Phải cân nhắc kỹ
Bằng tốt nghiệp trình độ đại học (ĐH) sẽ không ghi loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, không phân biệt chính quy hay tại chức.
Đây là những qui định được đưa vào Dự thảo lần 1 Thông tư về nội dung chính của văn bằng ĐH vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến.
Ảnh minh họa
Như vậy, so với quy định hiện nay sẽ có nhiều thay đổi lớn về cách thức ghi trên văn bằng giáo dục ĐH. Theo Thông tư số 19/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp ĐH, người tốt nghiệp sẽ được phân biệt về xếp loại bằng tốt nghiệp theo các mức khác nhau. Đồng thời văn bằng theo quy định hiện hành cũng phân biệt rõ ràng các hình thức đào tạo. Đáng chú ý, là có sự phân biệt tên văn bằng tuỳ theo khối ngành đào tạo như kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, cử nhân…
Nhưng nếu dự thảo này được thông qua thì bằng tốt nghiệp ĐH sẽ không còn các nội dung trên và tên gọi văn bằng tốt nghiệp trình độ ĐH chỉ gọi chung là bằng cử nhân. Ngay khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo này, đã nhận nhiều luồng ý kiến trái chiều. Đại diện một số trường ĐH cho rằng, việc bỏ phân loại tốt nghiệp là hợp lý, theo thông lệ quốc tế. Bằng tốt nghiệp chỉ là minh chứng người đó hoàn thành chuẩn đầu ra của một chương trình đào tạo. Do vậy việc ghi hay không ghi phân loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo không có nhiều ý nghĩa. Khi tuyển dụng, các đơn vị tuyển dụng sẽ nhìn vào bảng điểm, chứ không phải nhìn vào tấm bằng khá hay giỏi. Còn năng lực của từng người, hiệu quả công việc sẽ chứng minh, chứ không phải chỉ dựa vào kết quả được ghi trên bằng hay bảng điểm.
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, lại có nhiều chuyên gia giáo dục phản đối. Họ cho rằng, với tình hình đào tạo ở Việt Nam hiện nay, nếu bỏ ghi văn bằng và hình thức đào tạo thì chất lượng giáo dục sẽ đi xuống. Và đừng so sánh với quốc tế, vì đào tạo ĐH ở Việt Nam còn quá nhiều bất cập, không thể so sánh với chất lượng quốc tế. Nếu theo tiêu chuẩn quốc tế thì hệ thống đào tạo, các thông lệ, trình độ về văn hóa – văn minh cũng phải đồng bộ như họ. Còn nếu chỉ học hỏi quốc tế mỗi cách ghi nội dung trên tấm bằng ĐH e rằng còn quá nhiều khập khiễng. Đây là hình thức cào bằng, làm mất động cơ phấn đấu của mỗi người học!
Lại có ý kiến đề xuất, nếu muốn bỏ phân loại chính quy, tại chức, tập trung hay không, trước tiên mọi hình thức đào tạo phải có cùng nội dung, thời gian học và đòi hỏi chất lượng đào tạo như nhau. Bởi thực tế hiện nay, chất lượng giữa các hình thức đào tạo có sự cách biệt lớn, nếu ghi như nhau là không công bằng.
Về phía sinh viên, nhiều ý kiến không đồng tình với quy định trên của Bộ GD&ĐT, bởi việc xếp loại thể hiện trên tấm bằng ĐH là động lực, mục tiêu phấn đấu. Còn những đơn vị tuyển dụng cũng nhìn vào đó đánh giá chất lượng đầu vào nguồn nhân lực. Văn bằng không thể đánh giá được 100% nhưng có thể thể hiện được 60 – 70% năng lực của từng người.
Bởi vậy, Bộ GD&ĐT cần lắng nghe ý kiến nhiều chiều, để đưa ra qui định phù hợp với điều kiện Việt Nam, và tạo động lực cho từng người học và thể hiện được sự công bằng cũng như chất lượng đào tạo của các trường ĐH trong nước.
Video đang HOT
Theo kinhtedothi
Muốn xóa định kiến với bằng tại chức không thể chỉ bằng Luật
Bằng tại chức có giá trị đến đâu sẽ được thị trường lao động đánh giá chứ không phải Luật bảo có giá trị ngang chính quy là ngang được.
Cách đây 8 năm, tôi và nhiều bạn bè sau khi tốt nghiệp đại học đều nhất quyết, nếu cần học thêm một văn bằng hai đại học, nhất định phải học trường Luật.
Năm đầu tiên nhóm chúng tôi 8 người dùi mài kinh sử đi thi văn bằng hai Luật, chỉ có một người đỗ.
Người duy nhất đỗ trong nhóm có dì làm trong trường này. 7 người còn lại trượt thẳng cẳng cùng với mô típ thiếu 0,5 điểm so với điểm trúng tuyển.
Năm thứ hai, 7 người trong nhóm chúng tôi lại tiếp tục nộp hồ sơ. Theo thông tin sơ bộ từ bộ phận tuyển sinh của trường, tỉ lệ chọi đầu vào văn bằng hai năm đó tương đương tỉ lệ chọi đầu vào đại học ở kỳ thi chung toàn quốc.
Ảnh minh họa: Vũ Ninh
Ở mục nghề nghiệp, những người nộp hồ sơ thi văn bằng hai trường Luật đa phần là cán bộ huyện, cán bộ xã ở các tỉnh thành phía Bắc.
Lúc đó tôi tự hỏi, họ làm cán bộ Nhà nước, ở xa Hà Nội vậy lấy thời gian đâu để mà đi học như chúng tôi, những người đang sống và làm việc ở Hà Nội?
Trước số lượng hồ sơ dự tuyển văn bằng hai đông đảo như vậy, một vị cán bộ thu hồ sơ khi biết nhóm chúng tôi thi đến năm thứ hai đã "khai sáng" cho chúng tôi.
Vị này bảo là "học văn bằng hai tại chức có phải dễ hơn không? Đầu vào dễ, học cũng dễ. Thầy cô cũng linh động, nhẹ tay".
Chúng tôi nghe thấy vậy liền nói vui: "Chúng em muốn học chính quy văn bằng hai Luật để lỡ sau có ly hôn nếu tranh chấp gì không phải tốn tiền cho luật sư".
Vị cán bộ cười bảo với chúng tôi: "Vậy thì khó đấy".
Đúng là khó thật. Cả nhóm 7 người tiếp tục trượt vì đều thiếu 0,5 điểm. Sau hai lần đi thi không nên cơm cháo gì, nhiều người trong nhóm chúng tôi chuyển qua thi tại chức và họ đều đỗ cả.
Câu chuyện của quá khứ gợi nhắc tôi đến việc rất thời sự trong những ngày qua của giáo dục đại học.
Một trong những câu chuyện được nhiều người quan tâm là từ ngày 1/7/2019, Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi) sẽ có hiệu lực với nhiều điểm mới.
Đáng chú ý là quy định các loại bằng đại học đều có giá trị như nhau, đồng nghĩa với việc không ghi hình thức đào tạo khi cấp bằng cử nhân cho sinh viên tốt nghiệp.
Mục đích của quy định mới này được cho là tạo điều kiện cho các sinh viên theo học các hình thức đào tạo khác nhau khi tốt nghiệp đại học có cơ hội ngang nhau trong việc công nhận văn bằng, tuyển dụng lao động.
Trước đây, hình thức đào tạo đại học ở nước ta có 2 loại hình chính là hệ chính quy và không chính quy (đào tạo từ xa, tại chức, liên thông). Tương ứng với đó, các loại hình đào tạo cũng được ghi trên văn bằng.
Thực tế, từ lâu nay, hai hình thức đào tạo chính quy và không chính quy có nhiều điểm rất khác biệt ở cả khâu tuyển sinh và quá trình đào tạo.
Nếu như hệ đào tạo chính quy có một kỳ thi tuyển sinh quốc gia với sự quan tâm và giám sát của toàn xã hội. Các thông tin được công khai, bàn thảo rất nhiều thì tuyển sinh các hệ đào tạo khác lại vô cùng im ắng.
Khi tuyển sinh hệ tại chức, nhiều trường từ lâu mặc định chấp nhận đầu vào thấp hơn hệ chính quy.
Cùng với đó, người học bận rộn đi làm hoặc họ chỉ cần cái bằng cho có. Chính người học cũng "mặc định" với cái vỏ bọc vừa đi học vừa đi làm nên tự cho phép mình lơ là việc học.
Thẳng thắn mà nói, không ít người đi học tại chức vì văn bằng đại học là một trong công cụ để hợp thức hóa điều kiện bổ nhiệm hay được nhận vào làm ở nhiều nơi.
Còn về phía nhà tuyển dụng, đối với các doanh nghiệp, họ chỉ biết rằng tuyển sinh hệ chính quy rất gắt gao và nghiêm túc còn tại chức lại mù mờ nên không có niềm tin với ứng viên học hệ tại chức là điều dễ hiểu.
Thậm chí, những năm trước nhiều địa phương đã nói không với bằng tại chức khi tuyển công chức. Điều đó phần nào nói lên niềm tin với tấm bằng này đến đâu từ chính các cơ quan nhà nước.
Tất cả các hệ đào tạo phải đều là "con đẻ" được chăm sóc, nuôi nấng bằng sự minh bạch, kiểm định chất lượng tốt để cho ra những cử nhân có bằng được xã hội, doanh nghiệp, thị trường lao động tin tưởng.Lý ra, chính Bộ Giáo dục và Đào tạo phải làm sao để dư luận, người dân tin vào sự bảo đảm bình đẳng về chất lượng đào tạo của hai loại hình.
Vì thế, nếu cái gốc của đào tạo tại chức là chất lượng không đủ độ tin cậy, minh bạch thì việc nó vẫn bị coi là "con ghẻ", bị phân biệt không thể được giải quyết chỉ bằng một điểm quy định trong Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi).
Thanh Thủy
Theo giaoduc.net
'Xã hội chưa thể công nhận bằng chính quy và tại chức ngang nhau' Theo một số chuyên gia, đánh giá bằng đại học chính quy và tại chức có giá trị ngang nhau là bước tiến, nhưng xã hội chưa thể công nhận ngay, do chất lượng đào tạo không đồng đều. Từ tháng 7/2019, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi chính thức có hiệu lực. Bằng đại học sẽ không ghi hình thức đào...