Phân định quyền tự chủ theo nguồn tài sản, tài chính cho các trường đại học
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã chỉnh lý theo hướng phân định quyền tự chủ theo nguồn tài sản, tài chính.
Ảnh minh họa/internet
Tiếp thu ý kiến đề nghị giữ lại thuật ngữ học phí; cân nhắc quy định giao cho Chính phủ quy định chi tiết tỉ lệ tài sản được sử dụng để liên kết kinh doanh; có chính sách học bổng hỗ trợ sinh viên khi thu học phí cao… Ban soạn thảo Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cho biết: Dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng phân định quyền tự chủ theo nguồn tài sản, tài chính.
Cụ thể: Đất, ngân sách và tài sản do Nhà nước đầu tư thì theo quy định của pháp luật về đất, về quản lý tài chính, tài sản công; được tự chủ sử dụng một phần tài sản vào kinh doanh, cho thuê, liên kết nhằm mục đích phát triển giáo dục đại học (GDĐH), theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển;
Ngoài ra, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (chi thường xuyên và đầu tư) và cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên, có nghị quyết thông qua của hội đồng trường đượcquyết định đầu tư các dự án sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước của cơ sở giáo dục đại học để thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; quyết định nội dung và mức chi từ các nguồn thu học phí và thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý và được quy định trong quy chế tài chính của cơ sở giáo dục đại học
Quy định rõ về tài sản chung hợp nhất không phân chia: nguồn hình thành, sở hữu, quản lý sử dụng, định đoạt… Sửa đổi, bổ sung Điều 65 quy định về học phí và các khoản thu dịch vụ khác;
Cùng với đó bỏ quy định về việc giao cho Chính phủ quy định chi tiết tỉ lệ tài sản được sử dụng để liên kết kinh doanh, cơ sở đào tạo chỉ sử dụng tài sản công để liên kết kinh doanh khi chưa sử dụng hết công suất; đem lại hiệu quả cao hơn trong việc cung cấp dịch vụ công theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Toàn bộ phần lợi nhuận tích lũy hằng năm của cơ sở GDĐH công lập và cơ sở GDĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận phải dùng để đầu tư phát triển trường và phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt của người học hoặc thực hiện trách nhiệm xã hội.
Đối với cơ sở GDĐH tư thục, phần lợi nhuận tích lũy hằng năm này do hội đồng trường quyết định nhưng không thấp hơn 25% chênh lệch thu chi (Điều 66). Các cơ sở GDĐH có trách nhiệm trích một phần học phí để hỗ trợ người học có hoàn cảnh khó khăn, người học thuộc diện gia đình chính sách (Điều 65).
Theo dự thảo luật, mức thu học phí, phí dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác được xác định trên nguyên tắc tính đủ chi phí dịch vụ theo quy định của pháp luật, trên cơ sở giá dịch vụ tiêu chuẩn.
Cơ sở giáo dục đại học phải công bố công khai mức thu học phí, mức thu thu phí dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác cho từng năm học và cho cả khoá học theo quy định; có trách nhiệm trích một phần nguồn thu học phí vào quỹ hỗ trợ người học có hoàn cảnh khó khăn, người học thuộc diện gia đình chính sách.
Đồng thời quy định rõ chế tài sau khi mở ngành đào tạo, nếu không thực hiện kiểm định hoặc kết quả kiểm định ngành không đạt yêu cầu thì cơ sở giáo dục đại học không được tiếp tục tuyển sinh, phải có trách nhiệm cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo khi sinh viên tốt nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho sinh viên.
Trường hợp chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài không đảm bảo chất lượng thì cơ sở GDĐH phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của giảng viên, người lao động và người học; bồi hoàn kinh phí cho người học… (sửa Điều 33, 45).
Theo giaoducthoidai.vn
Học phí đại học rẻ và miễn phí thường có mặt trái ẩn phía sau
Thực tế, tôi ủng hộ học phí cao... Học phí đại học thấp, dễ dẫn đến người học cố vào đại học mà chưa xác định được học ra trường làm gì.
LTS: Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đang trong thời gian xin ý kiến các nhà khoa học và toàn thể xã hội trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.
Nội dung dự thảo này có nhiều điểm mới, nhiều nội dung được các cơ sở giáo dục đại học và dư luận quan tâm, như quản trị đại học, học phí, tự chủ đại học...
Để góp thêm ý kiến đóng góp cho dự thảo, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân - Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Đại biểu Quốc hội.
Ông từng có kinh nghiệm thực tế về quản trị đại học cũng như từng tham gia điều hành, quản lí mô hình đại học khi còn là Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Xin mời quý bạn đọc theo dõi nội dung bài phỏng vấn.
Video đang HOT
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân - Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Đại biểu Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn.
Phóng viên: Thưa ông, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Đây là một trong những điều kiện mang tính chất "khung" để các trường đại học hoạt động và phát triển. Ông đánh giá chung như thế nào về dự thảo này?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Phải nói dự thảo lần này thể hiện sự cầu thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Rất nhiều ý kiến chuyên gia đã được tiếp thu.
Các nội dung đề nghị được sửa đổi thực sự gắn rất sát với xu thế mới, với yêu cầu đổi mới ở cả hai cấp: quản trị trong trường đại học và quản lý nhà nước với giáo dục đại học.
Những điểm sửa đổi tháo gỡ căn bản những vướng mắc trong phát triển các trường đại học; tạo cơ chế cho đại học được tự chủ về học thuật, về tổ chức nhân sự, về huy động và sử dụng nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
Trong dự thảo lần này có đề cập tới việc phân tầng và xếp hạng cơ sở giáo dục đại học.
Theo đó, tại Điều 9 được sửa đổi theo hướng các cơ sở Giáo dục đại học được tự xác định sứ mạng, mục tiêu phát triển theo định hướng nghiên cứu hoặc định hướng ứng dụng chứ không phải do Nhà nước quyết định.
Quy định này được xem là mang tính "tự chủ" của các trường, các trường được chủ động xác định nhiệm vụ đào tạo và hướng phát triển của mình. Xin ông vui lòng chia sẻ suy nghĩ của mình về điều này?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Chúng tôi vẫn nói rằng phân tầng chỉ phục vụ cho quản lý nhà nước. Tức là nhà nước phân tầng các trường để ưu tiên đầu tư.
Do đó, chỉ những trường đại học nào muốn được nhà nước ưu tiên đầu tư mới tham gia vào phân tầng. Tương tự vậy, xếp hạng cũng phải dựa trên động lực của từng trường đại học.
Trường sẽ tham gia xếp hạng nếu muốn khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình với xã hội.
Xếp hạng do vậy được tiến hành tự nguyện và phải do tổ chức xã hội làm chứ không phải do cơ quan quản lý nhà nước làm. Dự thảo lần này đã tiếp thu ý kiến các chuyên gia và đã tiếp cận theo hướng này.
Các trường được tự chủ trong xác định nhiệm vụ và hướng phát triển của mình.
Nhưng không có nghĩa là tùy tiện bởi trường đại học luôn có nhiệm vụ chung là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, thực hiện trách nhiệm cộng đồng.
Xác định nhiệm vụ nào ưu tiên, trọng tâm thì tùy thuộc mỗi trường và mỗi giai đoạn; cũng như tùy thuộc vào "khách hàng" hướng đến của từng trường.
Bên cạnh đó, kiểm định chất lượng phải là bắt buộc và đề cao.
Tất cả các trường đại học đều phải được kiểm định chất lượng.
Kết quả kiểm định chất lượng là căn cứ quan trọng gắn với trách nhiệm giải trình của các trường đại học.
Ở Điều 12 về chính sách đầu tư cho Giáo dục đại học, quy định việc đầu tư sẽ thực hiện thông qua các đề dự án, chương trình, chính sách tín dụng sinh viên và đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Chính sách đấu thầu, đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, không phân biệt loại hình cơ sở Giáo dục đại học.
Như vậy, các cơ sở giáo dục đại học sẽ phải tự thân nâng cao chất lượng ở các khâu để tự khẳng định, tự "sống" với nhu cầu thị trường, thưa ông?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Đổi mới cấp ngân sách là yếu tố sống còn. Cấp ngân sách theo biên chế như hiện nay dẫn đến ngân sách đã ít lại dải mành mành mỗi trường một ít.
Đổi mới cấp theo nhiệm vụ, theo số lượng và chất lượng đầu ra, gắn với quyền lựa chọn cơ sở đào tạo của người học sẽ tạo ra sự bình đẳng và cạnh tranh để nâng cao chất lượng đào tạo.
Không có lý gì cùng ngành đào tạo mà trường này thì được cấp ngân sách nhiều, trường khác lại không.
Tương tự với nghiên cứu khoa học, trường nào có đội ngũ nhà khoa học giỏi và có cơ chế tốt sẽ thắng thầu và thắng nhiều nhiệm vụ Khoa học công nghệ theo đặt hàng và đấu thầu.
Thưa ông, có một chi tiết vẫn đang nhiều ý kiến, tại Điều 14 quy định cơ cấu tổ chức của các trường Đại học dự thảo đưa ra 2 phương án để lựa chọn:
Phương án thứ nhất là trong các đại học sẽ có "trường" và "viện nghiên cứu". Phương án hai là trong đại học sẽ có "thành viên" và "viện nghiên cứu thành viên".
Nhiều ý kiến đánh giá cao phương án một, bởi theo thông lệ chung trên thế giới, mô hình đại học đa lĩnh vực mang tên tiếng Anh là University, quan điểm ông về vấn đề này?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Về hướng này, tôi chưa nghiên cứu sâu. Nhưng quan điểm của tôi đại học muốn phát triển phải dựa trên nguyên lý tự chủ, tản quyền chứ không tập quyền.
Tản quyền gắn với trách nhiệm và kiểm soát chất lượng sẽ tạo sự bứt phá.
Tập quyền mà quản trị không tốt sẽ tạo ra sức cản cho phát triển.
Nhưng tản quyền không đúng thì đại học lại thành "rổ khoai tây" thiếu liên thông, liên kết.
Đây là vấn đề cần có nghiên cứu và đánh giá tác động kỹ hơn. Vậy nên còn nhiều ý kiến khác biệt cũng là dễ hiểu.
Trong dự thảo có quy định về Hội đồng trường và hiệu trưởng, việc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có đưa ra 2 phương án.
Phương án thứ nhất là việc công nhận sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện và phương án hai là sẽ do cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận.
Theo thông lệ chung thì phương án nào là tối ưu, vì sao thưa ông?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Ai công nhận không quan trọng bằng cơ chế nào để có được một hiệu trưởng giỏi.
Trong bối cảnh phát triển hiện nay của nước ta, chất lượng của hiệu trưởng ảnh hưởng lớn đến thành công của một trường đại học.
Cơ chế dân chủ lựa chọn đóng vai trò quan trọng; thậm chí nên mạnh dạn đưa cơ chế thuê hiệu trưởng.
Bên cạnh đó, cần chú trọng bộ chỉ số đánh giá hoàn thành nhiệm vụ và cơ chế đánh giá hiệu trưởng.
Do đó, không đơn thuần là bộ nào công nhận, mà quan trọng là bộ nào sẽ quản lý giám sát việc đánh giá hiệu trưởng hàng năm và định kỳ.
Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi cũng đưa ra nhiều quy định mới theo hướng giao quyền tự chủ cho các trường. Theo đó, các trường đại học được tự quyết mức học phí.
Như vậy, với dự thảo quy định này có lo rằng các trường "lũng đoạn" thị trường giáo dục bởi có thể sẽ có các mức chênh học phí rất khác nhau không, thưa ông?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Các trường cần cân nhắc rất nhiều khi đặt học phí.
Đặt học phí cao mà không đi liền với chất lượng thì sẽ không hút được người học.
Thời gian tới, tôi cho rằng các trường cũng không đặt học phí quá cao bởi ngành đào tạo của các trường không có nhiều khác biệt.
Thực tế, tôi ủng hộ học phí cao.
Người học sẽ phải cân nhắc lựa chọn trường lớp. Cái gì thường và miễn phí đều có mặt trái.
Học phí đại học thấp, dễ dẫn đến người học cố vào đại học mà chưa xác định được học ra trường làm gì.
Chúng ta không nên lo học phí tăng cao bởi quản lý nhà nước và hệ thống sẽ giám sát điều này.
Kiểm toán cũng vào cuộc để đảm bảo mục tiêu phi lợi nhuận của các đại học công lập.
Cái chúng ta cần làm ngay là xây dựng chính sách ưu đãi và học bổng cho các đối tượng chính sách, người học có hoàn cảnh khó khăn.
Ông kỳ vọng gì ở bản Dự thảo giáo dục đại học lần này?
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Quân: Xã hội hài lòng, chất lượng và đời sống giảng viên đại học tốt lên, loại bỏ được tình trạng "đại học - học đại", và loại bỏ được các trường đại học chất lượng thấp.
Trân trọng cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!
Minh Ngọc
Theo giaoduc.net.vn
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Các trường đại học phải tự chủ bằng chính năng lực của mình Đó là chia sẻ của Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khi nghiên cứu dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Ảnh minh họa/internet Theo Đại biểu, rất cần đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý...