Phải giữ kỳ thi THPT quốc gia để tránh cán bộ giáo dục “tra chân vào cùm”?
Chỉ có THI mới tránh được bóng ma thành tích ảo; Chỉ có Thi mới ngăn được cán bộ giáo dục vi phạm pháp luật, nặng có khi lại “tra chân vào cùm”, ngành giáo dục vừa mất người, vừa bị mang tiếng như năm nay.
Câu chuyện gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa bình… đã dần đến hồi kết thúc. Qua theo dõi tinh hình, tôi xin có mấy vấn đề cần nêu:
Thi cử – nhức nhối của ngành giáo dục
1- Vấn đề gian lận trong thi cử năm nào cũng có, có từ xưa đến nay nhất là trong giai đoạn gần đây. Câu chuyện “xưa như trái đất”. Đã là con người có vợ, có con nhất là có con đi học đến hồi đi thi các cấp học. Ai cũng lo, nhiều khi mất ăn, mất ngủ.
Họ tìm đủ mọi cách: cho đi học thêm, gửi gắm bạn bè thân quen, mua chuộc, đút lót, tạo cho con có những phương tiện tối tân nhất để nhắc nhở cách làm bài … Xin thử hỏi đã có ai dám dửng dưng với cuộc thi cử của con cái ??
Những người có vai vế trong xã hội nhất là những vị có địa vị càng cao càng chịu áp lực lớn từ gia đình. Tuy nhiên mỗi người có cách xử trí khác nhau sao cho khéo, cho đẹp, cho kín kẽ, cho hợp tình, hợp lý thì không phải ai cũng làm được? Sai một li đi một dặm …Vấn đề gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn la, Hòa Bình…đang được giải quyết và quyết tâm giải quyết đến cùng sự việc.
Bộ giáo duc đào tạo và Bộ Công an đang thụ lý để tìm cho ra manh mối của vấn đề. Một mình ông Vũ trọng Lương -dù “có điên” cũng không thể và không dại dột gì để tự mình “giết’ mình như vậy!! Phải có cả một chủ trương, một quyết định. Cần tìm cho ra!
2. Vấn đề về cơ chế
Tiếng là giáo viên do ngành giáo dục đào tạo quản lý, nhưng khi giáo viên được phân bố về các địa phương thì mọi quyền lợi, lương bổng, đề bạt đều do địa phương quyết định. Đã mấy ai không thích được nâng lương, đề bạt?
Còn nhớ trong những năm trước, khi nhà trường phải thực hiện kế hoạch của địa phương giao cho, bất kể chất lượng học tập của học sinh ra sao nhà trường phải cho lên lớp hết để thực hiện kế hoạch, cho nên đã xảy ra bao chuyện “cười ra nước mắt”: học sinh lớp 6 của một trường chuẩn quốc gia mà không biết đọc, biết viết. Việc sửa diểm đại trà ở đây để cho con em các vi lãnh đạo, những người có chức, có quyền có tiền …ở địa phương này cũng là một dạng của vấn đề.
Video đang HOT
Ông Vũ trọng Lương chịu sức ép của ai, cần phải được phanh phui để mong giải quyết tận gốc của vấn đề và làm gương cho những kẻ coi thường pháp luật. Không thể chỉ riêng những cá nhân vi phạm mà cần có cả kỷ luật đối với những cá nhân, địa phương nơi tổ chức kỳ thi .
Hiên nay, hầu như những cải tiến trong vấn đề tổ chức thi THPT đều phần lớn xuất phát từ những cách đối phó của Bộ GD-ĐT đối với những chiêu trò của một bộ phận nhân dân, biết là sai nhưng vẫn cố tình vi phạm để bảo vệ cho con em mình đạt kết quả trong kỳ thi, để con em mình có tiền đồ trong tương lai nên mới có chuyện “người người lo thi, nhà nhà lo thi”.
Phải chăng đó cũng là nguồn gốc của tiêu cực xảy ra hàng năm trong các cuộc thi cử nhất là thi THPT và cũng là điểm nhức nhối nhất của ngành GD.
Không cần phải tổ chức kỳ thi vào đại học vừa tốn kém, gây căng thẳng cho xã hội.
Không thể không thi
3- Có nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia và giao cho trường THPT cấp giấy chứng nhận để đỡ tốn kém nhiều mặt sau khi học sinh đã học đủ 12 năm.
Nếu thực hiện kế hoạch này thì sẽ xảy ra nhiều tiêu cực hơn. Ai cũng hiểu muốn đánh giá chất lượng của học sinh không thể không THI. Có thi thì học học sinh mới chịu khó học hành, mới dễ dàng bộc lộ trình độ, năng lực bản thân và dễ dàng cho việc tuyển sinh.
Ai cũng biết chất lượng giữa các trường THPT khác nhau và nhất là với các trường miền núi, nơi có vô vàn điều kiện khó khăn, nơi học sinh dễ dàng bỏ học. Vậy lấy gì để thể hiện trình độ chung, cơ sở rất quan trọng để đào tạo tiếp, để cung cấp những con người đủ trình độ phục vụ cho tương lai phát triển của đất nước.
Chỉ có THI. Không thi nhưng vẫn có giấy chứng nhận học đủ 12 năm thì lại xảy ra cảnh mua chuộc, lo lót để sửa học bạ cho đầy đủ điềù kiện xác nhận, không học thành có học, học dốt thành học khá, học yếu kém thành học giỏi… Bóng ma thành tích ảo lai trở lại nguyên hình. Rồi nhiều vấn đề không thể giải thích nổi. Rồi lại có biết bao cán bộ giáo dục, nếu không giữ được mình lại vi phạm pháp luật , nặng có khi lại “tra chân vào cùm”, ngành giáo dục vừa mất ngưới, vừa bị mang tiếng như năm nay.
Cho nên, chỉ cần tổ chức một kỳ thi – kỳ thi này, Ban chỉ đạo thi của Bộ GD&ĐT đúc kết tất cả các ưu, khuyết điểm, các đề án coi thi và chấm thi của những năm qua để tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiêm, chấm thi vào một mối, không còn sợ sơ xuất, bảo đảm công bằng tuyệt đối. Như vậy không cần phải tổ chức kỳ thi vào đại học vừa tốn kém, gây căng thẳng cho xã hội.
Như vậy, học sinh có bằng tốt nghiêp phổ thông sẽ vào các trường đại học, cao đẳng theo ý họ muốn nếu được các trường đại học chấp nhận. Còn nếu không, với tấm bằng đó, họ có đủ điều kiện vào các trường dạy nghề.
Cho nên chủ trương của Bộ GD-ĐT đề ra trong dịp tổng kết năm hoc 2017-2018 và hướng năm hoc 2018-2019 về việc thi cử trong những năm học sau là rất chuẫn xác, rất có trách nhiệm và tâm huyết.
Nhà giáo Nguyễn Thìn Xuân
Theo Dân trí
36 trường đại học sẽ tiếp tục được "thoát" cơ quan chủ quản
Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ cho thí điểm 3 trường đại học theo cơ chế bỏ cơ quan chủ quản. Sắp tới, 36 trường đại học sẽ tiếp tục được thực hiện tự chủ theo hướng không còn cơ quan chủ quản.
Khi thực hiện tự chủ, bỏ cơ quan chủ quản, Nhà nước sẽ đặt hàng đào tạo một số ngành đặc thù và vẫn sẽ đầu tư và có nhiều chính sách về học bổng, học phí cho các trường.
Trả lời các ý kiến của đại biểu Quốc hội góp ý về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học trong thực hiện tự chủ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, tự chủ là tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường, nhưng không phải trường nào cũng giống nhau.
Theo Bộ trưởng Nhạ, có trường điều kiện phát triển tốt thì yên tâm, nhưng có những trường chất lượng chưa đảm bảo thì vai trò quản lý về chất lượng từ chỉ tiêu đến quá trình tổ chức đào tạo đến đầu ra, gắn với nhu cầu sử dụng phải hết sức quan tâm. Chính vì vậy, trong dự thảo trách nhiệm giải trình thông qua kiểm định trường và kiểm định chương trình phải được coi trọng.
Bộ trưởng Nhạ cho biết, Bộ chủ quản chịu trách nhiệm quản lý nhà nước tập trung vào chiến lược quy hoạch, kế hoạch và các quy chuẩn chất lượng, tăng cường kiểm tra giám sát, vai trò thực thi, quản trị là thuộc về nhà trường. Như vậy rất tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản trị của nhà trường, giữa tự chủ, trách nhiệm tự giải trình với kiểm soát chất lượng.
Bộ trưởng Nhạ cho rằng, quá trình tự chủ phải thực hiện có lộ trình theo từng bước. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thí điểm chọn trong số 23 cơ sở giáo dục đại học tự chủ theo Quyết định 77 để tiếp tục triển khai giai đoạn về tự chủ cao hơn là không còn bộ chủ quản. Bộ đã trình Chính phủ thí điểm 3 trường đại học (Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế TP HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xây dựng đề án không trực thuộc cơ quan chủ quản (Bộ GD-ĐT)) theo cơ chế bỏ chủ quản.
"Bộ Giáo dục hiện nay tiếp tục cho 36 trường ĐH thực hiện thí điểm và chúng tôi đẩy mạnh quá trình thực hiện tự chủ theo hướng không chủ quản, rất mong các bộ, ngành khác thực hiện để làm sao tự chủ phải thực sự thực chất để hạn chế can thiệp hành chính. Tất nhiên, trong quá trình tự chủ phải bao gồm quá trình giám sát chất lượng và có lộ trình" - Bộ trưởng Nhạ nói.
Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh, tự chủ không có nghĩa là nhà nước không có trách nhiệm, đầu tư về tài chính, đặc biệt là những trường đại học vùng mà sẽ vẫn có đầu tư, có nhiều chính sách về học bổng, học phí; có những ngành đặc thù, nhà nước sẽ có chính sách đặt hàng theo nhu cầu của xã hội.
Hội đồng trường phải có quyền
Đối với các ý kiến về Hội đồng trường, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, Hội đồng trường không thực hiện quyền thì không thực hiện được tự chủ đại học. Hiện nay, Hội đồng trường vẫn chưa thực quyền về trách nhiệm cũng như quyền hạn.
Theo Bộ trưởng Nhạ, Hội đồng trường mà một số đại biểu nêu phải là cơ quan thực quyền cao nhất, nhưng theo ông Nhạ, thực quyền không có nghĩa là cơ quan làm công tác quản trị mà tập trung vào các nhiệm vụ về định hướng quyết định những vấn đề lớn và giám sát trong một chừng mực nào đó.
Hoạt động của Hội đồng trường không đi sâu vào những công việc có tính chất quản trị chi tiết mà đấy là trách nhiệm của Ban giám hiệu.
" Trong Hội đồng trường, các thành viên không nhất thiết đảm bảo cơ cấu hình thức, điều quan trọng là những người tham gia Hội đồng trường phải thực sự là những người có năng lực, những người có tâm huyết và có trách nhiệm với nhà trường" - Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nhạ cho biết, dự kiến 70% cơ cấu trong Hội đồng trường những người hoạt động trong nhà trường và khoảng 30% những người ở bên ngoài trường. Những người này, không có nghĩa là không am hiểu gì về trường mà phải am hiểu và có chuyên môn chuyên sâu ở các lĩnh vực khác nhau, họ có thể là doanh nghiệp, những nhà quản lý có kinh nghiệm, chuyên gia về ngành nghề đào tạo của trường... nhưng phải thực sự có đóng góp và có trách nhiệm đối với hoạt động của Hội đồng trường.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Người học nhiều không nhất định là người thực sự có văn hóa Người học nhiều không nhất định là người có văn hóa. Người có kiến thức rộng cũng không nhất định là người có văn hóa. Rất nhiều khi, học vấn và địa vị của một người hoàn toàn không đại biểu rằng người ấy là người có văn hóa. (Hình minh họa: Qua rimedia.org) Kỳ thực, văn hóa của một người là đến...