Phải làm gì khi bị chuột rút bàn chân?
Rất nhiều người trong chúng ta từng bị chuột rút bàn chân. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Ở một số người, chuột rút bàn chân xảy ra với tần suất nhiều hơn.
Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia (Mỹ) cho thấy trong số những người từng bị chuột rút bàn chân thì khoảng 60% bị vào ban đêm, 40% vào ban ngày.
Ngồi lâu ở tư thế không thoải mái có thể gây chuột rút bàn chân. Ảnh SHUTTERSTOCK
Thông thường, chuột rút bàn chân không phải là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do ít vận động, theo Healthline.
Chẳng hạn, ngồi lâu, nhất là ở tư thế không thoải mái, sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu đến bàn chân và chèn ép các dây thần kinh, từ đó gây chuột rút.
Một nguyên nhân khác là duỗi chân quá mức khiến cơ bàn chân bị căng mỏi, ảnh hưởng lưu thông máu đến bàn chân, từ đó gây chuột rút.
Ngoài ra, mang một đôi giày chật hoặc đế giày cứng cũng có thể gây chuột rút bàn chân. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra hơn nếu đứng quá lâu.
Những người đang uống thuốc huyết áp, thuốc tránh thai có thể bị tác dụng phụ gây chuột rút bàn chân. Một số bệnh như rối loạn trao đổi chất hay viêm xương khớp cũng khiến tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn.
Chuột rút bàn chân khiến người mắc rất khó chịu, nhất là nếu xảy ra thường xuyên. Theo các chuyên gia, duỗi thẳng chân là cách tốt nhất để giảm đau tức thì khi bị chuột rút bàn chân.
Với những người thường xuyên bị chuột rút, các bài tập duỗi thẳng chân nhẹ nhàng và co duỗi các ngón chân có thể giảm nguy cơ tình trạng này xuất hiện. Mỗi ngày có thể thực hiện nhiều lần.
Video đang HOT
Ngoài ra, bổ sung kali cũng giúp giảm chuột rút. Nguyên nhân là vì kali có chức năng điều chỉnh hoạt động co thắt cơ và tăng lưu thông máu qua cơ. Những món có nhiều kali có thể kể đến gồm chuối, củ dền, đậu nành, đậu đen hay dưa hấu.
Trong một số trường hợp, thiếu magiê sẽ dẫn đến những phản ứng cơ không tự chủ và gây chuột rút. Bổ sung các thực phẩm giàu magiê như sô cô la đen, trái bơ, đậu hủ, chuối hay rau lá xanh sẽ giảm được chuột rút.
Nếu đã thử mọi cách mà chuột rút bàn chân vẫn tái diễn, đặc biệt là trong giấc ngủ, thì cần phải đến gặp bác sĩ kiểm tra để được điều trị, theo Medical News Today.
5 dấu hiệu cảnh báo 'rất nghiêm trọng' của tắc nghẽn mạch máu trong phổi
Cục máu đông từ tĩnh mạch di chuyển đến phổi làm tắc nghẽn mạch máu phổi gọi là thuyên tắc phổi.
Hiệp hội về Phổi của Anh British Lung Foundation cho biết hiện tượng "rất nghiêm trọng" như vậy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu máu không đến phổi, cấp cứu thật nhanh mới có thể cứu mạng.
Tuy nhiên, trước tiên, cần phải biết khi nào cần gọi xe cấp cứu.
Một trong những triệu chứng chính của thuyên tắc phổi là đau ngực, có thể kèm theo hụt hơi hoặc khó thở. Bất kỳ triệu chứng nào sau đây đều quan trọng.
Thuyên tắc phổi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các dấu hiệu cảnh báo sớm của huyết khối tĩnh mạch sâu
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh liệt kê các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu cần cấp cứu ngay là:
Đau nhói hoặc chuột rút ở một chân (hiếm khi cả hai chân), thường ở bắp chân hoặc đùi
Xung quanh vùng đau bị nóng
Xung quanh vùng đau tấy đỏ
Các tĩnh mạch bị sưng, cứng hoặc đau khi chạm vào.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cho biết thêm, những triệu chứng này cũng xảy ra ở cánh tay hoặc bụng, tim, não.
Các triệu chứng khác của cục máu đông
Triệu chứng cảnh báo huyết khối tĩnh mạch sâu là đau nhói hoặc chuột rút ở một chân, đỏ, nóng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tùy vào vị trí cục máu đông, mà các triệu chứng khác nhau:
Tim: Nặng hoặc đau ngực, khó chịu ở các vùng khác của cơ thể, khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn, choáng váng
Não: Yếu mặt, tay hoặc chân, khó nói, các vấn đề về thị lực, đau đầu đột ngột và dữ dội, chóng mặt
Cánh tay hoặc chân: Đau đột ngột hoặc từ từ, sưng, đau và nóng, đỏ
Phổi: Đau tức ngực, khó thở, đổ mồ hôi, sốt, ho ra máu
Bụng: Đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy
Nếu gặp các triệu chứng và nghi ngờ mình có thể bị đông máu, hãy đi khám ngay lập tức, theo hetamology. com.
Những ai có nguy cơ?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông bao gồm béo phì, mang thai, ngồi lâu trong các chuyến đi dài, hút thuốc, thuốc tránh thai, một số loại ung thư, chấn thương, một số phẫu thuật, trên 60 tuổi, tiền sử gia đình, viêm mạn tính, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao.
Tuy nhiên, có đến 30% các trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Có cách nào để giảm nguy cơ đông máu không?
Có một số biện pháp để giảm nguy cơ đông máu.
Nếu hút thuốc, hãy bỏ thuốc
Tập thể dục thường xuyên và không ngồi trong thời gian dài
Uống nhiều nước trong suốt cả ngày, từ 6 - 8 ly nước mỗi ngày
Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh.
Đối với những người mới phẫu thuật, nên đi lại khi được phép.
Nên mang tất đi máy bay và đi lại bất cứ khi nào có thể.
Ngoài ra, cách tốt nhất là "uốn cong và duỗi thẳng chân, bàn chân và ngón chân sau mỗi 30 phút nếu phải ngồi lâu, theo Express.
5 bệnh dễ mắc khi chuyển mùa lạnh Cảm lạnh, nhiễm virus hợp bào hô hấp, viêm họng, thanh quản... là một số bệnh trẻ em dễ mắc khi chuyển mùa lạnh. Dưới đây là 5 bệnh phổ biến mà trẻ dễ mắc khi chuyển mùa lạnh và các lời khuyên về cách giữ cho trẻ khỏe mạnh: Cảm lạnh thông thường Cảm lạnh là bệnh nhiễm siêu vi được biểu...