Phải đeo găng tay khi đi mua sắm? 4 lời khuyên tưởng là đúng mà hoàn toàn thừa thãi, chỉ gây tốn thời gian của bạn trong thời buổi dịch bệnh
Bỏ qua các tin đồn vô căn cứ, thì không phải lời khuyên “nghe đúng” nào cũng thực sự đúng đâu.
Cách tốt nhất để hạn chế rủi ro lây nhiễm Covid-19 lúc này là gì, chắc có lẽ bạn cũng nắm được. Đó là đeo khẩu trang, duy trì giãn cách xã hội, tránh tụ tập đông người – đặc biệt là trong các không gian kín.
Tuy nhiên, các lời khuyên lan truyền trong cộng đồng thì không chỉ có vậy đâu. Có rất nhiều tin đồn về cách hạn chế dịch bệnh khi đi ra ngoài vẫn đang tồn tại ngoài kia. Vấn đề nằm ở chỗ chúng hoàn toàn không gây hại gì, nhưng cũng… chẳng cần thiết, chỉ gây tốn thời gian nếu như bạn làm theo.
Dưới đây là 5 lời khuyên cực kỳ phổ biến nhưng được đánh giá là không hề hiệu quả, theo ý kiến của Rachel Graham – chuyên gia dịch tễ học từ ĐH Bắc Carolina (Mỹ).
1. Nên đeo găng tay khi đi mua sắm?
Covid-19 có thể tồn tại trên các bề mặt. Vậy chẳng phải sẽ an toàn hơn nếu chúng ta đeo găng tay khi đi mua sắm?
Thực ra thì theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), đúng là con người ta có thể nhiễm bệnh nếu chạm tay vào bề mặt vật thể có virus rồi vô tình đưa lên mặt. Tuy nhiên, quá trình ấy không dễ như bạn tưởng. Lý do lây nhiễm chính vẫn là qua giọt bắn, và không khí.
Và cũng bởi vậy, CDC không khuyên người dân cần phải đeo găng tay khi ra ngoài. Đó là một hành động tương đối thừa thãi, dù là găng dùng 1 lần hay tái sử dụng.
Video đang HOT
“Tôi không đeo găng tay, nhưng thay vào đó phải rửa sạch trước và sau khi tới đó,” - Paul Volberding, chuyên gia dịch tễ từ ĐH California, San Francisco từng trả lời như vậy vào tháng 7/2020.
Thêm vào đó, một số chuyên gia lo ngại rằng việc đeo găng tay sẽ khiến người dân có cảm giác an tâm một cách sai lệch. Như Ravina Kullar, chuyên gia dịch tễ từ Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ nhận định, một số người tin rằng găng tay giống như áo chống đạn đối với virus, nhưng không phải vậy. Đeo găng chỉ tạo thêm một nguồn lây nhiễm nữa mà thôi, nếu bạn đưa lớp găng ấy lên mặt.
2. Phải khử trùng đồ ăn khi mua về
Tháng 8/2020, các chuyên gia y tế Trung Quốc tìm ra dấu vết của virus corona trên bao bì thực phẩm đông lạnh. Tuy nhiên theo Michael Ryan, giám đốc điều hành của chương trình khẩn cấp tại WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), phát hiện này dường như không đáng để lo ngại.
“Mọi người không nên lo sợ, dù là thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng gói hay đồ ăn đã qua chế biến,” – Ryan cho biết.
Caitlin Howell – kỹ sư hóa sinh tại ĐH Maine nhận định virus rất khó có khả năng sống trên thực phẩm đông lạnh. Hoặc dù có sống được, chúng cũng rất thiếu ổn định.
“Có thể việc đông lạnh sẽ làm kéo dài khoảng thời gian lây nhiễm của virus, nhưng việc lan truyền như vậy là cực kỳ hiếm.”
3. Phải… cách ly sách trong thư viện
Việc mượn sách từ thư viện có lẽ cũng không phải điều gì lạ lẫm. Nhưng trong thời buổi dịch bệnh, làm vậy chẳng phải là tăng nguy cơ rước dịch về nhà?
Ồ không! Về cơ bản, vòng đời của virus trên bề mặt vật thể còn phụ thuộc vào vật liệu. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, virus tồn tại được 3h trên giấy ăn và giấy in thông thường. Nói cách khác, sách báo ngoài thư viện không phải là thứ chúng ta cần quá lo lắng.
4. Cách ly bưu kiện, thư từ
Nghĩ đến cảnh virus bám trên một lá thư bình thường thôi cũng đủ để khiến bạn nhiễm bệnh thì quá là kinh khủng. Tuy nhiên, việc phải “cách ly” bưu kiện, thư từ của bạn cũng không cần thiết, vì quá trình lây lan như vậy là rất khó xảy ra.
Hơn nữa, quá trình vận chuyển thư từ, bưu kiện thường diễn ra trong tiết trời nắng nóng (ít nhất là giai đoạn này). Virus dù có bám ở đó cũng sẽ rơi vào tình trạng không thể lây nhiễm nữa – theo Graham.
Cách tránh khô da tay khi sát khuẩn
Nên rửa tay nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh, bôi kem dưỡng ẩm hoặc đeo găng tay để tránh làm khô da, ngứa, nứt hoặc nhiễm trùng.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Hạnh Vy, Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết bàn tay tiếp xúc thường xuyên với nước, xà phòng, cồn, các chất tẩy rửa... có thể làm khô da, ngứa, nứt nẻ, chảy máu, thậm chí nhiễm trùng. Tình trạng khô ngứa nặng nề hơn ở những người thuộc type da khô, có sẵn bệnh viêm da cơ địa...
Ngoài ra, sát khuẩn tay không đúng cách còn làm mất cân bằng độ ẩm và độ pH của da, dẫn đến khô ráp, dày sừng, bong tróc...
Bác sĩ khuyến cáo nên rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây. Rửa tay bằng nước ấm thay vì bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Việc rửa tay bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, mất cân bằng độ ẩm cho da.
Nên sử dụng xà phòng có thành phần giữ ẩm như glycerin, lanolin... Tránh các xà phòng có nhiều mùi thơm sẽ tăng nguy cơ kích ứng da hoặc các xà phòng cục có độ pH cao, sẽ làm mất cân bằng pH cho da.
Khi rửa tay, nên thực hiện các bước rửa tay đầy đủ và nhẹ nhàng ngay cả khi bạn đang vội để tránh chà xát làm tổn thương làn da.
Sau khi rửa tay, nước như nam châm sẽ hút nước từ trong da và bay hơi trong không khí khiến da khổ. Ngoài ra, rửa tay nhiều lần làm mất đi lớp hàng rào bảo vệ da, dẫn đến mất nước Để bảo vệ làn da, bạn cần thoa liền kem dưỡng ẩm để khôi phục hàng rào bảo vệ da, cung cấp lớp bảo vệ, tăng hàm lượng nước biểu bì, làm dịu da. Kem dưỡng ẩm cũng nên thoa sau mỗi lần tắm rửa, đụng nước, trước khi ngủ và bất cứ khi nào bạn cảm thấy da khô.
Hạn chế tiếp xúc với nước, dung dịch sát khuẩn bằng cách đeo găng tay bảo vệ. Đối với găng cao su, găng y tế, thường dùng trong môi trường ẩm ướt, hóa chất, tiếp xúc vật nhiễm hoặc nguy cơ nhiễm chỉ nên được dùng một lần và bỏ vào nơi xử lý rác thải y tế, rác thải hóa chất...
Đối với găng bằng len, da, vải..có thể che chắn tác hại ánh nắng mặt trời đối với làn da... Những trường hợp khô da nhiều, da dày sừng, bong vảy khô, dày... có thể thoa kem dưỡng ẩm rồi đeo găng tay vải để kem thấm sâu vào da, giúp giữ ẩm và làm mềm da. Đeo găng tay những ngày gió khô, lạnh sẽ làm giảm tác hại của khí hậu và gió khô lên làn da, giúp bảo vệ da tốt hơn.
Thực hiện ăn chín, uống sôi để phòng, chống dịch Covid-19 Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo về bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm góp phần phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, khi đi mua thực phẩm người dân phải sử dụng găng tay, khẩu trang. Ảnh minh họa Không sử dụng thịt bị ôi, hỏng; tránh xa khu vực chứa chất thải và nước thải trong...