Phần 2: Những câu chuyện hay nhất mẹ kể con nghe để trẻ thông minh, hiếu thảo
Đọc sách đối với trẻ nhỏ là cực kì quan trọng để hoàn thiện nhân cách và phát triển trí thông minh ở trẻ. Nhưng không phải sách nào cũng tốt cho trẻ nhỏ. Dưới đây là những câu chuyện mà mẹ nên hàng đêm kể cho con nghe.
Có rất nhiều loại sách hiện giờ trên thị trường giành cho trẻ nhỏ nhưng không phải sách nào cũng phù hợp với trẻ em các mẹ nên lựa chọn thật kĩ trước khi mua sách cho trẻ. Với những bé chưa biết đọc các mẹ có thể kể cho con hàng ngày những câu chuyện sau. Đây là những câu chuyện có ý nghĩa răn dạy rất sâu sắc không những cho trẻ những bài học mà còn giúp trẻ hình thành thoái quen đọc sách rất bổ ích.
Câu chuyện thứ 1: Dê đen và Dê trắng
Dê đen và Dê trắng cùng sống trong một khu rừng. Hàng ngày, cả hai thường đến uống nước và tìm cái ăn ở trong khu rừng quen thuộc.
Một hôm, Dê trắng đi tìm cái ăn và uống nước suối như mọi khi. Dê đang mải mê ngặm cỏ, bất chợt một con Sói ở đâu nhảy xổ ra.
Sói quát hỏi:- Dê kia! mi đi đâu?
Dê trắng sợ rúm cả người, lắp bắp:
- Dạ, dạ, tôi đi tìm… tìm cỏ non và…và uống nước suối ạ!
Sói lại quát hỏi:
- Mi có gì ở chân?
- Dạ, dạ, chân của tôi có móng ạ…ạ!
- Trên đầu mi có gì?
- Dạ, dạ, trên đầu tôi có đôi sừng mới nhú…
Sói càng quát to hơn:
- Trái tim mi thế nào?
- Ôi, ôi, trái…trái tim tôi đang run sợ…sợ…
- Hahaha…
Sói cười vang rồi ăn thịt chú Dê trắng tội nghiệp.
Dê đen cũng đi tới khu rừng để ăn cỏ non và uống nước suối. Đang tha thẩn ngặm cỏ, chợt Sói xuất hiện, nó quát hỏi:
- Dê kia, mi đi đâu?
Dê đen nhìn con Sói từ đầu tới chân rồi ngước cổ trả lời:
- Ta đi tìm kẻ nào thích gây sự đây! Sói bị bất ngờ, nó hỏi tiếp:
- Thế dưới chân mi có gì?
- Chân thép của ta có móng bằng đồng.
- Thế…thế…trên đầu mi có gì?
- Trên đầu của ta có đôi sừng bằng kim cương!
Sói sợ lắm rồi, nhưng vẫn cố hỏi:
- Mi…mi…trái tim mi thế nào?
Dê đen dõng dạc trả lời:
- Trái tim thép của ta bảo ta rằng: hãy cắm đôi sừng kim cương vào đầu Sói. Nào, Sói hãy lại đây.
Ôi trời, sợ quá, con Sói ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng, từ đó không ai trông thấy nó lởn vởn ở khu rừng đó nữa.
Dạy con hiểu: Qua câu chuyện ngụ ngôn trên, bạn có thể truyền tải nhiều thông điệp khác nhau cho bé hiểu. Chẳng hạn như biết cách ứng xử trước các tình huống khó, nguy hiểm, lạc quan và bản lĩnh để xử lý vấn đề.
Video đang HOT
Câu chuyện thứ 2: Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ
Đó là một thứ cây to, khỏe, lá của nó rậm rạp đến nỗi không một tia nắng nào có thể lọt qua được. Vào những ngày trời nắng nóng người ta thường nghỉ chân một lát và trò chuyện hàn huyên cùng cây dưới bóng cây mát rượi. Mọi người ai cũng biết rằng cây đa rất thông thái vì cây đã có tuổi, đã từng trải.
Một hôm, có một cậu bé chăn cừu ngồi nghỉ mát dưới gốc cây sau một ngày dài phơi mình dưới nắng cậu bé thấy người mệt mỏi và nóng bức. Một làn gió mơn man thổi thoa nhẹ lên tấm thân mỏi mệt của chú bé. Cậu bé bắt đầu thấy buồn ngủ. Vừa đặt mình xuống cậu bé bỗng ngước mắt nhìn lên những cành cây. Bấy giờ cậu bé bỗng thấy mình thật kiêu hãnh, cậu vẫn thường hay khoe với mọi người rằng cậu có tài chăn cừu và đàn cừu của cậu nhờ vậy mà lớn rất nhanh. Khi cậu bé phát hiện ra cây đa chỉ có những chùm quả rất nhỏ nó bắt đầu thấy ngạc nhiên. Cậu bắt đầu chế giễu: hư, một cái cây to khỏe thế này mà làm sao chỉ có những bông hoa những chùm quả bé tí tẹo thế kia, mọi người vẫn bảo là cái cây này thông thái lắm kia mà nhưng làm sao nó có thể thông thái khi mà quả của nó chỉ toàn bé xíu như vậy. Dĩ nhiên là cây đa nghe hết những lời của cậu bé nhưng cây vẫn im lặng và cành lá chỉ khẽ rung rinh đủ để cho gió cất lên khúc hát ru êm dịu. Cậu bé bắt đầu ngủ, cậu ngáy o o…. Cốc.
Quả đa nhỏ rụng chính giữa trán của cậu bé, nó bừng tỉnh nhưng càu nhàu: “gừm… người ta vừa mới chợp mắt được có một tí”, rồi nó nhặt quả đa lên chưa hết chưa biết định làm gì với quả đa này bỗng nhiên cậu bé nghe thấy có tiếng cười khúc khích, cậu nghe thấy cây hỏi:
“Có đau không ?”.
“Không nhưng mà làm người ta mất cả giấc ngủ”.
“Đó là bài học cho cậu bé to đầu đấy. Cậu chẳng vừa nhạo tôi là chỉ sinh ra toàn những quả nhỏ xíu là gì”.
“Tôi nhạo đấy tại sao người đời lại bảo bác là thông thái được nhỉ? Phá giấc ngủ trưa của người khác! Thế cũng là thông minh chắc! “.
Cây cười và nói: “Này này anh bạn anh hãy nghe đây những chiếc lá của tôi cho cậu bóng mát để cậu lấy chỗ nghỉ ngơi. ừ thì cứ cho là quả của tôi nó bé đi chăng nữa nhưng chẳng lẽ cậu không thấy rằng tạo hóa hoạt động rất hoàn chỉnh đó sao. Cậu thử tưởng tượng xem, nếu quả của tôi to như quả dừa thì điều gì sẽ xảy ra khi nó rơi vào đầu cậu”. Cậu bé im thin thít: “ừ nhở”. Câu chưa hề nghĩ đến điều này bao giờ cả.
Cây lại nhẹ nhàng tiếp lời: “Những người khiêm tốn có thể học hỏi rất nhiều điều từ việc quan sát những vật xung quanh đấy cậu bé ạ”.
“Vâng bác đa bác cứ nói tiếp đi”.
“Cậu hãy bắt đầu làm bạn với những gì ở quanh cậu. Chúng ta tất cả đều cần tới nhau. Cậu cứ nhìn bầy ong kia mà xem. Nhờ có ong mà hoa của tôi mới có thể trở thành quả. Thế còn bầy chim kia thì sao. Chúng làm tổ ngay giữa tán lá của tôi đây này. Những con chim bố mẹ kia phải làm việc vất vả cả ngày để bắt sâu nuôi con và cậu có biết việc làm đó có ý nghĩa gì với tôi không?”.
“Không, có ý nghĩa gì vậy hả bác?”.
“Sâu ăn lá chính vậy loài chim kia chính là những người bạn của tôi. Chúng còn giúp cả cậu nữa đấy, sở dĩ cừu của cậu có đủ lá và cỏ để ăn là vì chim chóc đã tiêu diệt hết các loài côn trùng và sâu bọ. Và chưa hết đâu cậu bé ạ!”.
“Còn gì thế nữa hả bác đa”.
“Cậu hãy nhìn xuống chân mình mà xem, những chiếc lá rụng tạo thành lớp thảm mục, những con sâu đào đất ngoi lên để ăn lá, chúng đào đất thành những lỗ nhỏ, nhờ đó không khí có thể vào được trong đất. Có không khí trong đất nên bộ rễ của tôi mới khỏe thế nào đấy. Rễ khỏe nên tôi cũng khỏe hơn. Nào thế bây giờ cậu trẻ đã hiểu chưa?”.
“Cháu hiểu rồi thưa bác. Bác tha lỗi cho cháu nhé vì đã cười nhạo bác bác đa ạ”.
” Không sao bây giờ cháu hãy ra dắt cừu về đi.”
Có thể cậu bé chăn cừu không phải ngay sau đó sẽ trở nên khiêm tốn, học hỏi luôn được nhưng rõ ràng là cậu đã nhận ra người ta không thể sống lẻ loi phải không các bé.
Câu chuyện thứ 3: Chuyện cô Mây
Trên trời có một đám mây xinh đẹp, khi thì cô mặc áo trắng như bong, khi thì cô mặc áo xanh biếc, lúc thì cô lại đổi áo màu hồng tươi. Cô mây cứ suốt ngày nhởn nhơ bay lượn, lúc lướt trên đỉnh núi, ngọn đồi, lúc bay trên biển cả mênh mông, lúc vờn đồng quê bát ngát. Nhưng bay mãi một mình cũng buồn vì chẳng có ai chơi với cô. Bác Mặt trời bận tỏa ánh nắng cho người phơi thóc. Cô mặt trăng bận rãi ánh vàng cho các em bé vui chơi. May thay cô gặp Chị Gió. Cô gọi:
- Chị Gió ơi?
Chị Gió đáp:
- Chị đang bận rủ các bạn mây các nơi về làm mưa đây. Em có muốn làm mưa không?
- Làm mưa để làm gì hả chị?
- Làm mưa để cho cây cối tốt tươi, cho lúa to bong, cho khoai to củ.
- Thế làm mưa có dễ không chị Gió?
- Làm mưa cũng dễ thôi nhưng mà phải mệt, phải nhịn mặc áo đẹp, phải chịu lạnh rồi tan thành mưa, rơi xuống ruộng đồng.
- Thế không được làm mây nữa ư?
- Không, nhưng lại được làm nước chảy. Nước chảy có ích cho người. Thế em có thích làm nước chảy không?
Mây gật đầu:
Chị cho em đi làm nước chảy với. Nhởn nhơ bay lượn một mình mãi em cũng chán lắm. Em muốn làm việc có ích cho người cơ.
Chị Gió thổi mạnh, đưa mây đi rất nhanh. Càng đi, càng bay sà xuống thấp, mây các nơi cùng kéo về đông nghịt, màu áo xám làm tối cả một vùng trời. Ai nấy đều nhanh nhẹn vội vàng kéo nhau sà xuống thấp. Bỗng cô nhìn thấy một đoàn trẻ bé đang chơi trong vườn hoa, đàn trẻ nhảy nhót tung tăng ngẩn mặt lên trời mà hát:
Cầu trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy bát cơm đầy
Lấy rơm đun bếp.
Cây, lá, cỏ, hoa thấy mây xám bay ngang cũng ngẩng đầu lên rì rào nói:
Mưa rơi xuống đây
Cho tốt cỏ cây
Cho tươi hoa lá
Nhớ mong mưa quá
Mưa ơi! Mưa ơi!
Vừa lúc đó cơn lạnh ùa đến. Đám mây xám rùng mình tan thành những giọt nước thi nhau tưới xuống đất rào rào. Đoàn trẻ dắt nhau chạy trốn dưới mái hiên. Cỏ, cây, hoa, lá tươi tỉnh mỉm cười đón mừng những giọt nước trong vắt đáng yêu.
Thế là cô Mây trên trời cao đã hóa thành dòng nước chảy tràn khắp ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi. Vài hôm nữa bác mặt trời chiếu xuống nước bốc thành hơi. Chị Gió lại đưa nước lên trở thành Mây.
Theo www.phunutoday.vn
Mẹ Nhật Nam hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị đồ dùng, tâm thế và rèn thói quen cho con vào lớp 1
Chị Phan Hồ Điệp - mẹ "thần đồng" Đỗ Nhật Nam đã có bài hướng dẫn rất chi tiết cụ thể về những vật dụng thiết yếu cần mua sắm cho con cũng như việc chuẩn bị tâm lý, hình thành thói quen cho con vào lớp 1.
1. Chuẩn bị đồ dùng
Bố mẹ cần xác định tinh thần con vào lớp 1 là sẽ khá tốn tiền mua đồ dùng học tập. Mình thấy ít bạn nào đi học mà giữ các đồ dùng được lâu.
Đồ dùng cần sắm bao gồm:
- Hộp bút (nên chọn mua hộp có hình bạn ấy thích) bút chì ( mình nghĩ bút chì của Staedtler 2B là phù hợp) tẩy thước kẻ (thước có chiều dài 20cm) gọt bút chì bộ bút màu. Bút mực sang kì 2 mới cần nên bạn chưa cần sắm vội.
- Cặp sách: nếu có điều kiện thì mua loại siêu nhẹ của Nhật. Hồi Nam đi học cấp 1, mình "nghiến răng" mua một cái ở Nhật, dùng suốt 5 năm tiểu học, sau đó tặng lại cho một bạn bây giờ đã di chuyển thêm mấy bạn nữa mà vẫn còn tốt. Nên tưởng đắt hóa ra lại lợi. Chỉ có điều phải tìm được đúng hàng Nhật. Còn nếu không, các bạn mua loại tiện dụng, đừng nhiều ngăn phức tạp quá, cũng đừng to quá.
- Vở: Hầu hết sẽ theo quy định của trường nên bạn đừng sắm vội. Nếu cần thì bạn mua loại vở 5 li, giấy trắng nhưng không lóa.
Theo chị Phan Hồ Điệp, các bố mẹ đừng hoang mang khi thấy các bé khác biết đọc, viết mà con mình thì chưa. Chỉ sau một học kì, hầu hết các bé sẽ có trình độ ngang nhau.
2. Chuẩn bị tâm thế
Lớp 1 còn được một số nhà giáo dục gọi là "cửa ải lớp 1" đủ thấy khó khăn của các bạn nhỏ khi mới bắt đầu đi học như thế nào. Vì thế, con rất cần có bố mẹ đồng hành.
Hãy nói với con về những niềm vui mà nhà trường mang lại: Vào lớp 1 con sẽ đọc được nhiều câu chuyện để kể cho mẹ nghe/ Vào lớp 1, con đã lớn rồi, con biết xếp hàng ngay ngắn/ Vào lớp 1, con sẽ ăn nhanh hơn vì con không còn là em bé nữa... Cứ thế, bạn khiến con cảm thấy: Ồ, mình lớn thật rồi. Đi học thật là vui.
3. Cho ngày khai giảng
Hãy đi đến trường cùng con nếu có thể. Hãy coi đó là một sự kiện đáng ghi nhớ của cả nhà. Mẹ nên "trang trí" cho bộ đồng phục của con bằng việc cài thêm một cái nơ, một bông hoa (với bé gái), gắn thêm hình (tàu thủy, lá cờ) với bé trai. Bạn nhớ mua bóng bay hoặc cờ nếu nhà trường yêu cầu nhé. Với bé, đó là chuyện rất quan trọng. Nhân đây, mình cũng mong muốn tất cả nhà trường khi tổ chức khai giảng nên dành một khoảng thời gian để chào mừng các bé lớp 1 đến trường. Các con sẽ đi vào từ cổng trường và có các anh chị lớn, các thầy cô ra đón để các bé đứng vào hàng. Giây phút đó sẽ thành kỉ niệm đáng yêu cho cả bố mẹ và các con.
4. Những thói quen cần rèn trước khi vào học
- Con sẽ ngồi ngay ngắn và học (viết, vẽ, tô màu, làm tính) trong vòng 20 phút.
- Con sẽ ngồi tập trung chơi mà không di chuyển chỗ.
- Con biết chờ đợi người khác nói, biết lắng nghe.
- Con biết cách giơ tay để phát biểu trong lớp học.
- Tự phục vụ khi ăn uống, đi vệ sinh, giữ gìn đồ đạc cá nhân.
- Con biết cách quan sát và diễn đạt những điều mình đã quan sát được.
- Con thực hiện được theo những nguyên tắc đơn giản hoặc theo thời khóa biểu.
Lớp 1 còn được một số nhà giáo dục gọi là "cửa ải lớp 1" (Ảnh minh họa).
5. Về việc học
Trong mọi điều, hãy nhớ: Đừng để bé sợ học ngay từ vạch xuất phát. Niềm vui khi học là thứ cảm xúc cần được nuôi dưỡng và quan trọng hơn điểm số. Đừng hoang mang khi thấy các bé khác biết đọc, viết mà con mình thì chưa. Chỉ sau một học kì, hầu hết các bé sẽ có trình độ ngang nhau.
Có nên cho bé làm bài về nhà từ lớp 1 không? Mình nghĩ là nên với thời gian dưới 20 phút. Trong khoảng thời gian đó:
- Bé đọc lại bài của ngày hôm đó.
- Tập tô hoặc tập viết khoảng 3 dòng.
- Tự tính nhẩm hoặc viết lại con số.
Chỉ vậy thôi. Cực lực phản đối việc con phải viết bài cả trang. Bạn không tin cứ ngồi viết 1 trang giấy đúng li, đúng dòng sẽ thấy khổ sở thế nào. Trong khi đó, tay con còn quá non nớt.
Nhưng bạn nên rèn cho con tự học từ thời điểm con học lớp 1. Cây non dễ uốn. Hãy để con tự liên hệ, tự tìm hiểu những kiến thức đã học.
Ví dụ con học vần "o". Hãy cùng đố vui tìm các tiếng có vần "o". Khó hơn thì làm bài thơ kết thúc bằng vần "o".
Ví dụ: Tôi bị ho/ Mẹ rất lo/ Mẹ lấy cho/ Một cái lọ/ Có vị nho/Tôi hết ho/ Ngủ khò khò/ Ngáy o o...
Vui là chính, không cần quá quan trọng về nghĩa.
Với môn Toán, hãy cố gắng "nghĩ theo hướng ngược lại" vì các bài tập trong sách giáo khoa thường chỉ dạy kĩ năng tính toán. Ví dụ con học phép tính trong bảng 5, bố mẹ hãy đố: Những số nào cộng với nhau thì kết quả là 5.
Lớp 1, các bạn cũng làm quen với các khái niệm: Tiếng/ Từ/ Chữ/ Chữ cái/ Âm/ Vần. Những khái niệm này rất quan trọng và bố mẹ cũng đừng nhầm khi dạy con nhé.
Rèn cho con thói quen ngồi ngay ngắn và học trong vòng 20 phút trước khi vào học (Ảnh minh họa).
6. Về đọc sách
Thời điểm này, bạn nên duy trì việc đọc sách cho con, ít nhất là đến hết học kì 1 lớp 1, đơn giản vì mình nghĩ đó là khoảng thời gian để các bạn ấy thư giãn êm đềm sau một ngày học ở trường. Và cố gắng, cố gắng đọc sách chữ thay vì sách tranh như trước. Còn nếu trong trường hợp các bạn vẫn rất thích truyện tranh thì nên có "giao kèo" một tuần đọc 3 lần chẳng hạn.
Những cuốn sách truyện mà cha mẹ có thể chọn đọc cho con:
- Bộ Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên: Đây thực sự là bộ sách "tiểu học" vì bạn có thể để dành cho con trong suốt quãng thời gian con học tiểu học. Nó đem đến một cảm giác dễ chịu, êm đềm và cực tốt cho việc phát triển vốn từ của trẻ.
- Tot-to-chan cô bé bên cửa sổ.
- Tập thơ: Ngày xưa, ngày nay, ngày sau/ Ra vườn nhặt nắng và một số bài thơ của Trần Đăng Khoa.
Những sách để tham khảo cho việc học lớp 1: Đối với mình là chưa cần.
Vài nét về tác giả
Chị Phan Hồ Điệp (sinh năm 1975) là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chị được nhiều phụ huynh ngưỡng mộ về cách nuôi dạy con trai - "thần đồng" Đỗ Nhật Nam - người được biết đến với bảng thành tích đáng nể: Tổng biên tập tờ báo Creative Melange (tờ báo tuổi Teen của Đông Nam Á), kỷ lục dịch giả nhỏ tuổi nhất và là tác giả nhiều cuốn sách "Tớ đã học tiếng Anh như thế nào", "Những con chữ biết hát", "Bố mẹ đã cưa đổ tớ"...
Theo Helino
Bộ sách thiếu nhi dù đọc cùng con đến 1.000 lần, bé vẫn đòi đọc thêm một lần nữa! Sẽ là một thử thách nếu các bố mẹ muốn biết vì sao con mình lại yêu thích và có thể đọc đi đọc lại một cuốn sách đến hàng trăm, hàng nghìn lần; bởi vì trẻ nhỏ có một khả năng tuyệt vời khi đọc sách, đó là "nhìn thấy những điều mà người lớn không nhìn thấy". Trí tưởng tượng và...