Pha nước mắm chua ngọt muốn tỏi ớt nổi lên không trượt phát nào, hãy làm theo cách này
Để có bát nước mắm chua ngọt với phần tỏi, ớt băm nổi lên đẹp mắt, bạn cần có bí quyết để pha chế. Nước mắm chua ngọt có thể sử dụng cho rất nhiều món ăn khác nhau.
Nguyên liệu cho loại nước chấm này rất đơn giản, chỉ cần mắm, tỏi, ớt, đường, giấm/chanh và một chút nước lọc. Tuy nhiên, không phải ai cũng pha được bát nước chấm vừa vị lại đẹp mắt, có phần tỏi, ớt nổi lên trên.
Khi pha chế nước mắm chua ngọt, bạn cần có bí quyết.
Chuẩn bị nguyên liệu
Tỏi, ớt, đường, chanh/giấm ăn.
Nước mắm, nước sôi để nguội.
Để pha nước chấm, bạn nên sử dụng loại nước mắm 40 độ đạm. Độ mặn của loại này vừa phải, giúp bát nước chấm có vị vừa ăn.
Cách làm
Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt bỏ hạt (hoặc không, tùy sở thích) và băm nhỏ. Lưu ý, tỏi ớt cần được băm lúc khô. Dao và thớt cùng phải khô ráo. Như vậy thì phần tỏi ớt mới nổi lên trên khi pha nước chấm. Ngoài phần tỏi, ớt băm, bạn có thể cho một ít ớt và tỏi vào cối giã để tạo độ sánh cho nước chấm.
Chanh cắt miếng và vắt lấy nước cốt.
Tỷ lệ mắm, đường, giấm/chanh và nước lọc là 1:1:1:4 (có thể điều chỉnh lại cho vừa khẩu vị). Thứ tự nên là cho đường và nước lọc vào bát khuấy đều. Khi đường tan hoàn toàn mới cho nước cốt chanh/giấm vào. Cuối cùng là cho nước mắm.
Video đang HOT
Một số người chia sẻ bí quyết để tỏi, ớt nổi lên trên chính là ngâm tỏi, ớt đã băm với một chút nước cốt chanh hoặc giấm trong vòng 3-5 phút. Cách này sẽ giúp tạo độ nổi cho tỏi, ớt.
Sau khi đã pha được phần nước mắm vừa vị, cân bằng giữa chua, mặn, ngọt, bạn mới cho tỏi, ớt vào. Khuấy đều một vòng để các nguyên liệu hòa quyện.
Với công thức này, không chỉ phần tỏi, ớt nổi lên trên trông rất đẹp mắt mà còn có sự hài hòa giữa vị chua, cay, mặn, ngọt. Nước mắm chua ngọt pha theo cách này có thể sử dụng với rất nhiều món ăn như chấm ném rán, bún chả, bánh xèo, gỏi cuốn, phở cuốn, bún thịt nướng, bánh ướt, bánh hỏi…
Bạn cũng có thể pha sẵn nước mắm tỏi ớt và trữ trong hũ thủy tinh sạch, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.
Cách pha nước mắm chua ngọt cực chuẩn
Pha nước mắm chua ngọt không khó, song nếu không khéo léo, bạn sẽ khiến cả món ăn mất ngon Với một số món như gỏi cuốn, bánh xèo, bánh khọt, bánh bột lọc, bánh cuốn, bún thịt nướng,... thì nước chấm là phần rất quan trọng tạo nên hương vị món ăn.
Đặc trưng của nước chấm chua ngọt chính là có hương vị mặn vừa phải, đồng thời hòa quyện với vị chua ngọt thanh nhẹ, không quá thiên về vị nào. Có một điểm khiến nước chấm chua ngọt gây sức hút chính là sự xuất hiện của tỏi và ớt, chúng luôn nổi trên bề mặt rất đẹp mắt.
Chính vì lẽ đó mà các cửa hàng ăn nhau ở bí quyết cách pha nước mắm ngon độc đáo cho riêng mình. Khi pha, tỉ lệ giữa các thành phần gia vị sẽ quyết định chất lượng của bát nước chấm.
Chị Lê Hiền (sống tại thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ, nhà chị nghiện các món ăn như bánh xèo, bún chả, bánh cuốn... nên trong tủ lạnh lúc nào cũng pha sẵn một hũ nước chấm để mỗi lần ăn không phải pha rồi băm tỏi ớt vô cùng lích kích.
Chị cho biết, để làm được một chén nước mắm chua ngọt ngon cần phải có công thức riêng. Nếu bạn đang tìm một công thức làm món nước chấm này hãy tham khảo cách làm nước chấm chua ngọt vô cùng đơn giản của bà mẹ đảm này:
Nguyên liệu
Tỏi ớt băm nhuyễn.
2 chén (bát ăn cơm) nước dừa tươi (có thể dùng nước lọc).
1 chén nước mắm.
1.5 chén đường (mọi người có thể gia giảm lượng đường phụ thuộc vào độ mặn nhạt của nước mắm).
1 muỗng cà phê muối.
5 muỗng canh nước cốt chanh (hoặc thay bằng 5mc giấm).
6 củ tỏi cô đơn băm nhuyễn.
3 trái ớt sừng băm nhuyễn.
1/2 trái dứa cắt khoanh.
Cách làm
Dứa giúp nước mắm sau khi nấu kẹo hơn và trong hơn.
Cho nước dừa tươi vào nồi, đặt lên bếp đun. Nước dừa sôi cho đường vào khuấy tan, cho tiếp nước mắm, muối, dứa cắt lát vào (nếu mọi người dùng giấm thì cho vào lúc này luôn).
Vớt bỏ khóm, chờ nước mắm nguội cho tiếp tỏi - ớt băm và nước cốt canh vào.
Đun hỗn hợp ở lửa vừa, hớt bọt thường xuyên để nước mắm được trong. Hạ nhiệt độ bếp để hỗn hợp sôi lăn tăn.
Canh thời gian như sau: Nếu dùng cho món bánh cuốn, bánh xèo,... mọi người đun hỗn hợp trên 10 phút. Nếu dùng cho món cơm tấm thì đun 20 phút là được, tắt bếp để nguội.
Khi nước mắm nguội, cho tiếp tỏi ớt băm nhuyễn và nước cốt chanh vào.
Chị Hiền lưu ý, để tỏi ớt có thể nổi trên bát nước chấm là nước chấm pha xong mới được thả tỏi ớt vào. Hơn nữa tỏi không được đập dập mà phải băm nhỏ. Nếu đập dập rồi mới băm thì tỏi không thể nổi được.
Sau đó cho vào hũ và trữ tủ lạnh dùng dần được vài tháng.
Món ốc luộc chấm nước mắm chua ngọt thì còn gì hấp dẫn bằng.
Pha mắm chua ngọt nếu muốn tỏi ớt nổi lên 100% "không trượt phát nào" thì đây là bí quyết chị em phải luôn nhớ! Muốn pha nước mắm lúc nào tỏi ớt cũng nổi lên trên, chị em cần nhớ hai nguyên tắc này. Chuẩn bị nguyên liệu 1. Tỏi, ớt, đường, chanh 2. Nước mắm, nước sôi để nguội Nước mắm chua ngọt ai cũng pha được nhưng để pha thế nào cho bát nước mắm vừa vị, đẹp mắt, tỏi ớt luôn nổi lên trên...