Phận giáo viên hợp đồng: Hà Nam được “mở lối”, Hà Nội sẽ ra sao?
Mới đây, sau khi giáo viên hợp đồng tại huyện Duy Tiên bày tỏ nỗi hoang mang vì bị loại khỏi danh sách đặc cách chỉ trong vài ngày bởi những lý do “trên trời”, UBND tỉnh Hà Nam đã kịp thời điều chỉnh, chỉ đạo phù hợp thực tiễn. Trong khi đó, hàng trăm giáo viên hợp đồng Hà Nội vẫn nơm nớp về số phận nghề giáo.
“Cứu cánh” cho giáo viên Hà Nam
Vừa qua, tất cả giáo viên tại huyện Duy Tiên (Hà Nam) từ diện được đặc cách đã bị loại bỏ khỏi danh sách đặc cách chỉ trong vài ngày bởi những lý do “trên trời”.
Theo đó, khoảng trên dưới 100 giáo viên tại huyện Duy Tiên đã từng vui mừng khi nhận được thông tin về việc tuyển dụng đặc cách, nhưng ngày vui “ngắn chẳng tày gang”.
Ngày 29/11, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành kế hoạch số 3598 về kế hoạch tuyển dụng giáo viên, trong đó đưa thêm một số điều kiện xét đặc cách giáo viên. Với điều kiện này, những giáo viên ký hợp đồng trong năm học 2018-2019 sẽ không được đặc cách do năm học này UBND huyện Duy Tiên ký hợp đồng với giáo viên khi năm học đã bắt đầu được 1 tháng.
Với những điều kiện theo kế hoạch số 3598, toàn bộ giáo viên mầm non dạy hợp đồng tại huyện Duy Tiên không được xét đặc cách vì hợp đồng của họ do Hiệu trưởng ký.
Tuy nhiên, ngày 20/12, UBND tỉnh Hà Nam đã có công văn điều chỉnh, chỉ đạo kịp thời để tạo điều kiện cho những giáo viên hợp đồng đã cống hiến nhiều năm qua.
Thực hiện công văn 5379/BNV-CCVC ngày 5/11/2019 của bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động từ năm 2015 trở về trước.
Ngày 29/11/2019, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành kế hoạch số 3598 về việc tổ chức tuyển dụng giáo viên THPT hạng III, giáo viên THCS hạng III, giáo viên tiểu học hạng IV, giáo viên mầm non hạng IV năm 2019 thuộc UBND các huyện, thành phố; UBND các huyện, thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
Câu chuyện giáo viên hợp đồng đứng trước nguy cơ thất nghiệp suốt nhiều tháng qua vẫn đang được dư luận quan tâm.
Về tuyển dụng đặc cách giáo viên: Do thực trạng đối tượng hợp đồng lao dộng làm giáo viên ở các huyện, thành phố có nhiều hình thức khác nhau nên trong quá trình triển khai thực hiện ở các địa phương phát sinh những vướng mắc. Sau khi xem xét đề nghị của sở Nội vụ, sở GD&ĐT, UBND các huyện, thành phố, UBND tỉnh Hà Nam đã có ý kiến chỉ đạo cụ thể.
Theo đó, về thẩm quyền ký hợp đồng giáo viên: Do Chủ tịch UBND huyện, thành phố ký theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Hà Nam (trường hợp hợp đồng giáo viên do Hiệu trưởng các nhà trường ký phải trong danh sách được Chủ tịch UBND huyện, thành phố phê duyệt).
Về thời hạn hợp đồng: Phải đảm bảo nội dung theo kế hoạch số 3598 ký ngày 29/11/2019 của UBND tỉnh.
Đối với năm học 2017-2018, không tính thời gian chấm dứt hợp dồng để xét tuyển giáo viên THCS hạng III, giáo viên tiểu học hạng IV, giáo viên mầm non hạng IV năm 2017 (nội dung này do UBND các huyện, thành phố quyết định theo tình hình thực tế của địa phương).
Video đang HOT
Năm học 2018-2019, UBND tỉnh ban hành công văn 2598 ngày 12/9/2018 về hợp đồng giáo viên năm học 2018-2019, do vậy trường hợp UBND các huyện, thành phố ký hợp đồng với giáo viên từ ngày 01/10/2018 đến hết năm học được tính đủ năm học.
Trường hợp giáo viên hợp đồng đúng vị trí việc làm (theo môn học) từ đơn vị này chuyển sang hợp đồng ở đơn vị khác (từ huyện, thành phố này sang huyện, thành phố khác đối với các môn học, tiểu học sang THCS, THCS sang THPT hoặc ngược lại đối với các môn Ngoại ngữ, Tin học, Thể dục, Âm nhạc) nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại vị trí đang hợp đồng, UBND các huyện, thành phố xem xét đưa vào diện tuyển dụng đặc cách.
Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội: Đối với giáo viên đáp ứng đủ điều kiện về thời gian hợp đồng, nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội có ngắt quãng, UBND các huyện, thành phố chủ động xem xét, quyết định việc tuyển dụng đặc cách.
Về thời gian tổ chức thực hiện: Để có thêm thời gian rà soát, thực hiện việc tuyển dụng đặc cách, UBND tỉnh điều chỉnh thời gian thực hiện trong kế hoạch số 3598 như sau:
Thời gian tuyển dụng đặc cách: UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyển dụng đặc cách, báo cáo kết quả tuyển dụng đặc cách, đồng thời đề xuất số lượng giáo viên xét tuyển theo trình tự gửi sở Nội vụ thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê chuẩn, thời gian trước ngày 26/12/2019.
Sau khi có kết quả phê chuẩn, UBND các huyện, thành phố thông báo công khai kết quả tuyển dụng đặc cách, dự kiến phương án xếp lương gửi sở Nội vụ thẩm định; kỳ hợp đồng làm việc của giáo viên trúng tuyển theo quy định.
Thời gian xét tuyển theo trình tự: Từ ngày 07/12/2019 đến ngày 14/1/2020, UBND các huyện, thành phố phát hành hồ sơ và thu hồ sơ xét tuyển.
Ngày 15/1/2020 đến ngày 20/1/2020, UBND các huyện, thành phố thành lập hội đồng xét tuyển, kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển, xác định người đủ điều kiện dự xét tuyển vòng 2; thông báo công khai để người dự tuyển biết.
Ngày 04/2/2020, ban ra đề thực hành của sở GD&ĐT bắt đầu làm việc (ban ra đề thực hành làm việc tại địa điểm cách ly có giám sát của Công an tỉnh).
Ngày 07/2/2020, hội đồng xét tuyển các huyện, thành phố gửi biểu tổng hợp số lượng người dự tuyển ở từng môn học, theo từng phòng kiểm tra thực hành về ban ra đề thực hành của sở GD&ĐT để bố trí thực hành đến từng người dự tuyển.
Từ 8h sáng ngày 9/2/2020, hội đồng xét tuyển các huyện, thành phố bắt đầu tổ chức kiểm tra thực hành đối với người dự xét tuyển.
Căn cứ thời gian trên, UBND các huyện, thành xây dựng thời gian làm việc của hội đồng xét tuyển thông báo công khai để người dự tuyển biết và thực hiện.
UBND các huyện, thành phố căn cứ tình hình thực tế của địa phương triển khai, rà soát quyết định số giáo viên hợp đồng đủ điều kiện tuyển dụng đặc cách, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, căn cứ nhu cầu tuyển dụng giáo viên, số lượng giáo viên được tuyển dụng đặc cách, đề xuất UBND tỉnh số lượng giáo viên cần tuyển dụng theo trình tự của Nghị định số 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên và nhân dân trên địa bàn hiểu rõ về chủ trương tuyển dụng giáo viên của UBND tỉnh Hà Nam, ổn định tình hình của địa phương.
Sở GD&ĐT hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh việc sử dụng các loại văn bằng, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ; đồng thời khẩn trường xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên THPT hạng III, năm học 2019-2020, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, UBND các huyện, thành phố phản ánh về sở Nội vụ, sở GD&ĐT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết.
Giáo viên hợp đồng Hà Nội vẫn nơm nớp
Trong khi giáo viên hợp đồng tại huyện Duy Tiên (Hà Nam) đã được UBND tỉnh “mở lối” tạo điều kiện, hàng trăm giáo viên hợp dồng tại nhiều huyện, thị xã của Hà Nội vẫn đang trong trạng thái nơm nớp lo sợ.
Thầy giáo Nguyễn Viết Tiến, nguyên giáo viên hợp đồng tại một trường THCS trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bày tỏ: “Trong khi Hà Nam đã có “hướng mở” cho giáo viên hợp đồng, vậy Hà Nội thì sao?
Liệu nơi giáo viên hợp đồng đã “mở màn” đấu tranh đầu tiên có được một “cái kết có hậu” hay không?”.
Thầy Tiến cũng trải lòng: “Gần 20 năm cống hiến, chế độ đãi ngộ cũng chẳng được là bao, chúng tôi vẫn gắn bó chỉ vì yêu nghề mến trẻ, vậy mà, hiện tại bị chấm dứt hợp đồng để đi thỉnh giảng. Còn hàng trăm giáo viên như tôi tại các huyện, thị xã khác cũng đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp, sau biết bao cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo biết bao lớp học sinh giỏi… Quả thực, quá đỗi xót xa…”.
Thầy Nguyễn Viết Tiến vẫn luôn mong mỏi Hà Nội sẽ có những cơ chế riêng giúp giáo viên hợp đồng không bị thiệt thòi.
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên tại hai huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức (Hà Nội) cũng đang băn khoăn về việc không được đóng bảo hiểm xã hội suốt bao năm ký hợp đồng. Mà đây lại là điều kiện cần thiết trong những tiêu chí xét tuyển đặc cách.
Cô giao Q.T.H., môt giao viên tiêu hoc đa co hơn 6 năm giang day giãi bày: “Tôi đã công tac 2 năm ơ huyên My Đưc, sau đo, năm 2016, tôi lâp gia đinh nên chuyên công tac sang huyên Ưng Hoa. Sau khi biết những tiêu chuẩn để xét đặc cách, tôi không ngừng băn khoăn, vi ca hai huyên My Đưc va Ưng Hoa đêu không đong bao hiêm… Năm 2018, huyên Ưng Hoa cung co đê xuât đong bao hiêm, trương tôi mơi đưa ra đê xuât nhưng chưa thưc hiên”.
“Tôi cung thây co sư thiêt thoi. Như nhưng ban be cung khoa tôt nghiêp vơi tôi, hiên đang day ơ Chương My, Thanh Oai, Ha Đông,… đêu noi răng đươc trich lương đong bao hiêm ngay tư khi băt đâu ky hơp đông luc mơi ra trương…
Hiện giờ, giáo viên hợp đồng tại Hà Nam đã được tạo điều kiện hơn như vậy, chúng tôi cũng đang mong mỏi, Hà Nội sẽ có những thay đổi, điều chỉnh để hàng trăm giáo viên như chúng tôi không phải chịu thiệt thòi”, cô giáo Q.T.H. cho biết.
Theo Người Đưa Tin
Tạm dừng chấm dứt hợp đồng với giáo viên để chờ xét đặc cách
UBND huyện Sóc Sơn vừa có văn bản chỉ đạo tạm dừng chấm dứt hợp đồng, sắp xếp lại lịch giảng dạy để giáo viên tiếp tục công tác trong thời gian chờ chỉ đạo của cấp trên về việc xét tuyển đặc cách.
Công văn do Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh ký ngày 20/12 gửi tới Hiệu trưởng các trường Tiểu học và THCS công lập trên địa bàn huyện.
Công văn nêu, ngày 5/11/2019, UBND huyện đã ban hành thông báo số 5134 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với những giáo viên hợp đồng không xác định thời hạn đang công tác tại các trường Tiểu học,THCS công lập trên địa bàn huyện từ ngày 1/1/2020.
Tuy nhiên, cũng trong ngày 5/11/2019, Bộ Nội vụ có văn bản số 5378 về việc tuyển dụng đặc cách với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước. UBND huyện đang thống kê, tổng hợp danh sách giáo viên hợp đồng lao động.
Vì vậy, UBND huyện Sóc Sơn yêu cầu Hiệu trưởng các trường Tiểu học,THCS công lập trên địa bàn tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng lao động với giáo viên theo văn bản 5134 đã ban hành trước đó.
Đồng thời, lãnh đạo các trường phải sắp xếp lịch giảng dạy để giáo viên tiếp tục công tác trong thời gian chờ ý kiến chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội và UBND huyện.
Sóc Sơn tạm dừng chấm dứt hợp đồng với giáo viên để chờ xét đặc cách.
Trước đó, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua việc dành 2.692 biên chế để bố trí cho giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách. Trong số các điều kiện xét đặc cách có yêu cầu giáo viên vẫn đang ký hợp đồng tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập; Có thời gian ký hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 31/5/2015.
Tuy nhiên, hàng trăm giáo viên hợp đồng tại Hà Nội hoang mang vì lý do họ đã bị chấm dứt hợp đồng trước khi chờ đến ngày được xét đặc cách vào biên chế.
Cụ thể, hơn 300 giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức không đạt tiêu chí đóng bảo hiểm xã hội khi họ không được UBND huyện đóng bảo hiểm trong suốt nhiều năm liền.
Ở thị xã Sơn Tây, đã có 57 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng.
Tại Ba Vì, 208 giáo viên Tiểu học và THCS cũng đã bị huyện đơn phương chấm dứt hợp đồng trước khi chờ đến ngày được xét đặc cách.
Tại Sóc Sơn, 256 giáo viên hợp đồng cũng đang lo lắng vì đã nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ 1/1/2020.
Thầy Nguyễn Viết Tiến, giáo viên hợp đồng tại thị xã Sơn Tây vừa qua đã nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng sau 17 năm đứng trên bục giảng. Thầy lo lắng: "Chúng tôi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trong khi bản thân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nếu dựa vào tiêu chí "giáo viên phải đang giảng dạy hợp đồng tại các trường công lập" mới được xét đặc cách thì chúng tôi không đạt. Như thế là quá thiệt thòi và bất công".
Theo Vietnamnet
Hơn 400 giáo viên hợp đồng của Nghệ An đang chờ được đặc cách Việc tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng là chủ trương vừa được Bộ Nội vụ đưa ra. Nhưng xét trong điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn. Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến thời điểm này toàn tỉnh đang còn hơn 700 cán bộ, nhân viên, giáo viên thuộc ngành giáo dục đang thuộc diện...