng tăng cường vận động lôi kéo các nước tẩy chay phán quyết của Tòa với đủ thứ lý lẽ nhưng không có sức thuyết phục. Một vài tiếng nói nhỏ nhoi và lạc lõng không làm thay đổi bản chất và hiệu lực phán quyết của PCA.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích xung quanh vụ kiện này và đưa ra khuyến nghị của ông với tư cách một công dân Việt Nam quan tâm đến t.iền đồ quốc gia dân tộc.

Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này, văn phong và nội dung thể hiện quan điểm của tác giả.

Khoảng hơn 3 tháng trở lại đây, các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài, một nhóm học giả và các tờ báo lớn của Trung Quốc ngày nào cũng viết bài đả kích, chống phá vụ kiện của Philippines cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA). Đồng thời Trung Quốc cũng tìm mọi cách lôi kéo một số nước ủng hộ lập trường của họ.

Trước khả năng PCA sẽ ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò vô lý, phi pháp và bành trướng trên Biển Đông, sức ép của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trong ASEAN, đặc biệt là Việt Nam sẽ ngày càng lớn.

Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự - Hình 1

Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc sẽ sang Việt Nam đồng chủ trì Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ảnh: Tuoitrenews.

Trong dịp này, theo kế hoạch từ trước, ngày 27/6, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc sẽ sang Việt Nam, đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Theo tôi, đây là cơ hội để hai bên trao đổi lập trường xung quanh vấn đề phán quyết của PCA.

Làm rõ cách giải thích, áp dụng UNCLOS 1982 ở Biển Đông là góp phần thu hẹp bất đồng, củng cố hợp tác

Theo phán đoán của tôi, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ ép Việt Nam không ra tuyên bố ủng hộ phán quyết của PCA, không kêu gọi ASEAN ra tuyên bố chung ủng hộ phán quyết của PCA và không sử dụng phán quyết của PCA để đàm phán với Trung Quốc.

Đây chính là lúc chúng ta cần nói KHÔNG với toàn bộ “yêu sách ba không” của Trung Quốc. Bởi nếu chấp nhận yêu sách ba không ấy, từ nay về sau, Việt Nam sẽ không còn cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình trên Biển Đông;

Không những thế, chúng ta sẽ không còn xứng đáng là thành viên có trách nhiệm của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS 1982); không còn được bạn bè quốc tế tin cậy và ủng hộ trong cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập, chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo tôi hiểu, phán quyết của PCA xung quanh 7 trong số 15 vấn đề Philippines kiện và PCA xét xử có 3 nhóm nội dung sau:

Thứ nhất là căn cứ pháp lý của đường chữ U, còn gọi là đường 9 đoạn, đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra.

Thứ hai là 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa có hiệu lực pháp lý đến đâu theo UNCLOS 1982 (mà không xem xét bản thân các thực thể này thuộc chủ quyền bên nào).

Thứ ba là việc Trung Quốc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo vi phạm nghiêm trọng UNCLOS 1982, ngăn chặn các hoạt động thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của Philippines trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế…

Có thể thấy đây hoàn toàn là việc ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982, phiên tòa được thành lập đúng quy định trong Phụ lục VII UNCLOS 1982, nằm ngoài nội dung “tranh chấp chủ quyền và phân định biển” mà Trung Quốc chính thức bảo lưu.

Với tư cách thành viên UNCLOS, Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và các quốc gia thành viên khác đều phải hiểu:

Thứ nhất, phán quyết của PCA là phán quyết về việc giải thích và ứng dụng UNCLOS 1982, điều chỉnh việc giải thích và ứng dụng sai UNCLOS 1982 (nếu có).

Thứ hai, PCA là cơ quan có thẩm quyền phán quyết về việc giải thích và ứng dụng UNCLOS 1982.

Thứ ba, các quốc gia thành viên UNCLOS 1982 phải chấp hành phán quyết của PCA.

Đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông không chỉ không có căn cứ pháp lý mà còn xâm hại nghiêm trọng đến quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng, quân sự hóa ồ ạt và đảo hóa các thực thể ở Biển Đông, đồng thời ngăn chặn các hoạt động thực thi quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông để hiện thực hóa đường lưỡi bò là hoàn toàn phi pháp và là nguyên nhân gây căng thẳng, chẳng những đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực này mà còn tạo ra t.iền lệ xấu phá vỡ UNCLOS 1982.

Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự - Hình 2

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, ảnh do Giáo sư cung cấp.

Trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc, khủng hoảng nổ ra năm 2014 sau khi Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam hoàn toàn không có tranh chấp là một ví dụ điển hình về tính nguy hiểm, nguy hại của yêu sách đường lưỡi bò.

Chúng ta cần nói thẳng với Trung Quốc:

Thứ nhất, Việt Nam cũng như các nước không bị lệ thuộc vào Trung Quốc không chấp nhận đường lưỡi bò.

Thứ hai, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông không có bất cứ “chồng lấn” nào với Trung Quốc.

Thứ ba, Trung Quốc không chứng minh được yêu sách đường lưỡi bò trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS 1982 thì hãy nhân cơ hội này rút lại đường lưỡi bò vô lý ấy.

Video đang HOT

Phán quyết của PCA là cơ hội để Trung Quốc rút lui trong danh dự, thể hiện Trung Quốc là một cường quốc có trách nhiệm, tuân thủ luật pháp quốc tế, trỗi dậy hòa bình và không đe dọa đến bất kỳ quốc gia nào.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay ra sức bảo vệ yêu sách đường lưỡi bò dù bản thân họ cũng chẳng biết nó được vẽ ra dựa vào căn cứ nào, tọa độ vị trí chính xác ở đâu.

Chính họ cũng không thuyết phục được nhiều học giả chân chính và có kiến thức chắc chắn, am hiểu luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 trong nước mình. Điều này đã được phản ánh trong một cuộc hội thảo hơn 3 tháng trước đây tại Bắc Kinh mà tờ South China Morning Post ngày 19/6 đã cho biết.

Nhưng cách giáo dục và tuyên truyền một chiều, phóng lao phải theo lao của các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải đang đẩy dân tộc Trung Hoa và cả khu vực vào ngõ cụt.

Dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh rực rỡ, là cái nôi của tư tưởng Nho giáo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, là nơi Chủ tịch Tập Cận Bình đang đề cao pháp trị thì trong quan hệ quốc tế, trong vấn đề Biển Đông thiết nghĩ cũng cần hành xử và tuân thủ đúng luật pháp quốc tế.

Bởi lẽ chỉ có như vậy mới giúp Trung Quốc trở thành cường quốc trong mắt nhân loại văn minh. Không phải s.úng ống, cũng không phải t.iền bạc giúp Trung Quốc làm được điều đó.

Vun bồi quan hệ hợp tác hữu nghị Việt – Trung trên cơ sở luật pháp quốc tế

Chắc rằng trong những vấn đề mà ông Dương Khiết Trì đề cập ở Hà Nội lần này sẽ có chuyện hâm lại tình hữu nghị 16 chữ vàng, cũng như khuyên chúng ta đừng có ngả theo ai. Đó là điều các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường đề cập trong nhiều lần gặp gỡ lãnh đạo Việt Nam.

Thiết nghĩ, đây cũng là điều cần được làm rõ để các bạn hiểu chúng ta và đừng cố tặng ta cái vòng kim cô – một sản phẩm hư cấu từ tiểu thuyết Minh – Thanh mấy trăm năm trước.

Ai cũng thấy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong thời cận hiện đại trải qua rất nhiều thăng trầm, mặc dù hai nước chung một ý thức hệ, vẫn tuyên bố là đồng chí, anh em của nhau.

Nhưng chính vì ứng xử dựa trên lập trường duy ý chí, khi xảy ra những mâu thuẫn bất đồng đã không ứng xử và giải quyết theo luật pháp quốc tế mà chỉ dựa vào lập trường mới dẫn đến cuộc chiến tranh Biên giới 1979 và xung đột kéo dài suốt 10 năm sau đó.

Hai nước đã vượt qua quá khứ nặng nề, bình thường hóa quan hệ và điều đó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hai quốc gia, hai dân tộc, đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực. Tuy nhiên lòng tin thực sự ở nhau là cái gây dựng thì khó, đ.ánh mất thì dễ và lấy lại nó càng khó hơn nhiều.

Những tranh chấp trên Biển Đông hiện nay thực sự đang là cái gai nằm trong quan hệ giữa 2 nước, vẫn âm thầm mưng mủ và có thể bộc phát bất cứ khi nào như vụ Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, mời thầu trái phép 9 lô dầu khí, cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam khiến dư luận Việt Nam vô cùng bức xúc, thì khó có thể nói đến lòng tin.

Đại cục quan hệ hai nước chỉ có thể được giữ vững, củng cố và phát triển khi những cái gai ấy dần được nhổ bỏ.

Việt Nam trân trọng sự giúp đỡ vô cùng to lớn và hiệu quả của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trong 2 cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Nhưng Việt Nam cũng không thể nào quên những tội ác Trung Quốc đã gây ra năm 1974, 1979, 1988 và những hành động leo thang trên Biển Đông vài năm gần đây.

Tranh chấp trên Biển Đông vô cùng phức tạp, trong khi vấn đề chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia đối với dân tộc nào cũng là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Chỉ có điều, chủ quyền lãnh thổ hay lợi ích quốc gia dân tộc phải được xác lập một cách hợp pháp và hòa bình chứ không phải xâm lược hay cưỡng đoạt.

Trong khi cả hai nước đều khẳng định lập trường chính thức của nước mình đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền, lợi ích khác ở Biển Đông, thì chỉ có cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền mới có thể đem đến một giải pháp công bằng, hợp lý mà nhân dân hai nước, hai dân tộc chấp nhận được.

Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam, Trung Quốc đều coi trọng quan hệ hưu nghị, hợp tác Việt – Trung và đều nhận thấy, tranh chấp bất đồng trên Biển Đông là rào cản chính của quan hệ song phương, dù không phải là tất cả.

Trước những vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp và nhạy cảm như thế này, mỗi bên cần có thái độ cầu thị, khách quan, thiện chí thượng tôn pháp luật mới có thể giải quyết được vấn đề một cách căn bản, lâu dài.

Còn việc Việt Nam phát triển quan hệ hợp tác với quốc gia nào cũng chỉ nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho mình và đối tác, cho nhân dân hai nước, đóng góp vào sự phát triển và phồn vinh của khu vực. Việt Nam không theo nước này chống nước kia, nhưng cũng không phải phải nhìn mặt thăm dò bất kỳ quốc gia nào.

Cá nhân người viết cho rằng, những điều này nên được trao đổi một cách thẳng thắn, sòng phẳng và công khai để giúp hai nước thu hẹp bất đồng, củng cố hợp tác và từng bước giải quyết các tranh chấp tồn tại trên cơ sở luật pháp quốc tế, cái gì dễ làm trước, cái gì khó làm sau.

Chính tinh thần đó đã giúp hai nước đàm phán, phân định xong xuôi biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ, trên tinh thần đó hai bên có thể tiếp tục giải quyết các vấn đề song phương khác trên Biển Đông như chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, hoặc tiếp cận theo cơ chế đa phương đối với các tranh chấp đa phương ở Trường Sa.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

Theo giaoduc

Campuchia ủng hộ Trung Quốc chống phán quyết của PCA sẽ gây hại cho chính họ

Phe đối lập Campuchia cũng có thể dùng chính cách lập luận này để tuyên truyền điều tương tự, vu cáo và chụp mũ cho chính Hun Sen lẫn CPP, gây bất ổn.

LTS: Dư luận tuần qua đặc biệt quan tâm đến những phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và các quan chức khác của nước này về việc, Campuchia sẽ không ủng hộ phán quyết của PCA trong vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) trên Biển Đông.

Hơn thế nữa, Campuchia phản đối ASEAN ra tuyên bố chung về phán quyết của PCA vì ông Hun Sen lập luận, tranh chấp Đền Preah Vihear giữa Campuchia và Thái Lan được Tòa án Quốc tế vì Công lý (ICJ) xét xử và phán quyết, nước ông không yêu cầu ASEAN phải tham gia. Còn Philippines khởi kiện Trung Quốc chẳng hỏi han gì ASEAN.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nguyên Đại biểu Quốc hội gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về vấn đề này dưới góc độ một nhà khoa học và một nhà làm luật. Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết của Giáo sư, văn phong và nội dung bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen và đảng CPP cầm quyền về việc ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông và phản đối vai trò, phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về việc áp dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS 1982 trên Biển Đông đã làm dậy sóng dư luận.

Chính Thủ tướng Hun Sen đã tỏ ra rất giận dữ cho rằng dư luận đã không công bằng với Campuchia. Lần đầu tiên ông công khai tuyên bố sẽ không ủng hộ phán quyết của PCA, phản đối đưa vấn đề Biển Đông và phán quyết của PCA ra ASEAN với lập luận, đó là việc riêng của các nước có yêu sách. Các bên liên quan trực tiếp phải làm việc với nhau để giải quyết vấn đề.

Chúng ta nhìn nhận vấn đề này như thế nào, phản ứng ra sao theo cá nhân tôi là điều rất quan trọng đối với Việt Nam, vì nước ta có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp trên Biển Đông hoàn toàn không có tranh chấp, nhưng vẫn bị Trung Quốc xâm phạm với cái cớ yêu sách đường lưỡi bò.

Campuchia ủng hộ Trung Quốc chống phán quyết của PCA sẽ gây hại cho chính họ - Hình 1

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, ảnh do tác giả cung cấp.

Dù nước khởi kiện Trung Quốc là Philippines chứ không phải chúng ta, song việc PCA ra phán quyết về vụ kiện tranh chấp áp dụng và giải thích UNCLOS 1982 trên Biển Đông có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta trong hoạch định các chiến lược, sách lược bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông đang bị Trung Quốc xâm phạm.

Chủ quyền Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về một phạm trù pháp lý khác xin không bàn ở đây.

Nếu PCA hủy bỏ đường lưỡi bò phi pháp sẽ là lợi ích chung của khu vực, tại sao Campuchia lại phản đối?

Theo suy nghĩ của tôi với tư cách một người yêu công lý và làm khoa học, đồng thời đã từng có thời gian tham gia công tác lập pháp tại Quốc hội, xem xét một vấn đề pháp lý như vụ kiện của Philippines và phán quyết của PCA tới đây cần tư duy khoa học trên cơ sở các luận cứ khoa học, các nguyên tắc luật pháp quốc tế phổ quát được thừa nhận rộng rãi.

Với tinh thần đó, tôi cho rằng đường lưỡi bò Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông là vô lý, phi pháp và bành trướng hết chỗ nói. Tôi tin nó sẽ bị PCA bác bỏ. Cá nhân tôi rất ủng hộ và mong muốn PCA ra phán quyết hủy bỏ đường lưỡi bò. Tôi cho rằng có nhiều nhà khoa học, nhiều người cũng đồng quan điểm này.

Nếu PCA ra phán quyết hủy bỏ đường lưỡi bò sẽ rất có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định, ngăn ngừa xung đột, bảo vệ luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Đồng thời phán quyết hủy đường lưỡi bò nếu xảy ra cũng sẽ rất có lợi cho công cuộc bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, các nhà chính trị khi phát biểu về vấn đề này thông thường xuất phát từ góc nhìn lợi ích quốc gia, dân tộc họ, họ nhìn theo lợi ích chính trị thay vì luật pháp quốc tế, chưa kể đến những tác động ảnh hưởng từ việc lôi kéo của Trung Quốc.

Bởi vậy việc ông Hun Sen có những phát biểu tẩy chay phán quyết của PCA không phải chuyện gì đáng ngạc nhiên, cho dù người viết và phần đông dư luận không đồng tình.

Ông Hun Sen cũng đã tiết lộ phần nào lý do dẫn đến tuyên bố ủng hộ Trung Quốc, tẩy chay PCA: Là Thủ tướng Campuchia, ông phải chăm lo cho quyền lợi của Campuchia trước, và Campuchia là một nước nhỏ, nước nghèo.

Trung Quốc là một nước lớn mặc dù chưa phải là giàu, nhưng nhờ kích thước nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với rất nhiều ngoại tệ dự trữ, họ không tiếc t.iền để viện trợ cho Campuchia và Lào cũng như quốc gia nào họ nhận thấy có thể tận dụng, tất nhiên là để phục vụ những mục đích và động cơ của riêng họ.

Còn Campuchia, Lào cũng như nhiều quốc gia đang phát triển rất khát vốn, cưỡng lại các món hời này từ Bắc Kinh là điều không thể.

Nhiều nhà phân tích quốc tế kể cả một số học giả Campuchia tin rằng, rất có thể Trung Quốc thông qua hoạt động viện trợ và đòn bẩy tài chính, kinh tế, thương mại, chính trị, ngoại giao để gây sức ép lên các quốc gia này.

Vì vậy nên cá nhân tôi không thấy lạ khi ASEAN phải rút lại tuyên bố chung về Biển Đông tại Hội nghị Đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc tại Côn Minh, Vân Nam vừa qua. Truyền thông quốc tế đưa tin, ba nước Campuchia, Lào và Myanmar đứng sau quyết định này.

Đây cũng là lý do tại sao Hun Sen nổi đóa và là một cái cớ để ông đưa ra phát biểu tẩy chay phán quyết của PCA.

Phản ứng của ông Hun Sen cho thấy chúng ta cũng cần nhìn lại mình

Dư luận Việt Nam chúng ta có những quan điểm bức xúc trước phát biểu trên của Thủ tướng Hun Sen bởi trong suy nghĩ của nhiều người, Việt Nam và Campuchia cũng như Lào có quan hệ láng giềng mật thiết.

Campuchia ủng hộ Trung Quốc chống phán quyết của PCA sẽ gây hại cho chính họ - Hình 2

Thủ tướng Campuchia Hun Sen, ảnh: Yahoo News.

Ba nước đã từng gắn bó với nhau chặt chẽ trong suốt quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, chống thực dân và chống chế độ diệt chủng. Có thể nói là một sự gắn bó đi lên từ m.áu và nước mắt.

Những động thái ủng hộ Trung Quốc trên Biển Đông làm tổn hại lợi ích hợp pháp của Việt Nam, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đến từ nước láng giềng anh em thì bức xúc là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên trước khi chúng ta đòi hỏi Campuchia, Lào, Myanmar hay các nước khác có lập trường ủng hộ luật pháp quốc tế ở Biển Đông, cụ thể là phán quyết dự kiến của PCA, thì bản thân chúng ta với tư cách liên quan trực tiếp, có lợi ích trực tiếp cần công khai lập trường cụ thể, càng công khai càng tốt.

Chính chúng ta phần lớn còn im lặng hoặc chỉ nói ra những nguyên tắc chung chung khi đề cập đến vụ kiện và phán quyết của PCA. Chính chúng ta chưa chính thức kêu gọi PCA hủy bỏ đường lưỡi bò, trong khi nếu PCA ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò thì sẽ rất có lợi cho chúng ta mà lại đòi hỏi các nước khác phải làm điều này trước chúng ta là điều vô lý và không khả thi.

Cá nhân tôi cho rằng, dù PCA có phán quyết thế nào, theo dự đoán hay không theo dự đoán của số đông thì chúng ta cũng nên xem đây là cơ hội quý báu về cách giải thích, ứng dụng UNCLOS 1982 trên Biển Đông để có đối sách phù hợp trong giai đoạn tiếp theo.

Dù PCA ra phán quyết thế nào, chúng ta cũng sẵn sang phương án để bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông trên cơ sở UNCLOS 1982.

Trước khi PCA ra phán quyết, chúng ta cần ủng hộ và kêu gọi PCA hủy đường lưỡi bò bất hợp pháp ấy. Sau khi PCA ra phán quyết, chúng ta cần nghiên cứu và chuẩn bị sẵn sàng các phương án để cho dư luận trong nước, khu vực, quốc tế hiểu rõ lập trường, hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đến đâu, đã và đang bị xâm phạm đến đâu.

Dư luận có hiểu rõ và thấy được tính chính nghĩa, hợp pháp của chúng ta thì chúng ta mới có được sự ủng hộ, cả trong và ngoài nước. Đây cũng là căn cứ để chúng ta tuyên truyền giải thích, cung cấp thông tin cho các nước đang hiểu chưa đúng về vấn đề này, như Campuchia hay Nga chẳng hạn.

Còn về phía Campuchia, dù có được những lợi ích kinh tế từ Trung Quốc nhờ việc ủng hộ lập trường bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, song không có nghĩa là Phnom Penh không phải trả giá. Xin được nêu ra một vài cái giá Campuchia sẽ phải trả khi đưa ra quyết định này.

Mất uy tín trước khu vực và cộng đồng quốc tế vì t.iền hậu bất nhất

Campuchia cũng đã tính toán, cân nhắc thiệt hơn rất nhiều trước khi đưa ra những ý kiến như thế này. Tuy nhiên dù Thủ tướng Hun Sen có cho rằng dư luận khu vực, quốc tế "bất công" với Campuchia thì thực tế phát biểu của ông càng khiến dư luận rất khó thay đổi nhận thức ấy.

Bởi lẽ phán quyết của PCA là phán quyết của một cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền, một tổ chức trọng tài của Liên Hợp Quốc được quốc tế công nhận rộng rãi. Cho dù PCA chưa có cơ chế thi hành án, nhưng vẫn là một trong những cơ quan đại diện cho công pháp và công lý quốc tế.

Campuchia và Thái Lan từng đưa tranh chấp lãnh thổ với ngôi đền Preah Vihear ra cơ quan tài phán quốc tế. Thái Lan chấp hành phán quyết, và đương nhiên Campuchia chấp hành vì phán quyết có lợi cho họ.

Rõ ràng cùng là cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền, cùng là phán quyết đại diện cho công lý, Campuchia ủng hộ phán quyết và cơ quan tài phán ra phán quyết có lợi cho mình, nhưng lại tẩy chay phán quyết của một cơ quan tài phán quốc tế khác là t.iền hậu bất nhất.

Đây là một t.iền lệ rất xấu trong quan hệ quốc tế hiện đại. Bởi lẽ trên thế giới đầy rẫy mâu thuẫn và xung đột hiện nay, việc tuân thủ nguyên tắc trước sau như một trong ứng xử với các vấn đề pháp lý chính là xương sống đảm bảo cho luật pháp quốc tế được bảo vệ và thực thi.

Nên một chính khách quốc tế như ông Hun Sen lại tẩy chay, chống lại một cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền trong một vụ tranh chấp pháp lý quốc tế thì khó chấp nhận và chỉ làm tổn hại uy tín cá nhân của ông ấy cũng như vương quốc Campuchia, chứ không có ý nghĩa và chẳng ảnh hưởng gì đến hiệu lực phán quyết của PCA.

Cũng giống như Trung Quốc, chỉ chọn các điều khoản nào của luật pháp quốc tế có lợi cho mình thì họ thực hiện, điều khoản nào bất lợi cho tham vọng của họ thì họ tìm cách đ.ánh tráo khái niệm, giải thích sai lệch, thậm chí đe dọa rút khỏi UNCLOS.

Đây là một cách hành xử khôn lỏi và tiểu nhân, chỉ làm cho chính họ tự cô lập, tự đẩy mình ra ngoài lề con đường phát triển của nhân loại văn minh.

Hành xử không theo luật pháp và thông lệ quốc tế có thể là mầm mống chia rẽ, xung đột

Năm 1962 Tòa án Quốc tế vì Công lý (ICJ) đã ra phán quyết đền Preah Vihear thuộc lãnh thổ của Campuchia nhưng Thái Lan không chịu. Hai bên đã nổ ra những cuộc xung đột, căng thẳng, đối đầu dai dẳng ở biên giới trong nhiều năm. M.áu đã đổ xuống ở cả hai phía.

Phải rất khó khăn hòa bình mới trở lại khu vực biên giới Thái Lan - Campuchia nhờ phán quyết lần thứ 2 của ICJ năm 2013.

Trong vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia ngày nay, mặc dù công tác đàm phán, hoạch định biên giới và phân giới cắm mốc trên bộ giữa hai nước diễn ra hoàn toàn công khai, minh bạch, đúng quy định, trình tự, thủ tục của các nguyên tắc pháp lý quốc tế, thông lệ pháp lý quốc tế phổ quát mà hai bên đã thỏa thuận, thống nhất lấy đó làm căn cứ, nhưng trong xã hội Campuchia vẫn có những chia rẽ về vấn đề này.

Có lẽ Thủ tướng Hun Sen là người hiểu rõ nhất, phe đối lập Cứu quốc Campuchia thường xuyên sử dụng chiêu bài "bản đồ", ngụy tạo tài liệu, đ.ánh tráo các khái niệm để tuyên truyền chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia gây bất ổn, chia rẽ sâu sắc trong xã hội đất nước chùa tháp chỉ nhằm mục đích lật đổ ông và CPP.

Mặc dù Thủ tướng Hun Sen và CPP đã chứng minh rõ sự trong sáng của mình và tính hợp pháp trong công tác đàm phán, hoạch định biên giới, phân giới cắm mốc với Việt Nam, nhưng không vì thế mà xã hội Khmer đã hết những nghi kỵ, xì xào.

Lý do của hiện tượng này một phần là vì xử lý các tranh chấp biên giới lãnh thổ là việc cực kỳ phức tạp, mang tính khoa học, kỹ thuật và pháp lý rất cao khó có thể nói dăm câu ba điều là người dân hiểu hết.

Một phần khác là bởi biên giới lãnh thổ, chủ quyền quốc gia đối với bất kỳ dân tộc nào cũng đều là yếu tố thiêng liêng, bất khả xâm phạm, đồng thời cũng là yếu tố nhạy cảm, mong manh dễ bị lợi dụng, dễ xuyên tạc kích động nhất.

Bởi vậy, biên giới lãnh thổ thường là đề tài được các lực lượng chính trị lợi dụng kích động dân chúng nhất, gây bất ổn xã hội nhằm thực hiện những ý đồ, mục đích của riêng họ. Bản thân Campuchia đang phải đối mặt với điều này và bước đầu chính phủ đã có những xử lý kịp thời, rốt ráo, yên được lòng dân.

Nhưng trong bình diện khu vực, thái độ "tiền hậu bất nhất" của Campuchia đối với phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế, lập trường ủng hộ Trung Quốc đ.ánh đồng, "vo viên" tất cả các tranh chấp phức tạp, khác nhau ở Biển Đông thành tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ để né tránh phán quyết của PCA sẽ chính là mầm mống, là cái cớ để phe đối lập Campuchia lợi dụng chống lại CPP và ngài Hun Sen khi mùa bầu cử nữa lại sắp đến gần.

Ông Hun Sen và CPP ủng hộ Bắc Kinh phủ nhận vai trò, phán quyết của một tòa án hợp pháp, được thành lập đúng quy định và trình tự, thủ tục của Phụ lục VII, UNCLOS 1982 mà Trung Quốc có nghĩa vụ phải chấp hành với tư cách thành viên Công ước, với cáo buộc vô căn cứ rằng có "ai đó" đang thao túng Hội đồng Trọng tài.

Phe đối lập Campuchia cũng có thể dùng chính cách lập luận này để tuyên truyền điều tương tự, vu cáo và chụp mũ cho chính Hun Sen lẫn CPP, gây bất ổn cho chính xã hội Campuchia.

Cách phe đối lập Campuchia thường xuyên chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia thông qua sử dụng chiêu ngụy tạo bản đồ tài liệu, tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo lịch sử, đ.ánh tráo khái niệm pháp lý...cũng chính là những gì Trung Quốc đã và đang làm trên Biển Đông.

Trong khi hòa bình, ổn định, trật tự và luật pháp quốc tế được tôn trọng ở Biển Đông là lợi ích chung của khu vực. Còn một khi để xảy ra xung đột đối đầu, thì lợi ích của Campuchia cũng không phải không bị đe dọa.

Bởi vậy thiết nghĩ đảng CPP và cá nhân Thủ tướng Hun Sen nên có cân nhắc kỹ trước khi quyết định ra tuyên bố tẩy chay phán quyết của PCA, bởi t.iền hậu bất nhất trong ứng xử với các cơ quan tài phán quốc tế có thể sẽ là con dao hai lưỡi gây hại cho chính Campuchia khi phe đối lập thấy rõ bản chất vấn đề và cách thức ứng xử của chính phủ Campuchia liên quan đến các tranh chấp pháp lý.

Dễ dãi nhận t.iền Trung Quốc có thể là một cái bẫy

Cảnh báo này đến từ chính các nhà nghiên cứu, nhà quan sát người Campuchia được VOA Khmer phản ánh ngày 31/5 mà người viết xin dẫn lại ở đây để thấy, tiêu đồng t.iền Trung Quốc viện trợ, cho vay hay đầu tư không hề đơn giản.

Cá nhân tôi cho rằng, những cảnh báo này khá khách quan, nguy cơ thì hiện hữu và đã từng được dư luận quốc tế đề cập, mổ xẻ. Nhưng tốt nhất vẫn nên lắng nghe ý kiến này từ chính giới quan sát, học giả Campuchia.

Trung Quốc không gắn hoạt động viện trợ và cho vay với Campuchia vào vấn đề nhân quyền, dân chủ, nhưng lại gắn với các lợi ích địa chính trị, địa quân sự mà Bắc Kinh theo đuổi trên Biển Đông.

Heng Sreang, một nhà nghiên cứu chính trị Campuchia nói với VOA Khmer:"Trung Quốc chủ yếu kết bạn với một số quốc gia ở châu Á, châu Phi và biến các nước này thành con nợ hay con tốt của họ. Rất dễ để Trung Quốc thâm nhập các quốc gia này và khai thác tài nguyên khoáng sản, đầu tư vào các khu đất vàng, xây dựng các con đ.ập để phục vụ cho lợi ích của họ".

Nhà nghiên cứu này cho rằng, tình trạng hạn hán tồi tệ đang diễn ra tại Campuchia có khả năng đẩy đất nước Chùa Tháp vào tình cảnh ngày càng phụ thuộc hơn nữa vào nguồn vốn vay từ Trung Quốc.

Ông than phiền chính phủ Campuchia có thể đặt số phận dân tộc này vào tay Trung Quốc mà không tính đến các tác động trong việc trở thành con nợ của Bắc Kinh.

Kem Ley, một nhà nghiên cứu và vận động chính trị xã hội nói rằng, Campuchia nên tìm cách cân bằng trong các hoạt động đầu tư và cho vay của phương Tây với Trung Quốc.

"Nếu chúng ta gặp ngõ cụt trong quan hệ với Trung Quốc, cuộc khủng hoảng nợ không chỉ làm chúng ta đau khổ mà còn bế tắc về cả chính trị lẫn ngoại giao", ông Kem Ley nói.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Gia đình giàu nhất Vương quốc Anh lĩnh án tù vì đối xử với người giúp việc tệ hơn cả súc vật
10:24:04 22/06/2024
Tổng thư ký NATO ra tuyên bố bất ngờ về vũ khí hạt nhân
09:30:01 22/06/2024
NATO "rục rịch" triển khai vũ khí hạt nhân, Nga phản ứng mạnh
09:16:05 22/06/2024
Phát hiện 8 người c.hết ngạt trong xe tải đông lạnh Trung Quốc
09:35:41 22/06/2024
Politico: Tất cả thành viên NATO nhất trí ông Mark Rutte làm Tổng thư ký tiếp theo
16:45:31 21/06/2024
Lãng phí thực phẩm tiếp tục khiến Nhật Bản thiệt hại hàng nghìn tỷ yen
06:40:58 22/06/2024
Nga b.ắn hạ hơn 100 UAV của Ukraine trong một đêm
19:56:14 21/06/2024
Khám phá Siquijor - Hòn đảo phép thuật ở Philippines
16:59:45 21/06/2024

Tin đang nóng

Diện mạo hiện tại của Hồ Văn Cường thế nào?
06:38:37 23/06/2024
"Người một nhà": Bộ phim "chữa lành" chiếm trọn tình cảm của khán giả
06:28:14 23/06/2024
Đây là lý do Lâm Canh Tân được làm chồng Lưu Diệc Phi ở Câu Chuyện Hoa Hồng, netizen nghe xong không dám cãi nửa lời
06:15:59 23/06/2024
Lúc bệnh nặng, mẹ kế gọi điện bảo tôi về và giao một chiếc hộp có 30 cây vàng, lý do thật sự khiến tôi ngã quỵ
07:41:11 23/06/2024
Sau thị phi mặc đồ ngủ ra sân cùng chồng chủ tịch, Đỗ Mỹ Linh lại vướng tranh cãi khi mặc áo thêu rỗng
07:48:47 23/06/2024
Bộ phim kịch tính nghẹt thở xứng đáng nổi tiếng hơn, nữ chính là "quốc bảo nhan sắc" diễn hay xuất thần
06:16:42 23/06/2024
Vợ chưa cưới của Ronaldo sáng nhất khán đài Euro 2024: Đeo một lúc 8 chiếc nhẫn, trang sức đếm không xuể
07:49:34 23/06/2024
"Anh đi triệt sản rồi thì làm sao tôi có bầu?", câu hét của chị gái khiến tôi lặng người còn anh rể sừng sộ
08:26:47 23/06/2024

Tin mới nhất

Mỹ trấn an Israel trong trường hợp nổ ra chiến tranh toàn diện với Hezbollah

06:41:17 23/06/2024
Kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7/10/2023 khơi mào xung đột nổ ra tại Gaza, các hành động tấn công của Hezbollah nhằm vào Israel vẫn tiếp tục và leo thang trong những tuần gần đây.

Nhật Bản: Máy bay chở 47 hành khách phải hạ cánh khẩn cấp do cháy động cơ

06:38:28 23/06/2024
Japan Airlines đã chuyển hành khách sang 2 chuyến bay khác để tiếp tục hành trình. Chiếc máy bay vẫn đậu tại sân bay Aomori để phục vụ điều tra về nguyên nhân sự cố động cơ.

Tuyến đường sắt giúp Iran thoát khỏi sự cô lập trong thương mại toàn cầu

06:34:05 23/06/2024
Vị chuyên gia đ.ánh giá các nước có thể coi dự án Rasht-Caspian như một tuyến đường vận chuyển quốc tế và có thể được một số quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ quan tâm.

Số người t.ử v.ong trong vụ ngộ độc rượu tại Ấn Độ tiếp tục tăng

06:30:52 23/06/2024
Ngộ độc rượu tự chế dẫn tới t.ử v.ong thường xuyên xảy ra ở Ấn Độ. Chính quyền bang Tamil Nadu cho biết đang xác định những người liên quan đến sản xuất metanol, một loại hóa chất độc hại thường được sử dụng trong công nghiệp.

Hạ viện Séc ủng hộ bỏ phiếu qua đường bưu điện

06:24:51 23/06/2024
Dự luật sửa đổi nhận được sự ủng hộ của 92/168 hạ nghị sĩ có mặt, trong khi có 75 hạ nghị sĩ của ANO và SPD bỏ phiếu chống, 1 nghị sĩ ANO bỏ phiếu trắng. Phiên bỏ phiếu được tiến hành sau các cuộc tranh luận kéo dài tới 96 giờ.

Đức và Trung Quốc đàm phán về thuế quan

06:19:51 23/06/2024
Trung Quốc đã phản đối đề xuất này, cảnh báo về nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại khi các nhà sản xuất ô tô của nước này kêu gọi Bắc Kinh đ.ánh thuế nhập khẩu đối với xe động cơ đốt trong của EU.

Nga phản ứng trước việc Mỹ đóng cửa hai văn phòng trung tâm thị thực của Nga

05:58:04 23/06/2024
Đại sứ Antonov nhấn mạnh động thái của Washington tạo ra gánh nặng lớn hơn nữa cho Moskva bởi thực tế là các văn phòng lãnh sự quán Nga ở Houston và New York đã bị hạn chế về số nhân viên ngoại giao Nga.

Hezbollah cảnh báo tập kích phi quy tắc toàn lãnh thổ Israel

21:18:00 22/06/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên cấp Đối tác chiến lược toàn diện.

Trực thăng Ka-29 của Nga rơi ở Biển Đen nghi bị đồng đội b.ắn nhầm

20:44:38 22/06/2024
Một chiếc trực thăng Ka-29 của Nga được cho bị rơi ở Biển Đen, trong lúc Ukraine triển khai tấn công kết hợp bằng máy bay không người lái (UAV) và xuồng không người lái (USV).

10 ưu tiên của nước Nga

20:29:27 22/06/2024
Để đạt được mục tiêu này, ngân sách của Quỹ Phát triển công nghiệp và khối lượng cho vay của ngân hàng đối với các dự án chủ quyền công nghệ sẽ tăng gần gấp đôi.

Tổng thống Pháp lên tiếng về quyết định bầu cử sớm

18:50:28 22/06/2024
Phát biểu trong chuyến thăm vùng Tây Brittany hôm 18/6 (giờ địa phương), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bảo vệ quyết định tổ chức bầu cử sớm, nhấn mạnh nếu không giải tán quốc hội, mọi chuyện sẽ trở nên hỗn loạn.

Kinh nghiệm đ.ánh thuế đồ uống có đường của các quốc gia trên thế giới

16:54:41 22/06/2024
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang nước ép trái cây và các sản phẩm từ sữa có đường, vốn không nằm trong nhóm chịu thuế nước ngọt. Diễn biến này làm suy yếu một phần lợi ích sức khỏe từ thuế nước ngọt.

Có thể bạn quan tâm

Hai cô em chồng khóc như mưa trong ngày luật sư đến công bố di chúc của mẹ: Cuộc phân chia không ai biết và cũng không ai ngờ tới

Góc tâm tình

08:56:00 23/06/2024
Hai cô em chồng được mẹ bênh nên coi thường tôi ra mặt, nhưng sau khi nghe tiết lộ của luật sư thì bỗng khóc như mưa. Vợ chồng tôi cưới nhau đã 7 năm, có một cậu con trai gần 5 t.uổi.

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 23/6: Bạch Dương trăn trở, Song Ngư thoải mái

Trắc nghiệm

08:55:17 23/06/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 23/6 sẽ có những điều bất ngờ gì? Khám phá tử vi vui tiết lộ cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay.

Đứng bét lại còn bị chê nhảy xấu nhất nhóm, Anh Tú Atus chả có gì ngoài đẹp mã?

Tv show

08:46:45 23/06/2024
Khi tập luyện cùng biên đạo, Anh Tú Atus bộc lộ khuyết điểm vũ đạo. Nam diễn viên thường quên bài, chậm động tác so với các thành viên khác.

Vụ 3 cháu nhỏ tắm biển ở Thanh Hoá: Một người c.hết đ.uối, 2 người mất tích

Tin nổi bật

08:44:34 23/06/2024
T.iền Phong đưa tin, tối 22/6, ông Trương Hùng Thế, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) xác nhận trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ việc 3 người gặp nạn khi đi tắm biển.

Sao nam Vbiz lộ chuyện bí mật ly hôn chỉ vì một bức ảnh dậy sóng MXH

Sao việt

08:39:05 23/06/2024
Thời điểm hình ảnh trong đám cưới được chia sẻ rầm rộ, Long Đẹp Trai bị bao vây bởi lời xì xầm đến từ cộng đồng mạng.

Thu Hà Ceri: Hot girl người Tày đóng phim trăm tỷ, sắc vóc gợi cảm khó tin

Người đẹp

08:37:45 23/06/2024
Gần đây, Thu Hà Ceri có màn lột xác gây chú ý trong các phim điện ảnh. Ngoài đời, cô sở hữu vẻ đẹp trẻ trung và cá tính, được nhận xét giống hot girl Hàn Quốc.

Karik và Thai VG lần đầu bắt tay làm nhạc

Nhạc việt

08:15:44 23/06/2024
MV Nhật Ký Vào Đời mô tả bầu không khí căng thẳng của một đám tang, với tất cả mọi người đều mặc áo đen và mang theo những toan tính riêng.

Ý tưởng lưu trữ, kiểm soát sự bừa bộn của gia đình có t.rẻ e.m

Sáng tạo

08:07:19 23/06/2024
Ở độ t.uổi nghịch ngợm và ham khám phá những điều mới mẻ, thật không tránh khỏi việc trẻ luôn bày bừa lộn xộn, không có tổ chức ở khắp mọi nơi trong nhà.

Mẹ 2 con xứ Hàn chăm da "đỉnh của đỉnh": Trẻ đến nỗi U35 mà bị nhầm là n.ữ s.inh

Làm đẹp

08:02:42 23/06/2024
Hong Young Gi là hot girl sinh năm 1992 người Hàn Quốc. Cô nàng gây ấn tượng bởi gu thời trang biến hóa đa dạng, đặc biệt là visual trẻ trung hơn hẳn t.uổi thật, thậm chí nhiều người còn vui đùa rằng trông bà mẹ 2 con vẫn như n.ữ s.inh cấp...

Có quyết định "đi vào lòng đất" với skin HoL Faker, Riot tiếp tục bị "pressing cực căng"

Mọt game

07:58:05 23/06/2024
Kể từ khi được giới thiệu tới nay, sự kiện Đại Sảnh Danh Vọng vinh danhFakervới các trang phục đi kèm đã trải qua không ít sóng gió .

Chỉ có thể là Ronaldo, thiết lập hàng loạt kỷ lục khó tin tại Euro

Sao thể thao

07:43:47 23/06/2024
Pha kiến tạo thành bàn của Ronaldo trong trận Bồ Đào Nha thắng 3-0 Thổ Nhĩ Kỳ rạng sáng 23/6 đã giúp chân sút 39 viết tiếp một kỷ lục tại Euro 2024.