Phân luồng đào tạo – gấp lên thôi!
Trong Đề án đổi mới toàn diện giáo dục, Bộ GDĐT đã mạnh dạn đưa việc phân luồng sau cấp trung học cơ sở (THCS) nhằm giải quyết tận gốc nạn thất nghiệp hiện đang là nỗi ám ảnh của các tân cử nhân…
Bài học nhãn tiền
Được mệnh danh là tỉnh có truyền thống hiếu học, nhưng cũng chính vì sự hiếu học mà hiện toàn tỉnh Thanh Hoá đang “đọng” lại 25.000 cử nhân tốt nghiệp đại học (ĐH) chưa có việc làm, trong đó có 50 thạc sĩ. “Con số cử nhân thất nghiệp ngày một tăng, ngay cả đối tượng cử tuyển được tỉnh gửi đi đào tạo về giờ cũng chịu chung số phận” – ông Lê Văn Cương – Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính (Sở GDĐT Thanh Hoá) cho biết.
Lê Văn C – cử nhân khoa Giáo dục Quốc phòng (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, em đã tốt nghiệp ĐH 3 năm mà hiện vẫn chưa xin được việc làm. “Hiện em đang làm tạm công nhân tự do. Trường hợp như em thậm chí còn khó xin vào các công ty chính thức vì không có chứng chỉ nghề. Nhiều bạn bè em cũng thất nghiệp, đang làm tạm những công việc không liên quan tới chuyên môn”.
C cũng bày tỏ, giáo viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không thiếu: “Khi học cấp THPT, bọn em chỉ đua nhau vào ĐH mà không để ý nhu cầu nhân lực. Nếu được phân luồng, định hướng rõ hơn, em sẽ chọn ngành học để dễ tìm kiếm việc làm chứ không như hiện nay”.
Thị trường lao động cần nhiều lao động có tay nghề nhưng rất nhiều học sinh không muốn học nghề
Ông Cương khẳng định đây chính là hệ quả của việc phân luồng chưa thành công của ngành giáo dục tỉnh nhà mà hậu quả nghiêm trọng không chỉ dừng lại ở việc sinh viên ra trường không có việc làm mà còn gánh một đống nợ vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội trong quá trình đi học. “Trước đây, để đầu tư cho một sinh viên đi học, mỗi tháng gia đình chi từ 2,5 – 3 triệu đồng. Khoản tiền này nếu nhân với 4 năm ăn học lên đến 200 triệu đồng. Trong số đó, có một khoản không nhỏ vay từ nguồn vốn hỗ trợ học sinh sinh viên. Nhiều em ra trường đã lâu nhưng không thể kiếm được công việc để trả nợ” – ông Cương nói.
Được biết, UBND tỉnh Thanh Hóa hàng năm đều giao chỉ tiêu phân luồng đào tạo cho Sở GDĐT là 70% vào THPT, 30% vào các trường nghề, bổ túc… nhưng năm 2012, tỷ lệ vào THPT vẫn trên 80%. Điển hình như Trường THCS Hoằng Thanh (Hoằng Hóa) đến năm 2013 tỷ lệ phân luồng học sinh vẫn là 82,8% vào THPT.
Phân luồng sớm: Hiệu quả kinh tế cao hơn!
Không chỉ Thanh Hóa, từ nhiều năm nay số học sinh vào THPT của cả nước năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu năm học 2001 – 2002 tỷ lệ này là 89,84% thì năm 2010 – 2011 đã là 98,79%. Năm học 2012 – 2013, sau rất nhiều nỗ lực siết chặt, thi cử, tỷ lệ này đã giảm xuống nhưng vẫn còn ở mức 97,5%. Đây là một sức ép không nhỏ đến kỳ thi ĐH, CĐ hàng năm.
Bộ GDĐT cũng thừa nhận để làm tốt mục tiêu phân luồng cần ít nhất 5 yếu tố: Chương trình hướng nghiệp được triển khai tốt, cơ sở vật chất cho khối trường nghề phải được nâng cao; sự thống nhất quản lý nhà nước, thị trường lao động ổn định và phụ huynh học sinh ủng hộ.
Ông Phạm Như Nghệ – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) cho biết, mỗi năm số chỉ tiêu tuyển sinh vào ĐH, CĐ chỉ chiếm 70% số học sinh tốt nghiệp THPT, nếu cộng cả số đã tốt nghiệp nhưng trượt ĐH, CĐ và con số trượt tốt nghiệp thì hàng năm có khoảng 400.000 học sinh… không biết đi đâu về đâu. “Nếu những học sinh này được giáo dục nghề nghiệp từ sớm thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn rất nhiều” – ông Nghệ nói.
Theo đề án đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục, tới đây, việc phân luồng học sinh sẽ được thực hiện ngay sau cấp THCS (từ lớp 9). Cụ thể, hệ thống trường THPT sẽ gồm các trường THPT cơ bản dành cho những người muốn đi thi ĐH, còn lại là các trường TCCN, trung học nghề dành cho những em tự thấy mình không đủ khả năng học ĐH hoặc muốn đi làm sớm. Ngoài ra, nội dung giáo dục cũng được thiết kế phân hóa dần ở các lớp học trên. Theo đó, số môn học bắt buộc sẽ giảm đi và tăng nội dung các môn học tự chọn. Các trường THCN và trung học nghề cũng có thể chủ động lựa chọn các nghề ở địa phương vào giảng dạy, chủ động cùng các doanh nghiệp, nhà máy… trên địa bàn để liên kết dạy nghề nhằm đạt hiệu quả thực nhất.
Về phía nhà trường thì cần làm tốt công tác hướng nghiệp và vận động phụ huynh cùng tham gia. Theo một số hiệu trưởng trường THPT, điều quan trọng nhất là cần sự hợp tác của phụ huynh, làm cho họ hiểu kết quả của đào tạo – là việc làm, mới là quan trọng nhất, chứ không phải là học ở đâu cho “oai” cho “oách”…
Ông Lê Văn Cương Sở GDĐT Thanh Hóa: “Vẫn có một bộ phận nhỏ các trường THPT không muốn phân luồng, bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hoạt động của nhà trường: Thừa giáo viên, lãng phí hệ thống cơ sở vật chất…”.
Ông Nguyễn Văn Phương – Hiệu trưởng Trường THCS Hoằng Thanh (Hoằng Hóa): “Việc phân luồng hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của phụ huynh và học sinh. Thay đổi họ không hề dễ. Hầu hết gia đình vẫn có tâm lý cứ cho con đi thi ĐH, đậu thì học, không đậu thì thôi”.
Theo TNO
Lời giải nào cho bài toán "liên thông"?
Quy định mới về đào tạo liên thông lên ĐH vừa được Bộ GD&ĐT ban hành đang nhận được khá nhiều sự quan tâm từ dư luận. Một số ý kiến cho rằng, nên phân luồng đào tạo sớm học sinh ngay sau khi tốt nghiệp THCS để tiết kiệm thời gian và công sức, theo đó định hướng cho các em vào hệ Trung cấp chuyên nghiệp, nếu đã xác định học "liên thông".
Từ chuyện xiết chặt đào tạo liên thông...
Theo quy định mới ban hành của Bộ GD&ĐT về đào tạo liên thông lên Đại học, người có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), Trung cấp nghề, CĐ, CĐ nghề muốn học liên thông lên CĐ, ĐH phải đủ điều kiện là tốt nghiệp sau 3 năm mới được thi tuyển liên thông. Trường hợp ngược lại, sinh viên sẽ phải thi các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của ngành mình đăng ký học liên thông trong kỳ thi CĐ, ĐH của Bộ.
Trường Trung cấp Đa ngành Vạn Xuân tư vấn hướng nghiệp cho các học sinh phổ thông
Ngay khi công bố, quy định này đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối, đặc biệt từ sinh viên đang theo học các trường Trung cấp, CĐ. Phần đông trong số họ cho rằng, nếu làm vậy, vô hình chung, thời gian học tập tại trường Trung cấp hay CĐ sẽ bị bỏ phí. Không kể đến, khoảng thời gian cách quãng 3 năm có thể làm nhiều người nản chí và từ bỏ giấc mơ ĐH của mình.
"Tôi nghĩ thời gian 36 tháng của quy định là quá lâu. Với khoảng thời gian đó, nếu tìm được việc làm phù hợp thì không chắc là sinh viên có động lực để quay lại học tiếp ĐH hay không?", bạn Trần Công Khải, sinh viên một trường CĐ tại Hà Nội băn khoăn.
Tuy nhiên, theo Bộ GD&ĐT, do trước đây, quy định không chặt chẽ, nên việc học liên thông tràn lan, số lượng người học lên CĐ, ĐH qua đường này quá lớn. Nay, học sinh phải thi tuyển sinh bình thường. Quy định mới này nhằm nâng cao chất lượng đầu vào của các trường, tránh tình trạng học sinh có học lực yếu đi đường vòng qua "liên thông" để có bằng ĐH, còn các trường thì tranh thủ kiếm tiền từ nhu cầu của người học. Với việc siết chặt cả đầu vào lẫn đầu ra trong thời gian tới, đào tạo liên thông có thể thu hút sự lựa chọn của ít người học nhưng là việc cần làm, để cải thiện chất lượng đầu ra. Đây là điểm có lợi cho người học.
... đến giải pháp "nhảy cóc" qua THPT, liên thông lên ĐH
Thay vì phải học 3 năm ở cấp THPT, nhiều bạn trẻ ngay sau khi tốt nghiệp THCS có thể lựa chọn đăng ký học ngành mà mình yêu thích theo hệ Trung cấp chuyên nghiệp với thời gian tương tự, nếu đã xác định học "liên thông". Sau khi tốt nghiệp TCCN, sinh viên sẽ có khoảng thời gian đi làm thực tế trong 3 năm, trước khi thi tuyển liên thông lên ĐH hay CĐ (dự thi 3 môn: một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề).
Nếu quy chiếu theo quy định mới ban hành của Bộ GD&ĐT, cách học liên thông này sẽ giảm tối đa thời gian là 3 năm cho sinh viên so với cách thông thường (vào học Trung cấp hoặc CĐ sau khi đã tốt nghiệp THPT).
Ông Nguyễn Quang Trung - Phó hiệu trưởng trường Trung cấp Đa ngành Vạn Xuân (Hà Nội) đánh giá, quy định của Bộ GD&ĐT thắt chặt hơn việc liên thông lên CĐ, ĐH sẽ tác động khá nhiều đến quyết định của các em học sinh trong việc chọn hướng theo đuổi nghề nghiệp tương lai. Qua đó, phân luồng hiệu quả số lượng học sinh mong muốn dự tuyển vào hệ Trung cấp chuyên nghiệp ngay sau khi tốt nghiệp THCS, thay vì học tiếp lên cấp THPT.
"Với hệ Trung cấp chuyên nghiệp 3 năm, các em không chỉ có đủ thời gian tích lũy kinh nghiệm đi làm, mà còn đáp ứng được yêu cầu của Bộ GD đối với hình thức thi tuyển liên thông mới, trong khi tổng thời gian để hoàn thành chương trình học và nhận bằng ĐH vẫn không đổi so với trước", ông Trung giải thích thêm.
Trường Trung cấp Đa ngành Vạn Xuân tổ chức ngày hội việc làm kết nối Doanh nghiệp - học sinh
Qua tìm hiểu, trường Trung cấp Đa ngành Vạn Xuân là một trong những trường Trung cấp chuyên nghiệp đầu tiên ở Hà Nội được Sở GD thành phố cấp phép đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp 3 năm (dành cho đối tượng tuyển sinh THCS) từ nhiều năm nay với số lượng chỉ tiêu thuộc loại nhiều nhất. Hàng năm, số lượng tuyển sinh của trường theo hệ Trung cấp chuyên nghiệp 3 năm chiếm khoảng 55%, hệ Trung cấp chuyên nghiệp 2 năm chiếm khoảng 45%.
Bên cạnh đó, trường cũng đang làm khá tốt công tác hỗ trợ cho các sinh viên của mình được học liên thông từ Trung cấp lên ĐH hay CĐ với các trường ĐH nổi tiếng như Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, ĐH Điện lực, ĐH Bách khoa, ĐH Tài nguyên Môi trường...
Khánh Hưng (Nguồn: vxc.vn)
Không khó phân luồng học sinh Trở ngại "phân luồng" học sinh xuất phát từ tâm lý nặng nề học cốt để đi thi, chạy theo mảnh bằng đại học. Mổ xẻ rào cản phân luồng học sinh, nhiều nhà khoa học của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Hà Nội cho hay, đây là câu chuyện khó, khi hệ thống giáo dục đi từ phổ thông,...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê
Hậu trường phim
23:49:44 23/02/2025
Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo
Sao việt
23:44:47 23/02/2025
Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch
Thế giới
23:43:14 23/02/2025
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'
Pháp luật
23:40:11 23/02/2025
Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời
Sao châu á
23:35:14 23/02/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng
Phim việt
23:32:17 23/02/2025
Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người
Tin nổi bật
23:12:09 23/02/2025
Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie
Nhạc quốc tế
22:45:27 23/02/2025
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ
Netizen
22:30:20 23/02/2025
Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar
Sao âu mỹ
21:48:11 23/02/2025