Tân Đại sứ Anh: Hợp tác quốc phòng với VN là một trọng tâm ưu tiên
Tại cuộc trao đổi với báo giới, Tân đại sứ Vương quốc Anh Giles Lever nêu rõ, cùng với thương mại, đầu tư, giáo dục-đào tạo…hợp tác về quốc phòng và an ninh sẽ là trọng tâm ưu tiên trong nhiệm kỳ của ông tại Việt Nam.
Sáng 23/9, Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Hà Nội đã tổ chức buổi họp báo gặp gỡ với tân Đại sứ Giles Lever nhân dịp ông nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Xin Đại sứ cho biết ưu tiên quan trọng của ông trong nhiệm kỳ của mình tại Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước?
Quan hệ đối tác chiến lược Việt-Anh dựa trên trong 7 trọng tâm, trong đó có chính trị, thương mại và đầu tư, phát triển kinh tế xã hội bền vững, giáo dục và đào tạo, quân sự và hợp tác về an ninh, khoa học và công nghệ.
Trong nhiệm kỳ của tôi tại Việt Nam lần này, thương mại và đầu tư trước tiên sẽ là ưu tiên chính. Như các bạn biết, từ năm 2010, quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển mạnh. Năm 2013, kim ngạch thương mại giữa 2 nước đạt khoảng 4,27 tỷ USD, tăng 19,48% so với năm 2012, trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Anh nhiều hơn.
Nhiệm vụ của tôi trong nhiệm kỳ này là khuyến khích các công ty Anh đến Việt Nam và tạo các điều kiện thuận lợi cho họ đầu tư vào đất nước các bạn. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp với chính phủ Việt Nam để cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.
Ưu tiên thứ hai là vấn đề giáo dục và đào tạo, vốn được coi là cầu nối giữa hai nước khi ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam đến Anh du học. Uớc tính có khoảng 7.000 học sinh, sinh viên Việt Nam đến Anh để học tập và nghiên cứu.
Lĩnh vực ưu tiên thứ 4 là các vấn đề toàn cầu và các vấn đề hai bên cùng quan tâm, như biến đổi khí hậu, sự đóng góp của Việt Nam trong vấn đề giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc, vấn đề buôn bán động vật hoang dã trái phép…
Video đang HOT
Tân đại sứ Vương quốc Anh Giles Lever tại cuộc trao đổi với báo chí (Ảnh N.Hằng)
Liệu trong kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Vương quốc Anh có ưu tiên cho hợp tác quốc phòng nói chung và hải quân nói riêng không?
Quốc phòng và an ninh là một trong những lĩnh vực ưu tiên trọng tâm của tôi trong nhiệm kỳ làm đại sứ tại Việt Nam. Năm ngoái, chúng tôi đã có một quyết định mang tính lịch sử là thiết lập tùy viên quân sự chính thức tại Việt Nam. Có rất nhiều lĩnh vực trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước như: hợp tác về công nghệ quốc phòng, giáo dục quốc phòng, tập huấn, đào tạo tiếng Anh cho quân nhân…
Thực tế Văn phòng Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) tại Việt Nam sẽ đóng cửa vào năm 2016, mức ODA của Anh dành cho Việt Nam sẽ giảm. Có phải đó là một thách thức cho nhiệm kỳ của Đại sứ vì như vậy thì sự hiện diện và cam kết của Anh tại Việt Nam sẽ giảm?
Việc đóng cửa Bộ Phát triển quốc tế Anh và giảm ODA cho Việt Nam không có nghĩa là chúng tôi không cam kết tăng cường thúc đẩy hơn nữa trong những lĩnh vực khác. Việc giảm ODA của Anh dành cho Việt Nam chứng tỏ rằng Việt Nam đã tận dụng nguồn vốn và phát triển rất tốt. Nếu là người Việt Nam tôi sẽ cảm thấy rất tự hào bởi thành công này, vì Việt Nam đã vượt qua những khó khăn của mình và hợp tác một cách bình đẳng và đôi bên cùng có lợi với các nước, các đối tác quốc tế.
Giảm ODA cho Việt Nam là một lộ trình rất rõ ràng và có kế hoạch của Anh. Điều này không có nghĩa là sự hiện diện của Anh ở Việt Nam sẽ ít đi, mà trái lại, mối quan hệ hai nước sẽ được nâng lên tầm cao mới: Là bạn bè, là đối tác chiến lược. Anh sẽ tăng cường hơn nữa các lĩnh vực hợp tác với Việt Nam như thương mại – đầu tư, giáo dục, quốc phòng…
Cụ thể, về lĩnh vực khoa học và sáng tạo, chính phủ Anh coi Việt Nam là một trong 15 quốc gia trên toàn cầu ưu tiên trong lĩnh vực này. Chính phủ Anh dành một quỹ gọi là Quỹ Newton (Newton Fund) trị giá 375 triệu Bảng Anh (tương đương hơn 13 ngàn 500 tỷ đồng) để hỗ trợ các dự án và sáng kiến và hợp tác về khoa học sáng tạo trong các năm từ 2014 – 2019. Thêm vào đó, Liên minh Châu Âu và Ngân hàng Thế giới vẫn tiếp tục các chương trình hỗ trợ ODA cho Việt Nam. Anh là quốc gia đóng góp đáng kể vào ngân sách của các tổ chức này. Nói cách khác, nước Anh cũng gián tiếp hỗ trợ cho Việt Nam thông qua các kênh khác nhau.
Liệu vấn đề liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông có ảnh hưởng đến hợp tác dầu khí giữa Việt Nam và Vương quốc Anh?
Đây là vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa 2 quốc gia, Chính phủ Anh không đứng về phía nào, nhưng nếu bên nào có hành động đơn phương làm cho tình hình căng thẳng thêm thì Anh sẽ có những tuyên bố, nói rõ, công khai về vấn đề đó. Vương quốc Anh khuyến khích các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, kiềm chế và không làm tình hình thêm căng thẳng.
Ông có thể chia sẻ đôi điều về cảm nhận của mình trước sự thay đổi của Việt Nam khi ông quay trở lại làm Đại sứ?
Tôi thấy thay đổi lớn nhất là sự phát triển kinh tế tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM và đặc biệt là Đà Nẵng. Thay đổi nữa đó là sự cập nhật và ứng dụng khoa học tiên tiến vào công việc và đời sống của người dân. Thu nhập của người dân tốt hơn, hồi những năm 90 chỉ là 250 USD/người/năm, giờ đây tầng lớp trung lưu đã nhiều hơn và có thể dễ dàng sở hữu những vật dụng tiên tiến như Iphone, Ipad…
Tuy vậy, sự nồng ấm và nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam thì vẫn còn nguyên vẹn như xưa.
Đại sứ Giles Lever, 46 tuổi, cho biết, 20 năm trước, ông là một nhà ngoại giao trẻ, làm việc cho Sứ quán Anh tại Việt Nam. Vì vậy ông rất vinh dự khi quay trở lại Việt Nam làm Đại sứ, nhất là khi mối quan hệ giữa hai đất nước đang phát triển một cách tốt đẹp. Ông đã ở Việt Nam 4 năm trước khi trở lại nhận nhiệm kỳ mới này. Ông Giles Lever có vợ và hai con, 1 con gái học ở Anh và 1 con học tại Hà Nội. Vợ ông cũng là cán bộ ngoại giao. Ông đã làm ở Bộ Ngoại giao Vương quốc Anh trong suốt 23 năm, chủ yếu là ở các nước Đông Á.
Nam Hằng
Theo dantri
Phiến quân tung video con tin Pháp, đòi Paris ngừng không kích
Phiến quân ở Algeria có liên hệ với tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo", được gọi tắt là IS, đã tung video cho thấy một người đàn ông Pháp bị bắt cóc và chúng yêu cầu Pháp chấm dứt không kích ở Iraq.
Các phóng viên đợi bên ngoài nhà của con tin Gourdel ở miền nam nước Pháp vào ngày 22/9.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius ngày 22/9 đã xác nhận tại New York rằng đoạn video là thật.
"Thật đáng tiếc là Bộ Ngoại giao đã xác nhận tính xác thật của video có hình ảnh về Herve Gourdel", ông Fabius cho biết tại cuộc họp báo trước khi tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Nhóm phiến quân Jund al-Khilifa, nhóm đã tuyên bố đi theo nhóm IS, cho biết trong video rằng chúng đã thực hiện vụ bắt cóc vào ngày chủ nhật vừa qua.
Chúng dọa giết con tin Gourdel trong vòng 24 tiếng nếu Pháp không ngừng không kích vào các mục tiêu của IS ở Iraq.
Đoạn video cho thấy con tin ngồi trên đất và bị hai kẻ trùm mặt chĩa súng trường Kalashnikov vào. Con tin kêu gọi Tổng thống Pháp Hollande can thiệp.
Cho tới nay Pháp là nước duy nhất đồng ý tham gia không kích IS ở miền bắc Iraq cùng Mỹ.
Trong đoạn video những kẻ bắt giữ cho biết chúng đang đáp lời kêu gọi của IS được đăng tải chỉ vài giờ trước đó, theo đó kêu gọi người Hồi giáo giết hại dân thường của các nước đang tham gia liên minh tiêu diệt IS "từ trong buồng ngủ".
"Đe dọa do nhóm này đưa ra vô cùng nghiêm trọng và cho thấy sự tàn bạo của IS cùng những nhóm có liên hệ với chúng", ông Fabius cho biết thêm.
Trung Anh
Theo Dantri/ AFP
Thủ tướng New Zealand tái đắc cử nhiệm kỳ 3 Thủ tướng New Zealand John Key cho biết ông vô cùng "vui mừng" sau khi đảng của ông chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử vào ngày hôm nay 20/9, đảm bảo cho ông tiếp tục tại vị nhiệm kỳ ba ở quốc gia Nam Thái Bình Dương này. Thủ tướng New Zealand John Key. "Tôi rất vui mừng. Một đêm...