Phải học thêm vì trên lớp… không hiểu
“ Vấn nạn” học thêm, dạy thêm cũng được các bạn học sinh TPHCM “mổ xẻ” ở nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong chương trình đối thoại giữa học sinh THPT với lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM diễn ra hôm 22/3.
Buổi đối thoại có 150 học sinh đại diện cho học sinh THPT trên địa bàn TPHCM tham dự. Các học sinh này đã cùng nói lên những chính kiến về việc học, chương trình học nặng lý thuyết ít thực hành, định hướng nghề nghiệp, vấn đề học thêm và cả những vấn đề thời sự về biển đảo.
Đa phần các bạn học sinh đều tự nhận học thêm vài môn là chuyện thường trong học sinh. Em Nguyễn Lê Tố Uyên, học sinh trường Bùi Thị Xuân lý giải rằng “không phải học sinh nào cũng muốn đi học thêm và có điều kiện đi học thêm nhưng thực sự trong lớp giáo viên giảng chúng em không hiểu. Các em đã cố gắng chú tâm học nhưng vẫn không hiểu nên buộc lòng phải đi học thêm”
Học sinh TPHCM bày tỏ ý kiến của mình về chương trình học.
Học sinh Võ Thanh Ngọc – Trường THPT Thủ Đức cũng cho rằng vấn đề học thêm là vì các em học không đúng khối mình muốn thi ĐH. Việc học sai khối so với khối thi ĐH nên phải đi học thêm, thời gian học chia ra không đều nên ảnh hưởng đến sức khoẻ học sinh. Em Nguyễn Thái Mạnh Tường, học trường THPT Nguyễn An Ninh cũng cho biết hiện tại phải đi học thêm môn toán, lý, hoá vì sắp tới phải thi khối A. Học sinh thi khối nào thì sẽ đi học thêm chủ yếu môn đó.
Sau khi đặt ra nguyên nhân chuyện học thêm tràn lan, em Võ Ngọc Thanh kiến nghị rằng học sinh lớp 9 phải được định hướng ngành nghề. Từ đó, tránh việc chọn sai khối và dễ dàng chọn khối học phù hợp cho việc thi đại học sau này.
Trong khi đó, em Đỗ Chí Dũng – học sinh Trường Mari Curie thì đặt vấn đề tình trạng giáo viên dạy thêm cũng nên nhìn lại ở chỗ thu nhập của giáo viên còn hơi thấp. “Một người thầy của em dạy chỉ được trả 40.000đ/tiết trong khi một giáo viên nước ngoài thì được trả cao hơn tới 160.000đ. Em đóng học phí 600.000đ/tháng và thêm 200.000đ do học với giáo viên nước ngoài lớp tăng cường tiếng anh. Bất hợp lý là 600.000đ kia chia cho giáo viên của 13 môn, còn 200.000đ chỉ cho môt thầy dạy tiếng anh.
Trước ý kiến của học sinh vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Chương – phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng hiện nay các em học thêm hết sức mù quáng, học như uống thuốc an thần. Ông Chương đặt câu hỏi học thêm giải quyết được điều gì? Có thể thi ĐH sẽ dễ đậu hơn, thuận lợi hơn vì khi học thêm toàn các em tiếp cận được những bài tập kiểu đó.
“Đó không phải là con đường duy nhất, bằng chứng là có những học sinh ở các tỉnh xa, vì không có điều kiện học thêm, các em ấy tự học nhưng vẫn đậu thủ khoa các trường ĐH. Rõ ràng là tự học quyết định thành bại chứ không phải học thêm. Trong vấn đề này, rất cần vai trò của các thủ lĩnh đoàn viên định hướng giúp các bạn”, phó giám đốc Sở G-DT chia sẻ.
Lãnh đạo ngành giáo dục TPHCM thẳng thắn trao đổi lại ý kiến với học sinh.
Video đang HOT
Bên cạnh những ý kiến về học thêm, các học sinh còn kiến nghị thêm nhiều vấn đề về chương trình học. Học sinh Nguyễn Thái Mạnh Tường, trường Nguyễn An Ninh thì bức xúc rằng học sinh chúng em sợ kiến thức. “Kiến thức học hiện nay có là nền hay chỉ thoáng qua, học cho qua những kỳ thi. Tường đặt câu hỏi rằng liệu có ngưng được tình trạng này không. Việc học đã bịt kín giờ giấc rồi thì thời gian đâu để suy nghĩ”. Tương tự em Lê Bội Sang, học sinh trường Nguyễn Hiền cũng cho rằng có quá nhiều môn học. Phải học trung bình 12-13 môn nhưng nhiều môn học không biết ứng dụng để làm gì. Chẳng hạn như môn lắp ráp xe máy thì con gái học để làm gì. Em nghĩ rằng thay vào đó thêm những môn về kỹ năng sống.
Ngoài những vấn đề trên, nhiều kiến nghị của học sinh TPHCM về tăng cường dạy kỹ năng sống cho học sinh, cần hướng nghiệp sớm và chi tiết từng ngành nghề cho học sinh.
Kết thúc buổi đối thoại, ông Nguyễn Hoài Chương phấn khởi cho biết được tiếp xúc và nghe các em trao đổi nguyện vọng , tâm tư là điều cần thiết. Nhìn chung các ý kiến của các em rất hay, không chỉ liên quan đến việc học hành, điểm số mà các em quan tâm đến cộng đồng, xã hội. Nhiều em có ý kiến về ước mơ, điều đó rất hay vì thệ hệ trẻ hiện nay các em có nhiều điều kiện hơn. Đáng mừng là nhờ có nhiều ý kiến trao mà đổi một số vấn đề được giải quyết.
Lê Phương
Theo dân trí
Vẫn biết rằng không nên "ép" trẻ học chữ trước, nhưng...
Hàng trăm độc giả đã gửi ý kiến chia sẻ quanh việc cho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1. Nhiều độc giả có chung quan điểm rằng không nên cho trẻ đi học trước, tuy nhiên không ít gia đình vẫn phải "cố" cho con đi học chữ vì một số nguyên nhân...
Bé gái tên Vân (nhà ở Q.12, TPHCM), ngồi trước nhà làm học viết, học đọc sau khi từ lớp học chữ về. Tháng 9 tới, Vân mới vào lớp 1. (Ảnh: Hoài Nam)
"Tôi không cho con đi học chữ trước"
Gửi ý kiến về báo Dân trí, đông đảo độc giả cho biết họ không cho con em đi học chữ trước khi vào lớp 1:
"Nhà mình có bé đang học lớp lá, mình không bắt bé học chữ trước, mình sợ lúc bé vào lớp Một sẽ chán học chữ. Giờ bé chỉ thích học vẽ thôi." - Người gửi:Bui Hanh, email:gianghanh_hb86@yahoo.com
"Ngày xưa mình vào lớp 1 mới bắt đầu học chữ, đánh vần. Theo quan điểm cá nhân mình thì tuổi nào việc đấy, đừng cướp đi những ngày tháng mà lẽ ra con trẻ phải được ăn, được chơi, được quan tâm chăm sóc. Chưa đủ tuổi mà phải lao vào vòng xoáy học hành mình nghĩ là không nên." - Người gửi:Hà Ngọc Anh
"Mình hiện nay có 2 bé, bé lớn đang học lớp 1, bé nhỏ dang học lớp lá. Mình cũng không cho bé nào học chữ trước khi vào lớp 1 hết. Bé lớn nhà mình hồi đầu khi mới vào lớp 1 cũng hơi chậm hơn so với các bạn khác. Nhưng hiện nay, bé học rất tốt (lớp con mình có 42 bé thì chỉ duy nhất con mình không đi học thêm luôn đó). Thực ra, tùy theo mỗi bé, bé thích học thì mình chỉ cho bé sơ sơ thôi, còn bé không thích học chữ thì đừng ép bé." - Người gửi:Nguyễn Hồng Thương, email:nhthuongbk@gmail.com
Cho con đi học trước vì sợ con không theo kịp
Ý thức được việc cho trẻ đi học trước là không nên nhưng có không ít phụ huynh vẫn phải cho con đi học chữ trước khi vào lớp Một bởi vì một lý do dễ hiểu là nhiều gia đình khác đã cho con đi học trước. Bởi vậy mà bố mẹ nào không cho con đi học trước lại lo rằng con mình không theo kịp các bạn khác.
"Con tôi tháng 9/2013 này cũng vào lớp 1. Ban đầu hai vợ chồng tôi cũng xác định là cứ để cháu vô tư viết, vẽ những gì cháu thích chứ nhất quyết không dạy chữ, dạy tính toán trước cho cháu. Nhưng gần đến ngày cháu vào lớp 1 thì vợ chồng tôi càng thấy lo vì bạn bè cùng lứa với cháu được bố mẹ dạy chữ cho rất nhiều, tôi sợ khi vào lớp 1 các cô giáo cứ dạy theo kiểu các cháu biết hết chữ rồi thì con mình lại trở thành "học sinh cá biệt". Vậy là hai vợ chồng thay nhau dạy con, mới hơn 1 tháng chăm chỉ học tập (mỗi tối học khoảng 45 phút) nay con tôi cũng cộng trừ được trong phạm vi 10, nhớ gần hết chữ cái. Không biết làm như vậy có đúng KHOA HỌC hay không nữa???" - Người gửi:Phạm Xuân Lăng, email:xuanlang80@gmail.com
Học chữ khi chưa đảm bảo về tâm sinh lý, lại học sai cách rất nguy hiểm cho việc học sau này của trẻ.
"Tôi cũng có con tháng 9 này đi học. Lúc đầu tôi cũng không muốn cho cháu đi học trước, ở nhà hướng dẫn dần theo ý thích. Tôi yên tâm vì cháu đọc chữ tốt nhưng chưa biết đánh vần, để khi lớp 1 học cũng được. Nhưng một lần đi đón cháu ở lớp mẫu giáo, thấy các cô cho cháu tập viết nhưng chẳng thấy các cô kèm cặp hướng dẫn. Cháu cứ loay hoay không viết được. Về nhà muốn dạy cháu viết nhưng sợ không đúng cách nên phải cho cháu đi học trước do các cô dạy tiểu học dạy, mỗi tuần 1 buổi." - Người gửi:Phúc, email:dohanhphuc.tm@gmail.com
"Cho con học chữ trước khi vào lớp 1 tôi thấy có khi còn muộn, ở chỗ tôi mới có hơn 3 tuổi mà đã học rồi, bé 5 tuổi đã học tiếng Anh nữa, chẳng biết thế nào. Tôi tuy không muốn cho con học nhưng thấy tất cả các bé khác đều học, nên cũng đành theo vậy" - Người gửi:Long, email:longktt1980@gmail.com
"Thực tế xã hội hiện nay nếu ai cũng cho cho con đi học trước thì không sao. Nhưng đằng này 90% các bậc phụ huynh đều cho con học trước mà con mình lại mình vẫn giữ tư tưởng đó thì chỉ thiệt con mình thôi. Năm ngoái con tôi vào lớp 1 tôi biết, các em nào chưa được học trước thì theo các bạn cùng lớp rất khó. Về sau giáo viên phải tổ chức học thêm để các cháu học yếu để có thể theo kịp các bạn cùng lớp." - Người gửi:Quang, email:quangptmh@gmail.com
"Nói thì nghe rất hay, nhưng mà không học trước thì bị cô giáo nói là cháu rất chậm, không theo kịp bạn bè, và từ lớp này bị chuyển sang lớp khác" - Người gửi:Nguyen Thanh
"Việc này cũng là do giáo dục còn nhiều bất cập. Điển hình tôi có đứa cháu vào lớp 1 của năm rồi, một chuyện không thể nào tưởng tượng nổi là các bé mới vừa rời trường mẫu giáo bước vào lớp chưa được bao lâu thì đến chừng giữa tháng 10 là thi giữa học kỳ của các cháu là viết chính tả tại một trường tiểu học của TPHCM. Bó tay luôn. Hỏi tại sao các phụ huynh không cho trẻ đi học chữ trước được chứ?" - Người gửi:Loan Nguyen, email:thy_loan2000@yahoo.com
"Con tôi tháng 9 năm nay vào lớp Một, nhưng hôm nào cháu đi học về cô cũng cho hai bài tập (một bài chữ, một bài toán). Tại sao các trường mẫu giáo lại ép trẻ học nhiều vậy, học ở lớp rồi về nhà lại phải học lại?" - Người gửi:Hung, email:hung@yahoo.com
"Tôi đang có con chuẩn bị vào lớp 1 vấn đề là chính cô giáo dạy mầm non khuyên gia đình nên cho con theo học trước nếu không khi vào học con sẽ không theo được. Khi nghe như vậy cha mẹ nào lại yên tâm để con ở nhà không cho đi học trước chứ." - Người gửi:Nguyen Ha, email:hala@yahoo.com
"Sự thật hiện nay là nếu trẻ vào lớp 1 mà không biết đọc biết viết trước có những trường sẵn sàng không nhận trẻ, là người cha, người mẹ nhưng chúng tôi đâu muốn ép con mình, đây là vấn đề của ngành giáo dục, xin hãy đừng "ghép tội" cho chúng tôi, nếu không biết đọc biết viết trước khi nhận học thì chưa chắc con chúng tôi đã được đi học, hãy thông cảm và chia sẻ." - Email:minhloi76@ymail.com
"Việc này không phải bây giờ mới nói, ai cũng biết học chữ trước như vậy không có lợi nhưng biết làm sao. Ngày đầu tiên cháu vào lớp Một, sau thủ tục chào hỏi, cô giáo yêu cầu các cháu chép vào những loại sách, vở, dụng cụ cần mua sắm và những khoản tiền cần phải đóng đầu năm. Không học làm sao viết đây?" - Người gửi:Quang Phúc, email:lequangphuc40@yahoo.com
"Cho học trước cho yên tâm các bạn à. Các cô lớp 1 giờ mà nhận các cháu chưa biết đọc biết viết là họ khó chịu lắm, rồi, mà các cô dạy nhanh thì con không theo kịp con mình lại thành đứa cá biệt nữa thì tội cháu." - Email:ntthangdung@gmail.com
Làm sao để phụ huynh yên tâm khi không cho con đi học chữ trước
Trước tình trạng phụ huynh lo lắng khi không cho con đi học chữ trước, một số độc giả đã có những đề xuất như sau:
"Quan trọng là nhà trường phải yêu cầu giáo viên dạy lớp 1 nghiêm túc trong việc giảng dạy, không để trường hợp cô giáo phân biệt các cháu chưa biết chữ với những cháu đã biết chữ." - Người gửi: Dương Khang, email: d2kmsb@gmail.com
"Từ Sở Giáo dục phải có lệnh cấm xuống, hiện nay tình trạng học chữ trước này phải được báo động. Mình có con đang học lớp chồi, tháng 9 năm 2014 bé mới vào lớp 1. Nhưng hiện tại nhà trường đã cho bé tập viết. Điều này là rất không tốt vì giáo viên mầm non chỉ được đào tạo chăm sóc cho các bé, tạo niềm vui cho bé đến trường, Về vấn đề sức khỏe là quan trọng nhất, do cô không được đào tạo chuyên môn sâu, do lớp có 44 bé mà chỉ cò 2 cô nên từ cách ngồi, cách cầm viết, cách tập viết đều không đúng, với lại bé còn nhỏ học như vậy sẽ tạo cho các bé một áp lực không nên có (trong đó có cả các cô). Không phải riêng trường con mình đang học có tình trạng này... Vậy ai là người chịu trách nhiệm?" - Người gửi:Nguyễn Lệ, email:latranducnghia@gmail.com
"Đúng là tâm lý chung của phụ huynh có con sắp vào lớp 1. Con gái tôi tháng 9 này cũng vào lớp 1, cô giáo ở trường mẫu giáo nói cho tôi biết có cô giáo dạy lớp 1 tốt nhấtở trường tiểu học gần nhà nhưng cô giáo này chỉ nhận những học sinh đã biết chữ, biết làm toán. Các giáo viên dạy lớp 1 cũng như thế thì bảo sao phụ huynh chúng tôi yên tâm khi không cho con mình đi học chữ trước khi vào lớp 1 chứ. Rất mong Bộ GD tuyên truyền, khuyến khích cả giáo viên dạy lớp 1 và phụ huynh cách dạy trẻsao cho phụ huynh yên tâm không phải đưa con mình đi học thêm trước nữa" - Người gửi:Phuong Pham, email:phuong.pham2308@gmail.com
Thu Minh ( tổng hợp)
Theo dân trí
Một loạt giáo viên bị kỷ luật vì dạy thêm Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng vừa ra quyết định kỷ luật 4 giáo viên vi phạm quy chế dạy thêm, học thêm trên địa bàn Thành phố. Theo đó, các giáo viên vi phạm quy định dạy thêm, học thêm gồm: thầy giáo Nguyễn Văn Dũng, trường trung học phổ thông Kiến An dạy thêm môn Toán ngoài nhà trường...