Phải chọn lọc và đào tạo ra các hiệu trưởng vừa giỏi quản lý vừa giỏi chuyên môn
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì?
Giai đoạn 2015 – 2020 là giai đoạn vô cùng quan trọng trong việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục Việt Nam vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Vậy trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, giáo dục Việt Nam cần làm gì để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt còn hạn chế?
Nhân dịp đầu xuân năm mới, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về vấn đề này.
“Chống triệt để căn bệnh ngụy thành tích thì mới có được chất lượng giáo dục thật”, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo. Ảnh: Thùy Linh
Thưa Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội XII của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, theo ông, đâu là những thành tựu mà ngành giáo dục đã đạt được?
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm: Sau 5 năm thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, theo tôi, ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu sau:
Thứ nhất, giáo dục đại học có bước phát triển vượt bậc. Lần đầu tiên chúng ta có trường đại học lọt top 1000 trường đại học tốt nhất thế giới. Bên cạnh đó, việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học theo tôi là một chủ trương thực sự đúng đắn.
Thứ hai, giáo dục phổ thông đã coi việc phát triển phẩm chất và năng lực của người học là điều quan trọng chứ không phải là chạy theo thành tích.
Thứ ba, trong thời đại bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, ngành giáo dục đã số hóa toàn bộ khâu quản lý làm cơ sở cho các nhà trường phát triển.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn 2015 – 2020, theo ông đâu là thách thức của ngành giáo dục trong giai đoạn 2021 – 2025?
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đã thẳng thắn chỉ ra, đổi mới tư duy và hoạt động giáo dục chưa đạt yêu cầu đề ra.
Cụ thể, chúng ta phải nhận thức lại vai trò của giáo dục, nhận thức lại cách làm giáo dục sáng tạo thế nào?
Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh đến việc lấy sự thay đổi của người học làm thước đo đánh giá chất lượng giáo dục.
Video đang HOT
Theo UNESCO, chất lượng giáo dục không chỉ mang lại tri thức cho người học mà cái chính là làm cho người học thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn của mình.
Ví dụ khi dạy đạo đức, chúng ta thường bắt học sinh phải làm thế này, phải làm thế kia nhưng mỗi học sinh nhận thức khác nhau, có cảm xúc khác nhau thì phải tác động vào từng đối tượng khác nhau để từng học sinh thay đổi. Không thể dùng một công thức để áp đặt lên tất cả các học sinh được.
Cách của chúng ta hiện nay là lấy điểm số, lấy thành tích làm thước đo để đánh giá người học. Tôi cho như vậy là không phù hợp. Con người phải được sáng tạo, phải có niềm vui, có khát vọng. Chúng ta lại không nhấn mạnh cái đó.
Theo như phân tích của ông thì phải chăng giáo dục Việt Nam vẫn còn nặng về đánh giá học sinh theo điểm số?
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm: Ví dụ như trong việc phát triển hệ thống trường chuyên, chúng ta vẫn dựa theo điểm số, vẫn dựa theo số lượng giải qua các cuộc thi học sinh giỏi.
Thực ra việc học sinh đạt được nhiều danh hiệu học sinh giỏi là điều rất đáng tuyên dương, tuy nhiên đó không phải là mục tiêu cuối cùng của giáo dục.
Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là làm thế nào để các trường chuyên phải đào tạo được người tài, đóng góp vào sự phát triển của khoa học – kỹ thuật nước nhà.
Nói cách khác, chúng ta phải chống triệt để căn bệnh ngụy thành tích thì mới có được chất lượng giáo dục thật.
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông là dấu ấn quan trọng trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Tuy nhiên, theo ông, để tạo ra sự thay đổi về chất, chúng ta phải làm những gì?
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm: Đó phải là sự đổi mới cách tổ chức, quản lý. Chúng ta phải đẩy mạnh tự chủ trong trường phổ thông. Giáo dục phổ thông hiện nay chưa được giải phóng, chưa mạnh dạn giao cho các trường tự chủ.
Tuy nhiên, tự chủ phải có quá trình, phải được làm thí điểm, đưa ra quy chế chặt chẽ chứ không phải anh muốn làm gì thì làm.
Tôi xin nhấn mạnh, phải chọn lọc và đào tạo một thế hệ những Hiệu trưởng vừa là nhà quản lý giỏi vừa là nhà giáo dục giỏi, cùng với việc được tự chủ, được “giải phóng” thì tôi chắc chắn giáo dục phổ thông sẽ tiến rất nhanh.
Vì sao ông đặc biệt nhấn mạnh việc cần thiết đào tạo một đội ngũ Hiệu trưởng giỏi?
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm: Bấy lâu nay chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề hiệu trưởng.
Vì một hiệu trưởng giỏi họ không chỉ là nhà quản lý, nhà giáo dục mà trước hết họ phải là nhà sư phạm thì mới quan tâm đến học trò của mình, quan tâm đến chất lượng giáo viên có đáp ứng đến yêu cầu hay không?
Hiện nay đã có chuẩn hiệu trưởng nhưng chủ yếu vẫn mang tính hình thức. Đếm cho đủ tiêu chuẩn thôi.
Nhiều trường phổ thông hiện nay không bứt phá vì hiệu trưởng kém, trên xây dựng kế hoạch thế nào dưới làm như thế. Săm soi giáo viên, chỉ sợ giáo viên giỏi hơn mình nên không dám mở ra cơ chế để giáo viên sáng tạo.
Hiệu trưởng giỏi là người điều khiển, huy động nguồn lực, sử dụng giáo viên giỏi và tôi mong Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có một chương trình nào đó để phát triển đội ngũ hiệu trưởng thực sự tài giỏi.
Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo. Theo đó, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là phải gắn liền sứ mạng “phát triển con người” cùng với sứ mạng “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”. Ông nghĩ như thế nào về định hướng này?
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm: Theo tôi đây là một định hướng hoàn toàn đúng đắn. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì chúng ta phải làm từ gốc, tức là phải làm từ bậc mầm non, tiểu học rồi mới lên đến phần ngọn là đại học, dạy nghề.
Trước đây, chúng ta có sai lầm khi phát triển giáo dục là chỉ chú ý đến phổ thông, đại học mà đúng ra là phải từ mầm non, tiểu học. Nếu từ bậc mầm non, tiểu học mà được phát triển đúng hướng thì khi lên các bậc học cao hơn sẽ đáp ứng được yêu cầu.
Theo ông, trong 5 năm tới, ngành giáo dục phải giải quyết những nhiệm vụ nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục?
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm: Trong 5 năm tới, tôi cho rằng có 3 việc chúng ta phải làm đồng bộ:
Thứ nhất, cần phải thay đổi cơ chế quản lý. Cơ chế quản lý phải chủ động chứ không phải chờ đợi.
Thứ hai, phải xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý chất lượng tốt. Riêng vấn đề này cũng phải làm đồng bộ từ đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng và chọn lọc giáo viên.
Những ai không đáp ứng được thì nhất quyết phải chuyển ngành chứ không có chuyện nghiễm nhiên vào biên chế là coi như xong.
Thứ ba, cơ sở vật chất tối thiểu từng địa phương phải chăm lo. Trong giai đoạn tới này, chúng ta không nên để tình trạng ở miền núi trường lớp xập xệ, thiếu thốn.
Ba việc này nếu làm đồng bộ thì tôi tin giáo dục của chúng ta sẽ đạt được nhiều kết quả tốt.
Trân trọng cám ơn ông!
Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học giáo viên đồng tình, hiệu trưởng băn khoăn
Thầy cô đang giảng dạy tại Thành phố Hồ Chí Minh đồng tình với quyết định bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong quy định tiêu chuẩn chức danh.
Chính thức bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên từ tháng 3/2021, là một trong những nội dung trong các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Các Thông tư này được ban hành trên cơ sở sửa đổi, thay thế các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV do Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Nội vụ ban hành năm 2015, và có hiệu lực thi hành từ tháng 3/2021.
Phần lớn các giáo viên đồng tình với quyết định bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ (Ảnh minh họa: GDVN)
Ngày 3/2/2021, trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Phan Thế Hoài - giáo viên Trường trung học phổ thông Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Thầy hoàn toàn hoan nghênh, đồng ý với quyết định này.
Thầy Phan Thế Hoài cho rằng, chỉ trừ giáo viên tiếng Anh còn các giáo viên khác chẳng bao giờ có nhu cầu sử dụng tiếng Anh, vì phải có môi trường sẽ thực hiện đầy đủ các kỹ năng.
Còn tài liệu tham khảo của giáo viên có rất nhiều, cũng chưa đọc hết, cũng chẳng cần đến các tài liệu tiếng nước ngoài.
Chứng chỉ tiếng Anh, tin học là hai thứ rất hại cho giáo viên, vì họ mất quá nhiều công sức, thời gian để học, mà thực tế phần lớn giáo viên đi bỏ tiền ra đi mua cho đủ, chứ chẳng có mấy người đi học, chỉ làm giàu cho các trung tâm cấp chứng chỉ.
Cũng đồng quan điểm này, thầy Cao Đức Khoa - Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Huỳnh Khương Ninh, quận 1 cho rằng, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên là đúng.
"Không nên bắt buộc phải có cái này, còn tuyển dụng giáo viên mới thì bắt buộc phải đạt một số chuẩn tin học, ngoại ngữ nhất định, co thể bắt làm một bài kiểm tra năng lực tin học, ngoại ngữ, chứ cũng không cần phải có chứng chỉ" - thầy Khoa khẳng định.
Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Huỳnh Khương Ninh nhấn mạnh, kiểm tra bằng bài thi năng lực trong thực tiễn sẽ hay hơn là các chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ.
Trong khi đó, ngược lại thì thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Nguyễn Du, quận 10 thì lại nói: Việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không phải là giải pháp tốt nhất. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì thầy cô phải có chuẩn nhất định về hai môn này.
"Người thầy mà không giỏi ngoại ngữ, tin học sẽ là một rào cản rất lớn, trong bối cảnh hiện nay, nhiều em học sinh lại rất giỏi hai môn này"- thầy Huỳnh Thanh Phú khẳng định.
Lãnh đạo một Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị không nêu tên suy đoán rằng, việc Bộ giáo dục và Đào tạo quyết định bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều em sinh viên theo học ngành sư phạm, và việc tuyển dụng giáo viên cũng sẽ dễ thở hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đây.
Trường tôi Hiệu trưởng đi chúc Tết giáo viên, thầy cô chăm lo Tết cho học trò Năm nào hiệu trưởng của chúng tôi cũng đi chúc Tết nhiều giáo viên trong trường, còn giáo viên lại tất tả lo quà chúc Tết cho học sinh của mình. Có dịp về quê, gặp gỡ nhiều bạn bè hiện cũng là đồng nghiệp được nghe họ kể về chuyện đi Tết sếp vào mỗi dịp lễ, tết (dịp 20/11, Tết Nguyên...