Phản biện chỉ thành công khi dựa vào thông tin chính xác
Không riêng Việt Nam, nhiều quốc gia (như Pháp, Đức) đang hướng tới sự bình đẳng về cơ hội học tập của công dân. Phải có những trường là công lập, học sinh sinh viên được miễn học phí. Các trường đó phải được ngân sách nhà nước đài thọ phần lớn chi phí đào tạo.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, có sự hội nhập văn hoá giữa các nước, các quốc gia có thể học kinh ngiệm của nhau và tương tự nhau về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, nhưng do không giống nhau về tiềm lực của quốc gia nên cách tổ chức ở từng giai đoạn phát triển có thể không giống nhau.
Trên báo VietNamNet, mục Thông tin đa chiều của Tuần Việt Nam, mới đây có đăng bài viết: Hai chữ “Quốc gia” chưa nói lên điều gì của tác giả Đinh Việt Bình.
Tác giả muốn dẫn người đọc đi đến một kết luận trong nhận thức là, tất cả các trường đại học ở nước ta, dù là công lập hay tư thục đều phải được bình đẳng. Do đó không nên tồn tại loại hình ĐH Quốc gia.
Tôi chưa bàn đến việc có nên hay không nên tồn tại các mô hình đào tạo gọi là ĐH Quốc gia. Do thực tế, gia đình tôi có chuẩn bị cho con sang học tại một trường ĐH bách khoa ở Pháp từ năm 2007, tôi có tìm hiểu tình hình và thấy cần trao đổi lại với tác giả bài viết trên. Bởi phản biện chỉ thành công khi dựa vào những thông tin chính xác.
Theo tác giả Đinh Việt Bình, sau năm 1945 nước Pháp có một loại trường ĐH gọi là Grands Ecoles. Loại này chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong hệ thống giáo dục ĐH của Pháp. Chỉ vài phần trăm thí sinh có thể vào học, và nước Pháp đang có xu hướng xoá bỏ loại trường này.
Dựa vào đó , tác giả đặt câu hỏi có nên duy trì sự tồn tại của các ĐH Quốc gia của Việt Nam hay không.
Thực tế lại như thế này: Trước hết, Ecole là danh từ giống cái nên tính từ đi theo cũng phải là giống cái và loại trường đó là Grandes Écoles (chứ không phải là Grands Ecoles).
Hệ thống giáo dục ĐH của Pháp thiết kế phù hợp với Thoả ước Bologna của toàn Châu Âu mà Pháp đã ký kết tham gia, khác với hệ thống giáo dục ĐH của Anh – Mỹ.
Đặc trưng của hệ thống các trường ĐH Pháp là có hai loại: ĐH tổng hợp (Université), đào tạo đa lĩnh vực và đa ngành. Các bậc học được thiết kế theo mô hình L-M-D của Châu Âu (tức Licence -Master và Doctorat, dịch sang Việt ngữ là Cử nhân- Thạc sĩ- Tiến sĩ, tương ứng số năm đào tạo là 3năm, 5 năm và 8 năm).
Video đang HOT
Đại học Quốc gia (Hà Nội).
Năm 2008, Pháp có 88 trường loại này. Trừ một vài trường của Nhà thờ còn tất cả là công lập, quy mô lớn, có trường tới 40.000 sinh viên như Université de Strasbourg. Sinh viên được miễn học phí.
Loại thứ hai là Grande École dịch ra là ĐH đẳng cấp
cao, có nguồn gốc từ thế kỷ 19 (chứ không phải từ 1945), chuyên đào tạo viên chức cao cấp cho Chính phủ, nay đào tạo chuyên sâu các nhà chuyên môn ở trình độ cao trong một số chuyên ngành thuộc một số lĩnh vực, như kỹ sư, kiến trúc sư, nhà thẩm phán, nhà quản trị.
Loại trường này có quy mô nhỏ, chỉ vào khoảng 1000 sinh viên, kể cả sinh viên bậc tiến sĩ. Thuộc loại này có 13 trường ĐH bách khoa đào tạo kỹ sư (không kể trường bách khoa nổi tiếng thế giới là Ecole Polytechnique de Paris- Palaiseau), có Website chung là www.polytech-reseau.org, 5 Viện Quốc gia khoa học ứng dụng đào tạo kỹ sư khoa học ứng dụng có Website chung là www.insa-france.fr/ và khoảng 200 trường đào tạo kỹ sư khác, kể cả công lập và tư thục.
Loại trường này đào tạo trong 5 năm đạt trình độ Master (thạc sĩ khoa học) và bắt buộc phải đạt tiếng Anh 750/990 điểm TOEIC mới được tốt nghiệp. Kỹ sư ra trường có thể học tiếp 3 năm để lấy bằng tiến sĩ PhD. Tất cả các văn bằng kỹ sư đều phải được Hội đồng danh hiệu kỹ sư toàn nước Pháp (Cti) công nhận.
Loại trường này thi tuyển khắt khe nhưng không đến nỗi chỉ vài phần trăm thí sinh được vào học như tác giả Đinh Việt Bình đã viết. Điều rõ nét ở loại trường này là đào tạo rất chọn lọc qua từng năm học .
Ví dụ ở trường ĐH Bách khoa Nantes (con tôi đang học), trong khoá 2010-2011, tỉ lệ sinh viên thành công trong các năm học như sau: Năm thứ ba 83%, năm thứ tư 94%, năm thứ năm 94,2%, chưa kể 4% do chưa đạt trình độ tiếng Anh 750 điểm TOEIC, nên mặc dầu đã đạt tất cả các tín chỉ khác vẫn chưa được công nhận tốt nghiệp. Trường này chưa bao giờ có tỉ lệ thành công 100%.
Gần đây ở Đức và Pháp xuất hiện loại trường ĐH Tổng hợp hỗn hợp (The comprehensive universities, Université mixte) là một vài ĐH tổng hợp có quy mô rất lớn, bao gồm cả trường ĐH bách khoa, Viện đào tạo nhà quản trị (IAE), Viện ĐH Công nghiệp (IUT).
Ví dụ trong Université de Nantes có École Polytech de Nantes, Institut niversitaire de Technologies de Nantes, nhưng các trường này đều tự trị trong trường ĐH Tổng hợp hỗn hợp đó, hoàn toàn không phải là sự cáo chung loại trường Grande École như tác giả hiểu lầm.
Tác giả Đinh Việt Bình còn cho rằng chất lượng đào tạo của các trường ĐH Quốc gia chưa nói lên điều gì cần thiết cho sự tồn tại của chúng. Sự thật trong nhiều năm qua như thế này: Chất lượng đầu vào của họ cao hơn.
Chỉ thí sinh đạt điểm thi tuyển ĐH trên 21/30 điểm, mới vào được ngành điện tử của các trường ĐH bách khoa nhưng dưới điểm đó, thậm chí chỉ 17/30 điểm có thể vào học ngành điện tử các ĐH khác kể cả công lập…
Đội ngũ giảng viên có trình độ cao hơn. Rất nhiều trường ĐH không phải ĐH Quốc gia rất hiếm giảng viên thuộc lực lượng cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên.
Loại trường này thi tuyển khắt khe nhưng không đến nỗi chỉ vài phần trăm thí sinh được vào học như tác giả Đinh Việt Bình đã viết. Điều rõ nét ở loại trường này là đào tạo rất chọn lọc qua từng năm học.
Chất lượng sinh viên tốt nghiệp từ ĐH Quốc gia cao hơn, do đó dễ kiếm việc làm hơn. Có Công ty cổ phần điện tử nổi tiếng tại TPHCM (xin miễn nêu tên) đã tuyển kỹ sư vào Phòng nghiên cứu và phát triển (R&D). Chỉ những kỹ sư trường ĐH bách khoa mới đạt được tiêu chí lựa chọn của họ.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, có sự hội nhập văn hoá giữa các nước, các quốc gia có thể học kinh ngiệm của nhau và tương tự nhau về mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, nhưng do không giống nhau về tiềm lực của quốc gia nên cách tổ chức ở từng giai đoạn phát triển có thể không giống nhau.
Không riêng Việt Nam, nhiều quốc gia (như Pháp, Đức) đang hướng tới sự bình đẳng về cơ hội học tập của công dân. Phải có những trường là công lập, học sinh sinh viên được miễn học phí. Các trường đó phải được ngân sách nhà nước đài thọ phần lớn chi phí đào tạo. Muốn vào các trường đó, sinh viên phải là những thí sinh đạt điểm thi tuyển cao.
Nếu điểm thi tuyển thấp thì vào các ĐH khác và có thể phải nộp học phí. Thương mại hoá giáo dục phải có giới hạn, và bình đẳng phải là như vậy.
Theo Vũ Việt Thắng
VietNamNet
GS. NGND Đinh Xuân Lâm: Cây đời xanh mãi
Nếu bạn có dịp đi xe buýt ở Hà Nội, nhất là trên tuyến xe số 18 mà gặp một cụ già tóc bạc phơ với đôi mắt sáng và nụ cười hiền từ pha chút hóm hỉnh thì rất có thể, đó là GS. NGND Đinh Xuân Lâm.
Ông được xem là một trong "tứ trụ" ("Lâm, Lê, Tấn, Vượng", gồm Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại.
GS. NGND Đinh Xuân Lâm.
Chuyện ông dành trọn cả cuộc đời mình để dạy lịch sử, nghiên cứu sử Việt Nam, đi theo Cách mạng, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, nhân dân với Huân chương kháng chiến hạng Ba, danh hiệu GS. NGND thì hầu như ai cũng biết. Dù là những năm tháng đứng trên bục giảng ở trường THPT Lam Sơn (Thanh Hóa) hay ĐH Tổng hợp (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội), thậm chí trong những ngày sơ tán trên rừng Đại Từ (Thái Nguyên) đói rét, khổ cực thì GS. Đinh Xuân Lâm vẫn luôn để lại trong lòng học trò những ấn tượng tốt đẹp. Không chỉ có vốn tri thức uyên bác, tư duy khúc triết, phong thái làm việc ung dung, hòa nhã, nhiều thế hệ sinh viên khoa Lịch sử (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội) vẫn truyền tai nhau về sự tận tình, nhiệt huyết khi truyền dạy kiến thức, sự thân tình, gần gũi trong ứng xử giữa thầy Đinh Xuân Lâm và học trò...
Tôi không có may mắn được học GS. Đinh Xuân Lâm ngày nào trên giảng đường đại học, dù cũng trưởng thành từ mái trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Nhưng sau này công việc đã giúp tôi có cơ hội được gặp và trò chuyện cùng với GS. Đinh Xuân Lâm. Ấn tượng về những cuộc gặp ấy ngoài sự khâm phục, kính trọng một nhân cách khoa học toàn vẹn thì điều tôi khắc sâu nhất chính là sự giản dị đến ngỡ ngàng trong cuộc sống hàng ngày của người thầy đáng kính.
Ở tuổi ngoại bát tuần, GS. Đinh Xuân Lâm vẫn ngày ngày đi xe buýt từ nhà riêng ở Thái Thịnh lên phố Lò Đúc để làm việc. Nhiều người biết chuyện hoặc là không tin, hoặc là không ngừng thắc mắc tại sao ông lại chọn loại phương tiện di chuyển vất vả như xe buýt, nhất là trong những ngày mưa hay khi nắng nóng gay gắt. Câu trả lời hóa ra rất đơn giản: "Các con tôi cũng muốn đưa đón tôi từ nhà lên chỗ làm việc nhưng tôi từ chối ngay. Tôi tự đi và về nên có thể chủ động được về mặt thời gian, miễn sao phù hợp với sức khỏe của mình. Huống hồ con cái còn công việc, sao có thể đưa đón mãi được. Tôi chọn xe buýt chứ không phải taxi hay xe ôm, thứ nhất là vì tôi đi làm gần như mỗi ngày nên nếu "có người đưa đón riêng" thì tốn kém quá. Trong khi đó, đi xe buýt cũng có những cái hay của nó chứ không chỉ toàn những điều khó chịu như nhiều người vẫn nói. Chẳng hạn, tôi luôn được các bạn trẻ nhường ghế ngồi, lái xe cũng có nhiều người lái cẩn thận, từ tốn lắm..." - GS. Đinh Xuân Lâm chia sẻ.
Trong căn phòng chót vót tận trên tầng 20 của Chung cư 93 Lò Đúc, lần nào tôi đến cũng chỉ thấy có một mình GS. Đinh Xuân Lâm ở đó. Lại nhìn đến những tấm ảnh được bày trang trọng trong tủ kính hay trên mặt tủ, tôi không khỏi thắc mắc nên có lần đã đánh bạo hỏi ông. Một cách vui vẻ, ông bảo căn phòng này là do người con trai và con dâu cả của ông, hiện đang sống và làm việc ở Budapest (Hungary) mua biếu, để ông có không gian làm việc yên tĩnh, tập trung. Nơi đây cũng rất gần với Viện sử học Việt Nam và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nên ông có thể đi bộ sang đó bất cứ lúc nào. Chẳng thế mà nhiều lần tôi đến thăm ông, sau khi câu chuyện kết thúc đều thấy ông chuẩn bị vài cuốn sách hoặc cuốn tạp chí hay để đem sang Viện và Hội cùng trao đổi với những người bạn, người đồng nghiệp đam mê nghiên cứu lịch sử như mình.
Hỏi chuyện về gia đình, ông bảo cả 3 người con (gồm 2 trai, 1 gái) của ông đều không có ai theo ngành sử học. Mà ông thì chẳng ép buộc ai bao giờ, ngay cả với con cái cũng vậy. Thành ra, điều ông đang canh cánh trong lòng hiện nay chính là gia tài sách về lịch sử mà ông đã dành trọn đời để sưu tập cũng có, mà tự viết, biên soạn cũng có sẽ phải xử trí ra sao sau này. Nhiều đơn vị, tổ chức cũng đã đặt vấn đề xin lại để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, bản thân ông cũng đã có một số dự định... Nhưng dù tặng lại ai thì GS. Đinh Xuân Lâm chia sẻ rằng cũng mong những cuốn sách quý một đời ông nâng niu, gìn giữ sẽ được sử dụng một cách hữu ích nhất, trở thành những tài liệu nghiên cứu giúp cho nhiều thế hệ người Việt, thậm chí là người nước ngoài có thể tìm đọc để thêm hiểu, thêm yêu và tự hào về truyền thống lịch sử Việt Nam.
Theo Thu Hương
Đại Đoàn Kết
Tuyển sinh vẫn lòng vòng Số lượng thí sinh đăng ký dự thi chính thức vào các trường ĐH, CĐ đã được chốt lại. Đây là thời điểm chính xác để các thí sinh nhìn lại và đưa ra quyết định chọn trường thi trong số hồ sơ đã nộp, trong khi các nhà tuyển sinh còn băn khoăn. Thí sinh đã trở lại với kỹ thuật và...