Phân biệt chất béo có lợi và gây hại cho cơ thể
Tiêu thụ quá nhiều chất béo ngoài nguy cơ bị tăng cân, béo phù còn có thể làm tăng nguy cơ nhiều bệnh lý như bệnh tim mạch, tiểu đường, táo bón… vì vậy cần hạn chế ăn những thực phẩm nhiều chất béo gây hại, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng gay gắt.
Ảnh minh họa.
Chất béo gây hại và chất béo có lợi
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, thức ăn chiên rán là một trong những thực phẩm chứa chất béo gây hại thường có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh bánh quy, bánh nướng, khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán… và các thực phẩm nhiều dầu mỡ khác. Các loại thực phẩm này có thể gây ra sự kích thích co thắt đường tiêu hóa, làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày, từ đó làm tăng táo bón hoặc ngược lại, nó cũng có thể làm tăng khả năng vận động của đường tiêu hóa, gây ra hoặc làm tăng triệu chứng tiêu chảy.
Về mặt năng lượng, mỡ và dầu đều cung cấp một lượng năng lượng như nhau
Trước kia, chúng ta hay dùng mỡ động vật nhưng hiện nay phần lớn là dùng dầu ăn. TS.BS Trương Hồng Sơn cho rằng về mặt năng lượng, mỡ và dầu đều cung cấp một lượng năng lượng như nhau (1g dầu/mỡ cung cấp 9kcal). Rất nhiều người nghĩ rằng, cứ dầu thực vật sẽ tốt cho cơ thể và cho sức khỏe, thế nhưng, một số loại đã được chứng minh ngược lại. Dầu chỉ tốt khi nó được cấu tạo bởi các chất béo không bão hòa.
Qua nhiều tìm hiểu thì hiện nay việc dùng dầu ăn đặc biệt là loại dầu ăn công nghiệp ép từ các hạt như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương… dường như không tốt như chúng ta tưởng. Quá trình sản xuất ra dầu công nghiệp ép từ hạt sử dụng nhiệt độ rất cao để ép hạt thành dầu sinh ra những chất có hại cho sức khỏe.
Do vậy đang có xu hướng quay trở lại ăn mỡ động vật để hạn chế những chất có hại. Mỡ lợn đặc biệt là lợn nuôi sạch sẽ là sự lựa chọn tốt để chiên rán, hoặc cũng có thể sử dụng dầu dừa và dầu ô liu trong nấu ăn hàng ngày.
Những năm gần đây, chất béo luôn chịu tiếng xấu là nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân và béo phì, các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Chất béo cần được tiêu thụ với số lượng nhất định để giữ cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt.
Chất béo trong bơ rất có lợi cho cơ thể
Những chất béo tốt tự nhiên có trong thực phẩm luôn là loại chất béo có lợi cho cơ thể như dầu ôliu, đây là loại dầu ăn lành mạnh nhất với các chất béo không bão hòa đơn có lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nên sử dụng loại chưa tinh luyện, được ép ở nhiệt độ lạnh bởi quá trình ướp lạnh sẽ bảo vệ được các polyphenol có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, các chất béo từ quả bơ, từ các loại hạt chứa dầu như hạnh nhân, óc chó…; cá béo nuôi tự nhiên, thịt lợn nuôi tự nhiên cũng là những nguồn cung cấp chất béo có lợi cho cơ thể.
“Như đã đề cập đến ở trên, chất béo tự nhiên có trong thực phẩm nên có mặt thường xuyên trong chế độ ăn. Bên cạnh đó để hạn chế lượng chất béo không tốt thì nên hạn chế ăn những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán nhiều lần và nếu có thể hãy thay thế dầu ăn công nghiệp dần bằng các loại mỡ động vật”, TS.BS Trương Hồng Sơn khuyên cáo.
Những thực phẩm gây hại khác
Video đang HOT
Có rất nhiều nguy cơ từ thực phẩm có thể gây hại cho cơ thể, đặc biệt là cho hệ tiêu hóa khi những thực phẩm này không đảm bảo chất lượng, không được chế biến hợp lý hoặc do tiêu thụ quá nhiều.
TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết, uống rượu bia quá mức sẽ gây ra một số vấn đề tiêu hóa không mong muốn. Rượu bia không những có thể gây đau bụng, đặc biệt là với người mắc hội chứng ruột kích thích, mà còn có thể làm suy yếu khả năng phản ứng miễn dịch của cơ thể. Tình trạng này càng khiến dạ dày dễ gặp vấn đề hơn. Rượu bia cũng có thể gây ra một số vấn đề như kích hoạt chứng ợ nóng khó chịu, làm kích ứng lớp niêm mạc dạ dày và gây cảm giác buồn nôn.
Thói quen ăn mặn của mỗi người cũng không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp mà còn gây viêm dạ dày, về lâu dài có thể gây ung thự dạ dày bởi muối khiến thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP – loại vi khuẩn gây viêm loét niêm mạc dạ dày dẫn tới ung thư.
Những món gỏi sống có nhiều nguy cơ gây ra các bệnh cho đường ruột
Bên cạnh đó, ăn gỏi, thịt tái cũng la nguy cơ gây ra các bệnh về giun sán. Theo BS. Sơn, người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đều có thói quen ăn gỏi sống, đặc biệt là ở một số vùng như Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Giang.
Tuy là những món khoái khẩu hàng ngày nhưng có rất ít người biết được đó chính là nguồn chủ yếu gây ra các bệnh về giun sán. Nhiễm giun do ăn thịt lợn, cá… sống hay nấu chưa chín. Các loại giun như giun xoắn, giun đầu gai có thể gây liệt và teo cơ, suy hô hấp… chúng chui vào mắt, gan, phổi, gây sưng mắt, viêm phổi…
Theo doanhnghiepvn.vn
Sữa rất tốt nhưng không phải ai cũng uống được, đặc biệt là 7 đối tượng này
Chúng ta đều biết sữa là loại đồ uống rất bổ dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng uống được sữa vì nó có thể đem lại tác dụng ngược với sức khỏe.
Ai trong chúng ta cũng đều hiểu rõ những tác động tích cực của sữa đối với sức khỏe người.
Trong một cốc 250ml sữa bò có chứa:
- 28% (276 mcg) của nhu cầu canxi mỗi ngày
- 24% (205 mcg) phốt pho
- 15% (112 mcg) vitamin A
- 10% (322 mcg) kali
- 18% (1,10 mcg) vitamin B-12
- 11% (0,9 mcg) of kẽm
- 14% (6-7 g) protein
- 3% (2,4 g) chất béo
- 26% (13 g) đường
Bổ dưỡng như vậy xong liệu sữa có phải là loại đồ uống bổ dưỡng cho tất cả mọi người không? Hóa ra không. Dù loại nước này đem lại nhiều giá trị sức khỏe xong đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra những đối tượng nên hạn chế tiêu thụ chúng.
Nếu thuộc nhóm người không nên sử dụng sữa, bạn không cần phải quá lo lắng bởi hiện nay có rất nhiều lựa chọn khác để thay thế cho sữa như: Ngũ cốc, phô mai, kem...
Trang QQ mới đây đã chỉ ra 7 đối tượng không nên uống sữa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
1. Những người bị dị ứng với sữa
Dù sữa rất bổ dưỡng nhưng có một số người bị dị ứng với chất protein và các thành phần dinh dưỡng khác của loại đồ uống này. Triệu chứng dị ứng sau khi uống sữa là: Tiêu chảy, nổi phát ban, ngứa... Bạn không nên tự ép bản thân phải uống sữa nếu có những tác động tiêu cực nói trên.
2. Bệnh nhân bị sỏi thận
Theo các bác sĩ, trong sữa có nhiều canxi. Người bình thường có thể bổ sung canxi để củng cố xương nhưng với bệnh nhân bị sỏi thận, canxi có thể gây hình thành sỏi trong thận, làm bệnh tình thêm trầm trọng.
3. Người có chức năng túi mật hoặc tuyến tụy có vấn đề
Trong sữa có chứa một thành phần dinh dưỡng rất quan trọng đó là chất béo. Khi chúng ta hấp thụ chất béo vào cơ thể, cần phải nhờ đến mật và tuyến tụy để tiêu hóa hết. Đối với bệnh nhân có hai cơ quan này không khỏe mạnh thì không thể tiêu hóa được chất béo, từ đó tăng gánh nặng cho dạ dày.
4. Người không dung nạp lactose
Một nghiên cứu năm 2015 đã ước tính rằng khoảng 75% dân số trên thế giới không dung nạp đường sữa ở một mức độ nào đó. Mặc dù hầu hết những người không dung nạp đường sữa vẫn có thể tiêu thụ sữa với số lượng nhỏ mà không có tác dụng phụ, nhưng một lượng lớn sữa có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, nôn, tiêu chảy, táo bón.
Ngoài ra, có nhiều người nhạy cảm với casein - một protein trong sữa. Triệu chứng là gây viêm tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đi kèm với các triệu chứng đau nửa đầu, tắc nghẽn xoang, và trứng cá hoặc phát ban trên da.
5. Người đang bị cảm lạnh
Các nhà nghiên cứu Úc cho rằng uống sữa có thể làm nặng thêm các triệu chứng cảm lạnh. Đặc biệt, nó có thể làm cho bạn nhiều đờm hơn và gây kích thích cổ họng và mũi.
6. Bệnh nhân đang đau bụng
Những bệnh nhân đang bị đau bụng thì không nên uống sữa vì sữa sẽ bị lên men trong dạ dày, điều này làm nặng thêm các triệu chứng đau bụng.
7. Người có nguy cơ bị một số bệnh ung thư
Các nghiên cứu cho thấy ung thư tuyến tiền liệt tăng lên khi cơ thể dư thừa canxi. Hơn nữa, các loại đường trong sữa cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Sữa được lấy từ những con bò được nuôi với hormone tăng trưởng giúp kích thích sản xuất sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư của cơ quan sinh sản và ung thư vú.
Kết lại, mặc dù sữa là một thức uống dinh dưỡng tốt, nhưng một số người đặc biệt, tốt nhất không nên uống, không những không thể được hấp thụ như chất dinh dưỡng mà còn rất có thể tạo ra tác dụng phụ.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, người đang mắc chứng trầm cảm... được khuyến khích uống nhiều sữa.
ĐỖ ĐỖ
Theo baodansinh
Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn nhiều trái cây? Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế chất bột đường và hạn chế vừa phải chất béo, nhất là các acid béo bão hòa. Theo thống kê mới nhất của Hội Nội tiết và Đái tháo đường, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tỉ lệ bệnh nhân tiểu đường...