Phải làm gì để giữ cho thận khỏe mạnh?
Thận thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể.
Trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người bị suy thận, tương đương với khoảng 850 triệu người – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bao gồm điều hòa hàm lượng muối, kali và axit của cơ thể, loại bỏ các chất thải và thuốc từ cơ thể, giải phóng hoóc môn điều hòa huyết áp và sản xuất hồng cầu, cũng như sản xuất dạng hoạt động của vitamin D cần thiết cho xương chắc khỏe, theo ET.
Nếu chức năng thận bị suy giảm, bệnh thận mạn tính phát triển đến một lúc nào đó sẽ thành suy thận, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và có thể đe dọa đến tính mạng.
Trên thế giới, cứ 10 người thì có 1 người bị suy thận, tương đương với khoảng 850 triệu người. Hai nguyên nhân chính gây ra bệnh thận mạn tính là bệnh tiểu đường và huyết áp cao, chiếm đến 2/3 trường hợp, theo Restore-horizon.eu.
Ngoài ra, viêm thận, tắc nghẽn đường tiết niệu lâu dài như sỏi thận hoặc phì đại tuyến tiền liệt cũng gây bệnh thận mạn tính.
Phần lớn những người bị bệnh thận mạn tính giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nào và có vẻ khỏe mạnh, nhưng bệnh này gây biến chứng qua bệnh tim mạch. Từ đó, làm tăng nguy cơ tử vong sớm do đau tim và đột quỵ.
Và khi bệnh thận biểu hiện là đã đến lúc phải chạy thận hoặc ghép thận.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, sự suy giảm chức năng thận có thể được chậm lại hoặc thậm chí dừng lại, và nguy cơ biến chứng tim mạch có thể giảm.
Do đó, cần phải phát hiện bệnh sớm, trước khi quá muộn. Cần phải kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là người có nguy cơ cao.
Hãy thực hiện theo 5 bước sau để bảo vệ quả thận của bạn, theo Kidney.org.
1. Hiểu được các biến chứng của bệnh thận
Bệnh thận có thể gây ra 8 vấn đề sau:
Bệnh tim
Đau tim và đột quỵ
Huyết áp cao
Đe dọa đến tính mạng
Xương yếu
Tổn thương thần kinh
Suy thận
Video đang HOT
Thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp
2. Kiểm tra xem mình có nguy cơ không
Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm, người mắc các bệnh:
Bệnh tiểu đường
Huyết áp cao
Bệnh tim
Tiền sử gia đình bị suy thận, tiểu đường hoặc huyết áp cao
Béo phì
Người trên 60 tuổi
Cân nặng sơ sinh thấp
Sử dụng kéo dài một loại thuốc giảm đau
Bị bệnh Lupus, rối loạn tự miễn dịch khác
Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính
Sỏi thận
Biết được nguy cơ sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh.
3. Nhận biết các triệu chứng
Hầu hết những người mắc bệnh thận giai đoạn sớm không có triệu chứng, đó là lý do tại sao phát hiện sớm là rất quan trọng.
Vào thời điểm các triệu chứng xuất hiện, bệnh thận có thể tiến triển và các triệu chứng có thể gây hiểu nhầm. Hãy chú ý đến 8 dấu hiệu để nhận biết bệnh thận sau đây, theo kidney.com.
Mệt mỏi, yếu đuối
Đi tiểu khó, đau
Nước tiểu có bọt
Nước tiểu màu hồng, sẫm (máu trong nước tiểu)
Rất khát nước
Tăng nhu cầu đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm
Mắt sưng
Mặt, tay, mắt cá chân, bàn chân bị phù, trướng bụng
4. Kiểm tra
Nếu bạn hoặc người thân thuộc nhóm có nguy cơ cao, hãy đi khám để được xét nghiệm.
5. Nên làm gì để giữ cho thận khỏe mạnh?
Những điều nên làm để bảo vệ quả thận là:
Kiểm soát huyết áp
Kiểm soát lượng đường trong máu
Giảm lượng muối
Tránh dùng thuốc kháng viêm, tránh dùng lâu dài một loại thuốc giảm đau
Tập thể dục thường xuyên
Kiểm soát cân nặng
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng
Bỏ thuốc lá
Uống rượu vừa phải
Uống đủ nước
Tránh thường xuyên nín tiểu quá lâu
Theo dõi mức cholesterol
Kiểm tra chức năng thận hằng năm.
Thực hư tin đồn hiến máu gây tăng cân
Nhiều người cho rằng sau khi hiến máu, cơ thể sẽ hấp thụ tốt hơn từ đó dễ tăng cân. Liệu điều đó có phải sự thật?
Hiến máu nhân đạo lâu nay đã trở thành hoạt động mang nhiều ý nghĩa, giúp ích cho xã hội và cộng đồng. Tuy nhiên, rất nhiều người nghi ngờ hiến máu có thể dẫn đến tăng cân do cơ thể hấp thụ dinh dưỡng nhiều hơn.
Hiến máu không làm tăng cân hay ảnh hưởng tới sức khỏe
Thạc sĩ, bác sĩ Doãn Thị Tường Vi (Viện Dinh dưỡng lâm sàng) cho biết: "Đời sống hồng cầu thông thường chỉ kéo dài trong vòng 120 ngày. Bởi vậy, dù trong trường hợp không hiến máu, các tế bào hồng cầu cũng sẽ chết sau 120 ngày. Cơ thể sẽ liên tục sản sinh các tế bào hồng cầu mới và bù đắp lại".
Bởi vậy, bác sĩ này cho rằng sau khi hiến máu, cơ thể chỉ kích thích chuyển hóa ở ngưỡng vừa đủ để gia tăng số lượng hồng cầu mất đi, không thể nhanh chóng làm tăng cân như những thông tin được truyền miệng.
Hiến máu không khiến chúng ta dễ dàng tăng cân nếu vẫn duy trì chế độ ăn hợp lý. Ảnh: Verywell Fit.
Đồng ý với quan điểm này, bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh (khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên) giải thích: "Đối với các trường hợp sau khi hiến máu, cơ thể sẽ phát sinh cơ chế tăng sinh hồng cầu, bù đắp lại lượng máu đã hiến nhanh chóng".
Cụ thể, theo bác sĩ Hạnh, mỗi ngày cơ thể luôn có một lượng hồng cầu già, tự đào thải và được thay thế bởi các hồng cầu mới đầy đủ chất hơn, tốt hơn.
Khi hiến, lượng máu đang hoạt động tốt được gửi ra để dành tặng người khác. Lúc này, cơ thể sẽ tự động nhận biết vừa có một lượng hồng cầu chết đi, từ đó kích thích sản sinh thêm hồng cầu để duy trì hoạt động bình thường.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh cho biết hoạt động hiến máu dưới 9 ml/kg trọng lượng cơ thể hoàn toàn không ảnh hưởng đến các chức năng của con người. Thực tế, ngưỡng lấy máu tại Việt Nam cũng như thế giới hiện nay là 250-350 ml. Đối với người có cân nặng trung bình từ 40 kg trở lên, lượng máu này đều nằm trong mức an toàn.
Hầu hết, sau khi hiến máu, chúng ta sẽ có suy nghĩ bổ sung năng lượng để bù cho lượng máu đã mất và có xu hướng nghỉ ngơi nhiều hơn giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi. Tâm lý này khiến một số người tăng cân sau khi hiến máu vài ngày.
Ngoài ra, cơ chế tăng sinh sẽ kích thích việc ăn uống và mang lại cảm giác ngon miệng hơn. Tuy nhiên, nếu giữ thói quen ăn uống, sinh hoạt bình thường, cân nặng của chúng ta sẽ hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Lý do là hiện tượng tăng cân chỉ xảy ra trong trường hợp năng lượng nạp vào từ ăn uống nhiều hơn năng lượng tiêu hao khi tập luyện, hoạt động thể lực.
Ngoài ra, một số người còn lo ngại về các bệnh lý lây qua đường máu trong quá trình hiến. Theo bác sĩ Hạnh, trước khi hiến máu, các bệnh viện luôn có xét nghiệm sàng lọc để hạn chế vấn đề này. Đồng thời, kim lấy máu cũng như các thiết bị được sử dụng đều phải sát khuẩn toàn bộ nên mức độ an toàn là rất cao và không ảnh hưởng tới sức khỏe người hiến.
Bác sĩ này chia sẻ: "Ban đầu, quá trình kiểm tra sẽ được diễn ra rất nhanh để xác nhận viêm gan hay HIV. Sau đó, chúng sẽ được sàng lọc kỹ hơn và xét nghiệm lại để xác định đầy đủ các bệnh lý lây qua đường máu. Nếu có bất cứ vấn đề nào, đơn vị máu này sẽ không được sử dụng".
Những lưu ý sau khi hiến máu
Bác sĩ Nguyễn Thị Hạnh khuyến cáo người hiến máu nên dành thời gian nghỉ ngơi và chú ý ăn uống điều độ, khoa học. Họ nên bổ sung thêm một số vi lượng từ thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung, đặc biệt là sắt, để kích thích quá trình sinh hồng cầu.
Các ống kim lấy máu đường kính to có thể khiến vị trí cắm bị tổn thương nếu vận động mạnh. Ảnh: Futurity.
Ngoài ra, người hiến nên lưu ý tránh vận động quá mạnh hay tập luyện thể thao cường độ cao trong khoảng 3 ngày đầu tiên sau khi hiến máu, nhất là đối với bên tay cắm kim. Nguyên nhân là hầu hết việc lấy máu đều đang được thực hiện thông qua các ống kim có đường kính khá lớn. Việc làm này giúp các bác sĩ tránh tình trạng vỡ hồng cầu trên đường máu ra ngoài. Do vậy, vị trí cắm ống kim rất dễ bị tổn thương nếu vận động quá mạnh trong những ngày đầu.
Dấu hiệu ung thư ở nam giới cần đến bác sĩ ngay Nam giới thường chủ quan với những dấu hiệu cảnh báo ung thư. Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Mệt mỏi kéo dài Nhiều bệnh ung thư khiến bạn cảm thấy mệt mỏi rã rời và không thể cảm thấy khá mệt dù cố gắng nghỉ ngơi như thế nào. Cảm giác này khác...