Phân bố thời gian thế nào để làm tốt môn Văn
Để tránh việc không hoàn thành bài thi Văn trong 120 phút, kỳ thi THPT diễn ra sáng mai (9/8), thí sinh nên chia, phân bố các mốc thời gian hợp lý.
Cô Hồ Ái Linh (giáo viên Văn trường THCS – THPT Đào Duy Anh, TP HCM) lưu ý học sinh thi tốt nghiệp THPT khi làm bài Ngữ văn.
Theo đề thi minh họa mà Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian làm bài là 120 phút với hai phần đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu nên làm trong 20 phút, nghị luận xã hội 20 phút, nghị luận văn học 80 phút.
Các em nên đọc kỹ đề, hạn chế ghi vào giấy nháp nhiều, mất thời gian khi viết lại vào bài làm sau đó. Giấy nháp chỉ nên ghi các luận điểm chính để triển khai bài làm.
Khi viết văn phải trình bày rõ ràng, luận điểm, luận cứ chặt chẽ và thuyết phục, đừng viết lan man. Với mỗi câu hỏi, thí sinh có thể sáng tạo và đưa quan điểm cá nhân để bài viết thêm sinh động.
Từ cấu trúc đề thi THPT quốc gia qua các năm, các em sẽ đặt mục tiêu “săn” điểm cho từng phần để đạt hiệu quả cao nhất. Ngữ văn là môn đặc thù, khi làm bài phải viết nhiều, nên thí sinh phải chú trọng kỹ năng đọc hiểu văn bản, cảm nhận được nội dung để có thể trình bày bài hoàn chỉnh.
Với xu hướng ra đề ngày càng đổi mới, mở rộng, nội dung thi không chỉ là những tác phẩm văn học trong sách giáo khoa mà bao gồm cả hệ thống ngữ liệu với nội dung phong phú, đa dạng, gần gũi với đời sống hàng ngày. Điều đó sẽ thôi thúc quá trình tự tìm tòi, học hỏi và thái độ sống của các em trước các vấn đề “ nóng” trong xã hội.
Thí sinh trươc giờ thi Văn, kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tại TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn.
Ở phần đọc hiểu văn bản, quan sát đề thi THPT quốc gia nhiều năm, tôi thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra những đề ngày càng sát với thực tế xã hội và hướng về giáo dục nhân cách, đạo đức học sinh.
4 câu hỏi tương ứng với những mức độ khó khác nhau nhằm đánh giá thí sinh khả năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Phạm vi ngữ liệu thường được đưa ra là những vấn đề gần gũi và phù hợp với nhận thức, trình độ của các em.
Phần làm văn có 2 câu: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Câu 1 nghị luận xã hội được rút ra từ phần đọc hiểu với độ dài khoảng 200 chữ. Vấn đề được nêu trong câu hỏi đều là những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống.
Video đang HOT
Câu 2 chiếm nửa số điểm của toàn bài, sẽ yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học, liên quan tới các tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông (chủ yếu là lớp 12). Bên cạnh đó là một ý nhỏ nâng cao để phân loại học sinh có giá trị 0,5-1 điểm.
Một số tác phẩm trong chương trình 12 cần lưu ý bao gồm: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh), Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ Nhặt (Kim Lân), Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ).
Lịch thi tốt nghiệp THPT 2020.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được tổ chức thành hai đợt. Đợt một ngày 9-10/8 theo đúng kế hoạch. Đợt hai dành cho các thí sinh ở Đà Nẵng, một số nơi đang giãn cách xã hội ở Quảng Nam, Đăk Lăk và các thí sinh thuộc diện F1, F2. Thời gian thi do các địa phương đề xuất, khi đã kiểm soát được Covid-19.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT sẽ làm 3 bài bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Trừ Ngữ văn, các bài thi còn lại đều được ra dưới hình thức trắc nghiệm. Kết quả thi được dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là cơ sở để xét tuyển đại học.
Thi vào lớp 10: Những dạng đề nghị luận 2K5 đặc biệt lưu ý trong bài thi môn Ngữ Văn
Nghị luận về một tác phẩm văn học, nghị luận về sự vật hiện tượng xã hội hay nghị luận về một tư tưởng đạo lý,... là những dạng bài quan trọng mà học sinh 2K5 cần đặc biệt lưu ý khi ôn thi môn Ngữ Văn vào lớp 10.
Những dạng đề nghị luận 2K5 đặc biệt lưu ý trong bài thi môn Ngữ Văn vào lớp 10. Ảnh minh họa
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn luận vấn đề thuộc đạo đức, lối sống, nhân cách con người và ứng xử trong xã hội như đức tính khiêm tốn, tinh thần lạc quan, tấm gương vượt khó... (tích cực) hay lối sống ích kỉ hưởng thụ, bệnh vô cảm, sự dối trá... (tiêu cực).
Dù đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề tích cực hay tiêu cực, viết đoạn văn hay bài văn thì bài viết vẫn phải đầy đủ 3 luận điểm sau:
Luận điểm 1: Giải thích các khái niệm, quan niệm, khái quát vấn đề cần nghị luận là gì.
Luận điểm 2: Nhận định, đánh giá về vấn đề tư tưởng đạo lí.
Luận điểm 3: Phan đê, bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn luận, trình bày quan điểm về một hiện tượng xảy ra trong thực tế, thu hút sự quan tâm của nhiều người như nếp sống văn minh đô thị, nghiện mạng xã hội, cuồng thần tượng...
Đó có thể là hiện tượng tốt hoặc xấu nhưng dù đề bài ra theo hướng nào thì khi viết đều phải triển khai được 4 luận điểm chính:
Luận điểm 1: Giải thích hiện tượng đời sống, làm rõ các khái niệm trong đề bài.
Luận điểm 2: Nêu thực trạng hiện tượng đang diễn ra trong thực tế. Ảnh hưởng ra sao đối với đời sống xã hội?
Luận điểm 3: Lí giải nguyên nhân của hiện tượng, tác hại hoặc vai trò của hiện tượng đối với đời sống con người.
Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp, liên hệ thực tế bản thân.
Một lưu ý quan trọng mà thí sinh cần ghi nhớ là đối với những hiện tượng tích cực cần làm rõ tác dụng, ý nghĩa của nó với thực tiễn cuộc sống; đồng thời phê phán những hiện tượng trái ngược; đề xuất giải pháp nhân rộng hiện tượng và bài học liên hệ. Đối với hiện tượng tiêu cực thì phải phân tích được tác hại, hậu quả cũng như đề xuất phương án khắc phục hiện tượng.
Bên cạnh đó, khi viết dạng văn nghị luận xã hội, học sinh cần lưu ý xác định đúng yêu cầu của đề bài, thực hiện đúng phương pháp và chọn lựa đúng kiến thức cần huy động. Đặc biệt dẫn chứng sử dụng trong bài viết phải có sự chọn lọc, vừa đủ và thuyết phục người đọc. Cùng với đó lập luận phải sắc sảo, chặt chẽ và thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của người viết.
Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm chuyện
Có thể thấy đây là dạng bài kiểu bài phổ biến nhất trong dạng đề nghị luận về tác phẩm truyện, do vậy học sinh cần đặc biệt lưu ý trong quá trình ôn thi. Với kiểu bài này học sinh nên triển khai theo các ý sau:
Phần mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nhân vật cần nghị luận.
Phần thân bài: Học sinh cần làm nổi bật các vấn đề trọng tâm thông qua 3 luận điểm:
Luận điểm 1: Xác định các yếu tố khắc họa lên một nhân vật: Hoàn cảnh xuất thân, phẩm chất, tính cách, công việc.
Luận điểm 2: Phân tích các lời nói, hành động của nhân vật thông qua các tình huống để khái quát lên phẩm chất của nhân vật.
Luận điểm 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Phần kết bài: Khái quát ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm thể hiện qua nhân vật.
Phân tích giá trị nội dung trong tác phẩm truyện
Đây là dạng bài thường gặp trong đề thi vào 10 môn Ngữ Văn, để giải quyết dạng bài này học sinh cần thực hiện các luận điểm dưới đây:
Luận điểm 1: Xác định giá trị nội dung của tác phẩm truyện.
Luận điểm 2: Triển khai giá trị nội dung thành các luận điểm trong bài để phân tích rõ ràng, cụ thể từng khía cạnh.
Luận điểm 3: Tìm dẫn chứng, chi tiết trong tác phẩm để minh chứng cho các luận điểm trên.
Phân tích tình huống truyện
Đối với dạng đề phân tích tình huống truyện điều quan trọng nhất là học sinh phải xác định được tình huống truyện, sau đó cần phân tích tác dụng của tình huống truyện trong việc khắc họa nhân vật và chủ đề tác phẩm.
Bên cạnh đó học sinh cần lưu ý để tránh mắc phải những lỗi sai như phân tích vụn vặt, sa vào kể chuyện dài dòng, lan man mà không đúng trọng tâm đề bài.
Ngoài ra, đối với dạng nghị luận về tác phẩm truyện, học sinh cần ôn tập theo đặc trưng thể loại, tập trung vào các yếu tố quan trọng của tác phẩm truyện như chủ đề, nhân vật, ngôi kể, tình huống truyện, chi tiết nghệ thuật....
Bên cạnh đó học sinh cần lập dàn ý trước khi viết để đảm bảo đủ ý, đúng trọng tâm đề bài, tránh tình trạng phân tích theo kiểu suy diễn không đúng với ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
Cách làm bài văn nghị luận về đạo lý trong đề thi vào 10 Nghị luận về tư tưởng đạo lí là một dạng tiêu biểu của phần nghị luận xã hội, chiếm từ 2 đến 3 điểm trong đề thi Ngữ văn vào 10. Ảnh minh họa Nhằm giúp học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào 10 ghi điểm trọn vẹn câu nghị luận về một tư tưởng đạo lí, thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo...