Phá sản chương trình phân ban THPT?
Học sinh đăng ký học ban cơ bản (gọi là ban không phân ban) chiếm tỉ lệ rất cao. Thực tế này đặt ra câu hỏi phải chăng chương trình phân ban THPT ở TPHCM đã phá sản?
Chương trình phân ban THPT ban đầu được thí điểm với 2 ban khoa học tự nhiên (gọi là ban A: học nâng cao các môn toán, lý, hóa, sinh) và ban khoa học xã hội – nhân văn (ban C: văn, sử, địa, ngoại ngữ). Sau một thời gian thực hiện, Bộ GD-ĐT bổ sung thêm ban cơ bản dành cho những học sinh không có thiên hướng ở môn học nào.
Đổ dồn về ban cơ bản
Ông Nguyễn Đình Thịnh, Hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám (quận Bình Thạnh – TPHCM), cho biết từ khi Bộ GD-ĐT triển khai chương trình phân ban THPT đến nay chưa năm nào trường tổ chức được các lớp ban A hay C dù năm nào trường cũng tư vấn việc học phân ban cho phụ huynh, học sinh lớp 10.
Ông Kim Vĩnh Phúc, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, cho biết đặc điểm của học sinh các trường gốc bán công là đầu vào yếu, trong khi chương trình phân ban học nặng hơn nên học sinh không đăng ký. Ông Phúc cho biết môn sinh ở chương trình cơ bản học khoảng 42 bài, trong khi chương trình ban A lên tới 62 bài. Các môn khác như toán, lý, hóa cũng tương tự.
Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (TPHCM) trong giờ học.
Video đang HOT
Ngay cả học sinh ở các trường THPT thuộc tốp đầu ở TPHCM cũng từ chối ban A và ban C. Tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, nhiều năm qua, học sinh vẫn chỉ đăng ký học ban cơ bản. Bà Phạm Thị Lệ Nhân, hiệu trưởng nhà trường, cho biết hằng năm khi có danh sách học sinh trúng tuyển lớp 10, trường đã tổ chức tư vấn, giải thích cho phụ huynh, học sinh về chương trình phân ban và hướng đi của từng ban để học sinh chọn ban cho phù hợp. Tuy nhiên, năm nào học sinh cũng chỉ chọn ban cơ bản.
Thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM cho biết tỉ lệ học sinh đăng ký học ban cơ bản tăng từng năm: Năm học 2006-2007, năm đầu tiên triển khai đại trà chương trình phân ban THPT, TPHCM có 75% học sinh học ban cơ bản, 22% học sinh học ban A, 3% học sinh học ban C. Đến năm học 2012-2013, dù không thống kê cụ thể nhưng đại diện Phòng Giáo dục Trung học của Sở GD-ĐT cho biết hầu hết học sinh đăng ký học ban cơ bản.
Mục tiêu là thi đại học
Tại sao học sinh lại từ chối việc phân ban của Bộ GD-ĐT? Câu trả lời được hiệu trưởng các trường đưa ra là học ban cơ bản nhẹ nhàng hơn, uyển chuyển hơn mà vẫn đạt được mục tiêu cuối cùng là thi ĐH.
Bà Phạm Thị Lệ Nhân cho biết trong các buổi tổ chức tư vấn, giới thiệu cho phụ huynh, học sinh về việc phân ban, trường vẫn khuyên học sinh nên học ban cơ bản, sau đó chọn những môn học nâng cao các môn phù hợp với khối thi ĐH dự kiến sau này. Tư vấn đó được phụ huynh và học sinh cho là hợp lý.
Trong khi đó, nếu lựa chọn ban A hoặc C, các em phải học nâng cao 4 môn, chương trình lại nặng. Ông Kim Vĩnh Phúc cho rằng phần đề thi ĐH dành cho học sinh học chương trình phân ban bao giờ cũng khó hơn học sinh không phân ban mà mục tiêu cuối cùng của học sinh là thi ĐH nên các em đăng ký ban cơ bản sau đó học phân hóa theo các khối thi ĐH là phù hợp nhất.
Sau 7 năm thực hiện đại trà chương trình phân ban, hiệu trưởng các trường THPT ở TPHCM cho rằng dù Bộ GD-ĐT có thừa nhận hay không nhưng thực tế chương trình phân ban THPT đã phá sản. Nguyên nhân là chương trình phân ban thiếu tính thực tế và dù phân ban nhưng cách đánh giá môn phân ban và không phân ban cũng không có gì khác nhau nên học sinh không chọn học phân ban.
Theo Huy Lân
Người Lao Động
Teen 12 rục rịch chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp
Mặc dù từ nay tới lúc biết được 6 môn thi chính thức trong kì thi tốt nghiệp tới còn những hơn 1 tháng nữa nhưng nhiều teen 12 đã rục rịch chuẩn bị ôn thi ngay từ bây giờ.
Các môn thi tốt nghiệp năm nay sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào cuối tháng 3. Theo đó đề thi tốt nghiệp vẫn dựa theo mô hình chung với tiêu chuẩn kiến thức như các năm trước: đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, trong đó dành 50% điểm số cho yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Vậy là đọc kĩ phần đề thi có thể thấy, chỉ cần nắm được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là có thể đạt được 50% số điểm rồi. Với 6 môn thi tốt nghiệp, theo nhiều bạn nhận xét là hơi khó để ôn luyện kĩ càng với khoảng thời gian từ lúc Bộ thông báo cho tới lúc thi nên ngay từ bây giờ, nhiều bạn đã tự lập ra kế hoạch ôn luyện cho mình.
Những bạn học ở các trường dân lập có lợi thế hơn, bởi các trường dân lập có thể dồn tiết, tăng ca, thậm chí là bỏ các môn học phụ để tập trung ôn các môn có khả năng thi tốt nghiệp như Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh, Sử, Địa, Sinh, bỏ các môn như Thể dục, Tin, Công nghệ, Giáo dục công dân.
Như trường THPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội). Mặc dù đầu vào cũng như đầu ra của trường rất cao nhưng ngay từ đầu năm học lớp 12, trường đã thực hiện học dồn các môn phụ sao cho kết thúc học kì I là xong để bước sang học kì II có nhiều thời gian cho các em học sinh ôn luyện. Thậm chí những môn chính ở các khối A và D còn được tăng tiết thêm. Với thành tích nhiều năm liền học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi tốt nghiệp và đại học nên việc tập trung cho các em học sinh ôn luyện như vậy vừa đảm bảo được chất lượng dạy và học của nhà trường, lại vừa giúp các em củng cố được kiến thức để tự tin hơn trong các kì thi sắp tới.
Không chỉ trường DL Lương Thế Vinh mà rất nhiều trường DL khác cũng triển khai ôn tập cho học sinh ngay từ bây giờ. Theo đó, việc ôn luyện càng sớm càng tốt, tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy. Đợi đến khi biết các môn thi tốt nghiệp rồi mới bắt tay vào học sẽ dẫn tới tình trạng căng thẳng, mỏi mệt trong học sinh do áp lực phải học quá nhiều môn trong một khoảng thời gian ngắn.
Những học sinh ở các trường công lập thì vẫn tiếp tục học theo chương trình học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tức là vẫn học cho tới hết chương trình học tất cả các môn. Những học sinh này không có lợi thế về mặt thời gian để ôn luyện, tuy nhiên nhiều bạn vẫn lập được cho mình một bản kể hoạch học và ôn vô cùng logic và phù hợp với mình.
M.Linh (THPT Quang Trung) nói: "Trường mình vẫn học đều đều như trước. Sức học của mình không khá lắm, đặc biệt là các môn tự nhiên nên cũng hơi lo. Từ nay tới lúc biết các môn thi còn hơn 1 tháng nữa nhưng nếu cứ đợi tới lúc đó mới bắt tay vào ôn lại thì sợ muộn mất vì còn phải học cả 6 môn cùng một lúc. Mình đã lập ra một bản kế hoạch: bên cạnh việc học và làm bài tập trên lớp, mình sẽ dành nhiều thời gian hơn một chút để ôn lại kiến thức những môn mình yếu. Đề thi tốt nghiệp không tách rời so với sách giáo khoa nhiều nên mình nghĩ chỉ cần chăm học học và không quá hổng kiến thức thì mình sẽ vượt qua được".
N.Tuấn (Chuyên Lý, Sư Phạm) chia sẻ: "Năm ngoái đề thi tốt nghiệp rơi cả vào Sử lẫn Địa, thấy các anh chị khóa trên hốt hoảng mà thấy sợ, năm nay khả năng rơi vào cả 2 môn đó là khá thấp nhưng theo mình chắc chắn vẫn sẽ rơi vào một trong 2 môn trên. Mình học chuyên Tự nhiên nên việc học thuộc lòng với mình khá khó. Nhiều khi mất cả tiếng mới học xong một bài, trong khi bạn bè mình chỉ mất khoảng 15 - 20 phút. Chính vì thế nên ngay từ học kì II, cô giáo đã giúp đánh dấu một số bài quan trọng có thể thi vào, nếu đợi tới khi biết chắc chắn thi môn nào rồi mới học thì sẽ rất khó nên ngay từ bây giờ, cô giáo chỉ học bài nào, mình sẽ cố gắng học luôn bài đó, sau này tới lúc gần thi chỉ cần đọc lại vài lần là có thể thuộc".
Nhiều teen không có khả năng tự ôn luyện cũng đã tìm đến các lớp học thêm hoặc gia sư để dạy kèm. Theo các bạn thì thi tốt nghiệp không quá khó nhưng nếu lơ là học không cẩn thận thì cũng có thể rớt tốt nghiệp như chơi. Việc ôn luyện sớm cũng là một lợi thế. Củng cố kiến thức ngay từ bây giờ cũng là cách để các bạn ôn luyện những kiến thức cơ bản để thi đại học. Tất cả các bài tập đều bắt nguồn từ những kiến thức cơ bản. Nắm chắc được kiến thức cơ bản là đã thành công 50% rồi đấy.
Vì vậy ngay từ bây giờ, teen 12 hãy triển khai kế hoạch ôn thi phù hợp với mình nhé.
Theo Kênh 14
Thi học sinh giỏi quốc gia 2012: Đề năm nay hay và bất ngờ Đánh giá về đề thi học sinh giỏi quốc gia năm qua (11/01/2012), nhiều học sinh cho rằng đề dễ hơn năm ngoái nhưng có phần độc đáo, bất ngờ. Sáng qua 11/12, 156 học sinh Hà Nội bước vào kỳ thi học sinh giỏi 12 môn Văn, Toán, Sử, Địa, Sinh, Tin, Hóa học, Vật lý, Ngoại ngữ (Anh, Trung, Nga, Pháp)...