Phần Lan: Phương Tây thực sự đã mệt mỏi vì chiến sự ở Ukraine
Nhà ngoại giao hàng đầu Phần Lan nói về tâm lý mệt mỏi trong khối phương Tây sau hơn 2 năm hỗ trợ Ukraine đối phó với Nga.
Binh sĩ Ukraine nạp đạn pháo (Ảnh: Reuters).
Các nước phương Tây đã mệt mỏi sau hơn 2 năm ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến với Nga và ngày càng hy vọng vào kịch bản xung đột có thể được giải quyết, Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Elina Valtonen cho biết.
“Điều đó là có thật. Và ngày càng như vậy”, Financial Times nhấn mạnh, trích dẫn nhận xét của bà Valtonen về tâm lý mệt mỏi của phương Tây đối với cuộc chiến Ukraine.
Ngoài ra, nhà ngoại giao của quốc gia NATO cho rằng cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông đã chuyển hướng cả sự chú ý và nguồn lực viện trợ khỏi Ukraine.
Video đang HOT
“Có sự ủng hộ dành cho Ukraine, nhưng như thế nào mới là đủ? Đó là câu hỏi. Khá nhiều quốc gia nghĩ đến điều đó, đặc biệt là khi cuộc chiến ở Trung Đông đang có nguy cơ bùng phát. Sẽ rất tốt nếu chúng ta tìm ra được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine”, bà nói thêm.
Chiến sự Nga – Ukraine còn vài tháng nữa sẽ bước sang năm thứ 3 nhưng tới nay hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung để đàm phán khép lại xung đột.
Cho đến nay, Kiev vẫn tiếp tục nhấn mạnh “công thức hòa bình” của Tổng thống Volodymyr Zelensky để làm cơ sở cho việc giải quyết xung đột với Nga. Đây là một danh sách gồm 10 điểm, trong đó có điều khoản yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine.
Nga đã bác bỏ mọi cuộc thảo luận về công thức hòa bình mà Moscow cho là vô ích và vô nghĩa. Vào tháng 6, Tổng thống Vladimir Putin đã nêu ra một loạt điều kiện cho lệnh ngừng bắn với Ukraine, bao gồm việc công nhận các yêu cầu của Nga đối với một số vùng lãnh thổ nhất định, phi phát xít hóa Kiev và từ chối có ràng buộc pháp lý đối với tư cách thành viên NATO của Ukraine.
Phát biểu hôm 11/10 nhân chuyến thăm tới Đức, Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine đã có kế hoạch giành chiến thắng trong cuộc chiến với Nga, bày tỏ hy vọng rằng xung đột sẽ kết thúc “muộn nhất là vào năm sau, 2025″.
“Hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, Ukraine muốn một kết thúc công bằng và nhanh chóng cho cuộc chiến này. Cuộc chiến đang phá hủy đất nước chúng tôi, cướp đi sinh mạng của người dân chúng tôi”, ông Zelensky nói thêm.
Ông Zelensky đã và đang tìm kiếm viện trợ quân sự và tài chính mới từ các đồng minh châu Âu trong bối cảnh lo ngại về sự ủng hộ giảm sút nếu cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng tới.
Cuối tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov thừa nhận, Kiev gần như hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ quân sự của phương Tây để tiếp tục chiến đấu với Nga.
“Chúng tôi giải quyết vấn đề vũ khí và thiết bị quân sự với các đồng nghiệp từ Mỹ, châu Âu, Nhóm Hỗ trợ An ninh – Ukraine, Trung tâm Điều phối Nhà tài trợ Quốc tế… Đây là các hợp đồng mua sắm và hậu cần. Chúng tôi phụ thuộc hơn 80% vào các đối tác”, ông cho biết.
Tiết lộ của ông Umerov về mức độ phụ thuộc của Ukraine vào viện trợ quân sự phương Tây được đưa ra sau khi ông Zelensky nhiều lần chỉ trích các đối tác NATO vì không cung cấp tất cả những vũ khí mà Kiev cần để đối phó với Nga. Ông cũng đổ lỗi cho việc phương Tây chậm trễ bàn giao viện trợ khiến Ukraine tổn thất lớn.
Nước thành viên mới của NATO ủng hộ quan điểm của Pháp về Ukraine
Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen nói, Helsinki đồng ý với Paris rằng tất cả các lựa chọn phải được đặt trên bàn để hỗ trợ nỗ lực chống lại Nga của Ukraine.
Ngoại trưởng Phần Lan. Ảnh: RT
Tuy nhiên, vào thời điểm này, Phần Lan không sẵn sàng điều quân tới Ukraine hay thảo luận về một khả năng như vậy, hãng tin RT dẫn lời bà Elina Valtonen nói.
Hồi tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi sau khi cho rằng khối quân sự do Mỹ đứng đầu không thể loại trừ khả năng cử binh sĩ NATO tới giúp Ukraine. Một số quốc gia thành viên NATO, đã mau chóng bác bỏ ý tưởng của ông Macron và khẳng định sẽ không đưa quân tới Ukraine.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Phần Lan ngày 15/3 lập luận rằng theo giả thuyết, mọi điều đều có thể xảy ra nếu tình hình thực tế xấu đi. "Điều quan trọng là chúng tôi không loại trừ mọi khả năng về lâu dài vì chúng tôi không bao giờ biết được tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng đến mức nào", bà Valtonen nói.
Theo nhà ngoại giao này, trong lúc đó, các nhà tài trợ của Kiev có thể làm được nhiều hơn thế, cụ thể là trang bị vũ khí cho lực lượng của mình. Bà Valtonen chỉ trích Mỹ vì trì hoãn viện trợ mới cho Ukraine. Kể từ khi gia nhập NATO, Phần Lan đã vượt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng của khối, trong đó hơn 0,6% cho riêng Ukraine.
Phần Lan có chung đường biên giới dài 1.300km với Nga và Moscow lập luận rằng việc Phần Lan gia nhập NATO đã đe dọa chứ không đảm bảo an ninh cho Phần Lan.
Sau khi Phần Lan trở thành thành viên NATO vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố thành lập một quân khu mới giáp với quốc gia Bắc Âu này. Người đứng đầu nước Nga tuyên bố trước khi Phần Lan gia nhập NATO rằng "không có rắc rối nào" song khi Phần Lan thành một phần của NATO, ông Putin cho hay "bây giờ sẽ có".
Lý do đạn pháo Ấn Độ vẫn đến được chiến trường Ukraine Mặc dù Ấn Độ chính thức tuyên bố không tham gia vào việc cung cấp đạn dược cho Ukraine, một số nước châu Âu, như Italy và CH Séc, vẫn thường xuyên vận chuyển đạn pháo của Ấn Độ đến Ukraine. Nhu cầu đạn pháo của Ukraine tăng vọt do cuộc xung đột kéo dài với Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng Reuters mới đây...