Phản đối Mỹ áp thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay cho rằng việc Bộ Thương Mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại, quan hệ giữa hai nước.
Ngày 27/09/2014, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Việc Bộ Thương Mại Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam là không công bằng, đi ngược lại tinh thần tự do thương mại cũng như quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước, không phù hợp với quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Chúng tôi khẳng định các công ty Việt Nam không bán phá giá mặt hàng tôm vào thị trường Hoa Kỳ, không gây thiệt hại và đe dọa thiệt hại vật chất cho ngành công nghiệp tôm Hoa Kỳ.
Chúng tôi cho rằng các hoạt động thương mại giữa hai nước cần được xem xét một cách khách quan, công bằng, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người nuôi trông, sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam cũng như lợi ích của người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối tôm Hoa Kỳ”.
PV
Video đang HOT
Theo dantri
Ông Tập chìa cành oliu "một quốc gia, hai chế độ" với Đài Loan
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất công thức "một quốc gia, hai chế độ" với Đài Loan và cho rằng tái thống nhất Đại lục và Đài Loan là nhằm chấm dứt phản kháng chính trị chứ không chỉ xây dựng lại lãnh thổ và chủ quyền.
Ông Tập Cận Bình (phải) trong cuộc gặp Chủ tịch Tân Đảng của Đài Loan Yok Mu-ming.
Bình luận của lãnh đạo Trung Quốc được đưa ra đối với phái đoàn ủng hộ tái thống nhất đến từ Đài Loan và được báo chí nhà nước Trung Quốc đăng tải vào ngày hôm qua 26/9.
"Tái thống nhất một cách hòa bình và một quốc gia, hai chế độ là nguyên tắc chỉ dẫn của chúng ta trong giải quyết vấn đề Đài Loan" và là "cách tốt nhất để hiện thực hóa tái thống nhất dân tộc", ông Tập cho biết trong cuộc gặp với phái đoàn do chủ tịch Tân Đảng, ủng hộ tái thống nhất, Yok Mu-ming.
Đây được cho là lần đầu tiên ông Tập công khai đề xuất công thức "một quốc gia, hai chế độ" đối với Đài Loan kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.
Bắc Kinh đã áp dụng "công thức" trên với Hồng Kông và đây cũng là điều Trung Quốc muốn thực hiện kể từ khi lãnh đạo Đặng Tiểu Bình lần đầu đưa ra ý tưởng vào những năm 1980.
Tuy nhiên, theo tờ Want China Times của Đài Loan, phần lớn người dân Đài Loan không ủng hộ ý tưởng tái thống nhất với Bắc Kinh hay các "công thức" như "một quốc gia, hai chế độ".
Ông Tập cho rằng khi áp dụng "công thức" sẽ "xem xét kỹ lưỡng tình hình thực tế ở Đài Loan và lắng nghe các ý kiến, gợi ý từ cả hai bờ eo biển Đài Loan, cũng như sẽ là một sắp xếp được dựa trên lợi ích của những người yêu chuộng Đài Loan".
Không tha thứ cho kẻ chủ trương ly khai
Ông Tập cũng nhấn mạnh với những vấn đề lớn liên quan đến tái thống nhất và phát triển lâu dài của người Trung Quốc, "quan điểm của chúng tôi là vững chắc và sẽ không có thỏa hiệp hay dao động". Sự thật hai bờ eo biển thuộc về cùng một Trung Quốc "không bao giờ thay đổi và sẽ không bao giờ thay đổi" - ông tuyên bố.
Ông Tập cũng tuyên bố "những kẻ chủ trương ly khai sẽ không được tha thứ" và lịch sử đã và sẽ chứng minh độc lập của Đài Loan sẽ không thành công.
"Thống nhất dân tộc mà chúng tôi ủng hộ không chỉ là thống nhất về hình thức, mà điều quan trọng hơn, là kết nối về tâm hồn giữa hai bên", báo chí nhà nước dẫn lời ông Tập cho hay.
Tờ Want China Times cho biết sau cuộc gặp với ông Tập, ông Yok đã không đưa ra quan điểm về bình luận của ông Tập và cho biết ông Tập không đề cập đến cuộc gặp có khả năng diễn ra với lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu hay cuộc bầu cử ở Đài Loan vào ngày 29/11 tới.
Ông Mã đã hi vọng sẽ gặp ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo APEC ở Bắc Kinh vào tháng 11 tới.
Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã bị chia cắt sau khi lực lượng của Tưởng Giới Thạch bị đánh bại và chạy tới hòn đảo này vào cuối cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1949. Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn và chưa bao giờ loại bỏ khả năng dùng vũ lực để tái thống nhất.
Mặc dù quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan đã cải thiện đáng kể từ khi ông Mã Anh Cửu, một người theo chủ trương thân thiện với Trung Quốc Đại lục, lên nắm quyền ở Đài Loan vào năm 2008, với hàng loạt thỏa thuận thương mại và du lịch được ký kết. Tuy nhiên chưa có tiến bộ nào đạt được trong hòa giải chính trị và giảm sự nghi kỵ về quân sự giữa hai bên.
Trung Anh
Theo Dantri/AP, SCMP
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nói về "Ngày Việt Nam tại Hà Lan" Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn về "Ngày Việt Nam tại Hà Lan", trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tới Hà Lan và Phần Lan từ 22-26/9. Thủ tướng Mark Rutte đón Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Đoàn công tác Chính phủ Việt Nam sang thăm và làm...