Phải bảo vệ lại luận án, nghiên cứu sinh ngành văn hóa kiện trường đại học
Sáng 29-7, TAND quận 1, TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp liên quan đến hoạt động giáo dục về luận án và bảo vệ luận án tiến sĩ liên quan ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia TP.HCM.
Phiên tòa sáng 29-7 – Ảnh: TUYẾT MAI
Trong vụ án, nguyên đơn là ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn (36 tuổi, ngụ quận 7). Bị đơn gồm: ông Huỳnh Thành Đạt (giám đốc ĐHQG TP.HCM), ông Võ Văn Sen (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV) và các ông Trương Văn Minh, ông Nguyễn Ngọc Quận, bà Phan Thị Bích Hà thuộc Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM.
Theo đơn khởi kiện, ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn là nghiên cứu sinh ngành văn hóa học tại Trường ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQG TP.HCM.
Ngày 9-1-2018, ông Tuấn bảo vệ luận án, trả lời các câu hỏi của hội đồng cấp đơn vị chuyên môn lần 2. Trong đó, 3/6 thành viên của hội đồng là ông Trương Văn Minh, bà Phan Thị Bích Hà, ông Nguyễn Ngọc Quận bỏ phiếu không thông qua luận án.
Sau đó, đại diện hội đồng tuyên bố sẽ thông qua luận án với điều kiện nghiên cứu sinh phải chỉnh sửa luận án và có sự đồng ý của tất cả thành viên trong hội đồng.
Ngày 9-4-2018, ông Tuấn nộp lại luận án đã chỉnh sửa theo yêu cầu thì hiệu trưởng nhà trường cho rằng “lời nói của chủ tịch hội đồng khiến nghiên cứu sinh hiểu nhầm”, đồng thời ông Minh, ông Quận, bà Hà không đồng ý chấm lại và thông qua luận án.
Không đồng ý, ông Tuấn khiếu nại đến ông Huỳnh Thành Đạt – giám đốc ĐHQG TP.HCM – nhưng khiếu nại này không được chấp nhận.
Cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm, ông Tuấn đã khởi kiện các bị đơn ra tòa, yêu cầu tòa án tuyên bố ông Minh, bà Hà và ông Quận vi phạm nguyên tắc dân sự; tuyên bố ông Đạt và ông Sen xác minh khiếu nại không khách quan. Đồng thời, buộc Trường ĐH KHXH&NV (thuộc ĐHQG TP.HCM) bồi thường hơn 54 triệu đồng do thu nhập bị mất; thiệt hại danh dự, tinh thần…
Video đang HOT
Các bị đơn cũng có yêu cầu phản tố, yêu cầu tòa tuyên bố ông Tuấn đã có những hành vi xúc phạm danh dự làm ảnh hưởng đến uy tín cá nhân ông Sen, ông Minh, bà Hà, ông Quận; buộc nguyên đơn phải ngay lập tức chấm dứt mọi hành vi xúc phạm danh dự, uy tín đối với ông Sen.
Các ông Minh, bà Hà, ông Quận còn yêu cầu tòa án buộc ông Tuấn bồi thường tổng cộng hơn 44,7 triệu để bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Tại tòa, bị đơn cho rằng hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ lần 2 của ông Tuấn được thành lập đúng thành phần, quyết định của hội đồng là đúng thẩm quyền, đúng quy định. Luận án của ông Tuấn chỉ được sự đồng ý của 3/6 thành viên hội đồng thì đương nhiên là không đạt và bắt buộc phải bảo vệ lại, không thể có ngoại lệ nào khác.
Khiếu nại của ông Tuấn đã được giải quyết đúng quy định. Từ đó, các bị đơn đề nghị tòa tuyên bác các yêu cầu của nguyên đơn.
Sau 1 ngày xét xử, TAND quận 1 đã quyết định tạm ngừng phiên tòa.
Cựu sinh viên trường Đại học Kiến trúc chia sẻ cơ hội học lên Tiến sỹ tại Úc
Khi quyết định chọn Kỹ thuật cấp thoát nước, anh Trần Văn Huy không theo xu hướng chọn ngành "hot" lúc bấy giờ mà xuất phát từ suy nghĩ rất đơn giản và thực tế rằng: Nước sạch là một nhu cầu thiết yếu cho các sinh hoạt và sản xuất mà mình phải giữ gìn và bảo vệ.
Là cựu sinh viên ngành Kỹ thuật cấp thoát nước (khoa Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị, ĐH Kiến trúc Hà Nội), anh Trần Văn Huy (sinh viên khóa học 2004N2) đã có một hành trình đáng ngưỡng mộ, giành nhiều học bổng Thạc sỹ, Tiến sỹ tại nước ngoài. Bí quyết để trở thành nghiên cứu sinh tại Úc với anh bắt đầu từ việc kiên định theo đuổi đam mê.
Khi quyết định chọn Kỹ thuật cấp thoát nước, anh Trần Văn Huy không theo xu hướng chọn ngành "hot" lúc bấy giờ mà xuất phát từ suy nghĩ rất đơn giản và thực tế rằng: Nước sạch là một nhu cầu thiết yếu cho các sinh hoạt và sản xuất mà mình phải giữ gìn và bảo vệ.
Anh Trần Văn Huy lựa chọn học học bổng từ Chính phủ Úc.
"Khi dân số tăng lên thì nhu cầu dùng nước sẽ tăng theo, do đó quy hoạch cấp nước, thoát nước, xử lý nước sạch và nước thải là dịch vụ không thể thiếu trong những đô thị hiện đại và cả những khu dân cư nông thôn, miền núi. Vậy là mình đã chọn ngành Cấp thoát nước với ước muốn cung cấp đầy đủ nước sạch cho mọi người và thu gom, xử lý nước thải trước khi đổ ra môi trường", anh nhớ lại.
16 năm học tập và làm việc đúng chuyên ngành, anh Trần Văn Huy cho rằng, Kỹ thuật cấp thoát nước là ngành thực sự không khó nhưng cũng không dễ. Điều quan trọng nhất là thái độ học tập. Ngay từ khi còn là sinh viên, các bạn nên lên kế hoạch học tập chi tiết, cố gắng tiếp thu các kiến thức trên lớp đầy đủ và chủ động đưa ra các câu hỏi để thầy cô làm rõ hơn nếu các bạn thấy chưa hiểu. Hoàn thành tốt khối lượng bài tập được giao và ôn thi tốt cũng là những yếu tố quan trọng giúp các bạn vượt qua các kỳ thi thành công.
Du học giúp anh Trần Văn Huy có cơ hội khám phá các địa danh tại Úc.
Anh Trần Văn Huy cho biết, trong mạng lưới các anh chị, bạn học cùng khóa, trên khóa hoặc dưới khóa mà anh biết, rất nhiều người thành công bằng chính năng lực trong công việc chuyên ngành của mình. Không ít người đang nắm giữ các vị trí cao và quan trọng trong các công ty, tập đoàn trong nước và các tổ chức quốc tế làm việc tại Việt Nam.
Bản thân anh cũng đã làm nhiều vị trí, qua nhiều công ty như: tư vấn quy hoạch, thiết kế, xây dựng và lắp đặt các hệ thống mạng lưới cấp nước sạch, thoát nước thải và xử lý nước thải, chất thải rắn cho các khu đô thị mới hoặc đô thị hiện hữu. Đam mê với lĩnh vực mình học, anh nuôi tiếp ước mơ được học tập và nghiên cứu tại những nước phát triển.
Tham gia các hội nghị quốc tế là cách để anh Trần Văn Huy phát triển chuyên môn.
Anh chia sẻ: "Mình đã tìm hiểu nhiều loại học bổng dành cho công dân Việt Nam bao gồm học bổng của chính phủ Úc (Australian Award Scholarship), Học bổng song phương của chính phủ Bỉ (Belgium Bilateral Scholarship), Học bổng của chính phủ Hà Lan (Netherland Fellowship Programs), Học bổng của Quỹ Bill & Melinda Gate (Bill & Melinda Gate Foundation), Học bổng của Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) và Học bổng Erasmus Mundus của Liên minh châu Âu".
Một trong những tiêu chí để dành được những suất học bổng và các khóa học này là bạn phải đạt yêu cầu về ngoại ngữ (Tiếng Anh - IELTS 6.0 trở lên). Kế hoạch học Tiếng Anh và thi IELTS cũng được anh vạch ra từ sớm, để đủ điều kiện nộp hồ sơ tới các chương trình học bổng của chính phủ Bỉ, Hà Lan, Úc.
Anh Trần Văn Huy nhận bằng khen của trường Đại học Công nghệ Sydney (UTS) vì những nghiên cứu của mình.
Nhờ tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, năm 2013, anh Trần Văn Huy nhận được hai suất học bổng toàn phần từ Chính phủ Úc, chính phủ Hà Lan và học bổng 50% từ Quỹ Bill & Melinda Gate để theo học khóa học Thạc sỹ. Anh cho biết, sau khi xem xét kỹ lưỡng thì anh đã chọn học bổng từ chính phủ Úc vì chương trình này hỗ trợ khóa học chuẩn bị rất chu đáo và kỹ lưỡng trước khi đi học.
Sau khi hoàn thành khóa học Thạc sỹ 2 năm tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS), anh tiếp tục nhận được thêm học bổng toàn phần cho khóa học Tiến sỹ tại trường Đại học Công nghệ Sydney về ứng dụng công nghệ màng lọc trong tái sử dụng nước thải và xử lý nước biển.
Anh Trần Văn Huy chụp ảnh với Đại sứ Úc tại Việt Nam - bà Robyn Mudie tại Đại sứ quán Úc.
Từ kinh nghiệm cá nhân, anh nhận thấy, các cơ hội học bổng của ngành Cấp thoát nước và ngành Kỹ thuật hạ tầng và Môi trường đô thị rất nhiều, không chỉ từ các nước châu Âu, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng là những quốc gia cung cấp nhiều học bổng cho công dân Việt Nam.
Các quốc gia phát triển thường nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, cung cấp đủ nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường, xử lý nước thải nên họ cũng dành nhiều ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực ngành nước, môi trường và hạ tầng, đặc biệt trong bối cảnh dân số tăng nhanh, lượng nước trên trái đất là hữu hạn và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu diễn biến ngày một phức tạp hơn.
"Các bạn trẻ ngày nay rất năng động và sáng tạo, mình nghĩ rằng, kiên định theo đuổi đam mê của mình các bạn trẻ chắc chắn sẽ thành công", anh Trần Văn Huy nhấn mạnh.
Vì sao Mỹ bất ngờ hủy quyết định trục xuất du học sinh? Chính quyền Washington bất ngờ rút lại quyết định buộc hàng chục nghìn sinh viên nước ngoài về nước nếu chỉ học online vào học kỳ mùa Thu tới. Hàng triệu du học sinh Mỹ thở phào nhẹ nhõm sau khi Mỹ thu hồi quyết định bắt buộc sinh viên nước ngoài học trực tuyến trong kỳ học mùa Thu tới phải về...