PGS.TS.Phạm Bích San: Thầy cô được tự chủ trên giảng đường
Tự chủ Đại học theo hướng giảm can thiệp vào giáo trình của chính Giáo sư, Tiến sĩ, nâng cao quyền lực của Hội đồng trường ĐH.
PGS.TS. Phạm Bích San -Viện Nghiên cứu tư vấn và phát triển, nguyên Phó tổng thư ký Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam khi tham gia diễn đàn khoa học “Tự chủ trong giáo dục Đại học – những vấn đề đặt ra” cho rằng cần phải kiên quyết với công cuộc tự chủ Đại học. Đây là vấn đề nếu làm tốt sẽ nâng cao chất lượng của các trường Đại học, nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên.
PGS.TS. Phạm Bích San – Viện Nghiên cứu tư vấn và phát triển
Có 4 yếu tố để một trường Đại học tự chủ gồm: tự chủ về học thuật, tự chủ nguồn nhân lực, tự chủ tài chính và trao quyền cho Hội đồng trường trong quản lý trường Đại học.
Ông San cho rằng, Đại học quan trọng nhất là tự chủ về học thuật. Tự chủ học thuật tức là các trường Đại học phải được quyền quyết định đào tạo theo hướng gì, phục vụ cho cái gì. Trường Đại học phải tự quyết định mình sẽ dạy những ngành nghề nào và nội dung đào tạo là gì để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Điều này ở Việt Nam chưa có.
Do vậy, khi mở ra một khoa mới, một chương trình đào tạo mới thì cần phải có sự kiểm duyệt bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ chủ quản. Trường Đại học phải có chương trình giảng dạy thế nào cho sinh viên để sau khi ra trường có thể đạt được các yêu cầu nghề nghiệp thì đó là việc tự chủ của trường.
Thứ hai, tự chủ nguồn nhân lực. Trường Đại học phải được quyền tự lựa chọn nhân lực của trường theo nhu cầu của trường và năng lực tài chính của họ, không bị chi phối bởi các chỉ tiêu: tối thiểu bao nhiều Giáo sư, Phó Giáo sư… Các trường Đại học nên được tự chủ trong việc lựa chọn Giáo sư nào, chuyên gia quốc tế nào về giảng dạy tại trường và khi Giáo sư đó được mời về thì được giảng dạy theo chương trình của Giáo sư đó.
Nước Mỹ có một cơ chế rất hay là chọn giảng viên thông qua thư giới thiệu của những người có uy tín. Người ta thành lập hội đồng hẳn hoi, xét rất chặt. Nhưng khi đã vượt qua được sự sát hạch chặt chẽ ấy thì người thầy được trao toàn quyền đối với việc giảng dạy, không bao giờ có chuyện hiệu trưởng, hiệu phó hay thậm chí là giáo vụ trường can thiệp, điều chỉnh như ở ta.
Ở ta, thường cũng có hội đồng để “chấm điểm” đề tài khoa học nhưng hội đồng này lại toàn nhà quản lý thì làm sao đánh giá chính xác được. Nhà quản lý nên trở về với nhiệm vụ của mình là tập hợp đội ngũ các nhà khoa học và lấy nhà khoa học này để đánh giá nhà khoa học khác.
“Theo kinh nghiệm quốc tế, Hội đồng trường sẽ đánh giá rất kỹ lưỡng, tỷ mỉ về việc sẽ lựa chọn Giáo sư nào để về giảng dạy tại trường. Chúng ta nên áp dụng tương tự. Đội ngũ nhân sự của trường Đại học không nên được lựa chọn bởi cơ quan chức năng nào bên ngoài trường” – TS. Phạm Bích San nhận định.
Video đang HOT
Đối với tự chủ về Tài chính, theo TS. Phạm Bích San, trường Đại học cần phải tự lực cánh sinh các vấn đề tài chính của mình. Ngoài khoản thu từ sinh viên, một trường Đại học cũng có các khoản đầu tư, hợp tác quốc tế… Do đó, không thể viện cớ vì học sinh nghèo không có điều kiện để học Đại học nên mức thu học phí từ sinh viên phải giảm thấp xuống, ảnh hưởng đến nguồn thu của trường.
TS. Phạm Bích San cho rằng, nếu lo ngại về khoản học phí của sinh viên thì các trường có thể sử dụng cơ chế trao học bổng, Nhà nước cần phải có thêm các chính sách về hỗ trợ tài chính, bảo trợ xã hội…
Vấn đề thứ tư là hệ thống giám sát kiểm tra trong nội bộ Nhà trường. Hội đồng trường cần phải được tổ chức sát sao hơn nữa để đánh giá tỉ mỉ hoạt động và hiệu quả của trường. Hội đồng này phải không bị chịu sự chi phối của các quyền lực bên trong Nhà trường (như Hiệu trưởng) hay bên ngoài Nhà trường (Bộ chủ quản).
Không nên đặt cho Nhà trường quá nhiều nhiệm vụ quá: vừa phát triển sự nghiệp vừa phát triển nhiệm vụ khoa học & công nghệ.
“Theo tư duy quản lý hiện đại, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ định hướng về đào tạo nhân lực trình độ cao chứ không đặt ra kế hoạch. Ở Việt Nam hiện nay vẫn quản lý theo cách đặt chỉ tiêu và can thiệp quá mức một cách không cần thiết. Thay vì đặt kế hoạch và giao chỉ tiêu, hãy để nền kinh tế tự điều tiết và các trường Đại học được tự chủ. Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ có thêm nhiều tiến sĩ rởm” – ông Phạm Bích San trả lời báo chí.
Đặc biệt là dù số Giáo sư, Tiến sĩ của Việt Nam nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới.
Theo ông Phạm Bích San, cần phải kiên quyết chuyển sang tự chủ Đại học, tạo điều kiện hết sức để tự chủ Đại học thì các Giáo sư, những nhà quản trị giáo dục sẽ tự biết cách để tự chủ học thuật, tự chủ tài chính, tự chủ nhân sự thế nào, thu học phí bao nhiêu nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng cao uy tín của nhà trường và đào tạo đội ngũ lực lượng lao động chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội.
“Hãy để các thầy cô làm chủ giảng đường của mình, làm chủ công việc của mình thì khi đó, Nhà trường Đại học sẽ tự chủ được, tốt lên. Khi đó, xã hội cũng sẽ tốt lên” – vị chuyên gia nhấn mạnh.
Cúc Phương
Theo baodatviet
Trường đại học khó thoát bộ chủ quản
Việc quản lý hệ thống các trường đại học Việt Nam đang chồng chéo. Trong khi đó, nhiều trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nên việc thoát bộ chủ quản rất khó.
Trường đại học (ĐH) không bộ chủ quản, mô hình này không lạ trên thế giới nhưng ở Việt Nam lại là mới mẻ. Với các trường ĐH Việt Nam, bỏ bộ chủ quản được ví như thoát khỏi vòng kim cô bởi làm gì cũng phải xin - cho. Sự phụ thuộc quá nhiều vào bộ chủ quản khiến các trường khó phát triển.
Hội đồng trường quyết định tất cả
Là một trong 3 trường có đề án thí điểm không bộ chủ quản (cùng ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Bách khoa Hà Nội), ĐH Kinh tế TP.HCM đã có nhiều năm thí điểm tự chủ nên với trường, tương lai không còn bộ chủ quản. Điều này liệu có khiến cho trường gặp khó khăn?
PGS.TS Nguyễn Hữu Huy Nhựt, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết kinh phí hoạt động của các trường lâu nay dựa vào 2 nguồn chính là học phí sinh viên đóng và ngân sách nhà nước cấp.
Những năm qua, trường thí điểm tự chủ, trong đó có tự chủ tài chính lấy thu bù chi, không dựa vào ngân sách nhà nước thì trường vẫn đứng vững. Ở nhiều lĩnh vực khác, trường đã được chủ động hơn nên chắc chắn khi không còn bộ chủ quản, trường sẽ không gặp khó khăn gì.
Thí sinh nộp hồ sơ nhập học vào một trường ĐH tại TP.HCM. Ảnh: T ấn Thạnh/Người Lao Động.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết điều kiện thí điểm thực hiện cơ chế không có bộ chủ quản đối với một số trường ĐH trực thuộc bộ: Các cơ sở giáo dục ĐH đã được giao thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động hoặc đã tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; hội đồng trường đã được thành lập theo quy định và hoạt động hiệu quả, ổn định; đã đạt kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục ĐH.
Khi bỏ cơ quan chủ quản với các trường trực thuộc, Bộ GD&ĐT chỉ còn vai trò quyết định thành lập hội đồng trường. Theo lý giải của Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, khi không còn bộ chủ quản, hội đồng trường sẽ có "thượng phương bảo kiếm" trong tay.
Hội đồng trường quyết định tất cả vấn đề của trường - từ bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng đến đào tạo, nhân lực cũng như các vấn đề liên quan đến tài chính, cơ sở vật chất, khoa học công nghệ của trường.
Bộ chủ quản nên quản gì?
Nhiều trường ĐH đang thực hiện tự chủ cho biết ngay cả khi đã tự chủ được tài chính, xài tiền còn phải xin phép thì việc thoát bộ chủ quản là rất khó xảy ra.
Thẳng thắn hơn, hiệu trưởng một trường ĐH công lập cho biết về cơ bản, bộ chủ quản hiện nay chỉ thực hiện 2 việc chính là cấp phát đầu tư và bổ nhiệm nhân sự ban giám hiệu. Đây là 2 việc có dính đến quyền lợi của bộ chủ quản nên không dễ gì bộ buông.
PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, giảng viên ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng nhược điểm lớn nhất về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục ĐH là sự phân tán trách nhiệm quản lý cho quá nhiều bộ và nhiều tỉnh, thành chủ quản.
Việc chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục ĐH giữa Bộ GD&ĐT với các bộ, ngành khác đã làm cho việc quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo, phân tán, thiếu thống nhất.
Ông Tống cho biết vào cuối những năm 1980, nhiều trường ĐH và CĐ đã được chuyển dần từ nguyên tắc quản lý theo "sản phẩm đào tạo và sử dụng" trực thuộc các bộ chủ quản khác nhau sang nguyên tắc quản lý theo "quy trình công nghệ giáo dục" của bộ duy nhất là Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, hiện nay, Bộ GD&ĐT chỉ có trách nhiệm quản lý trực tiếp khoảng 1/3 trường ĐH trong số hơn 285 trường; Chính phủ chịu trách nhiệm về 2 ĐH Quốc gia; các bộ, ngành và chính quyền các tỉnh, thành cùng tham gia quản lý số lượng trường còn lại.
Những vấn đề về tài chính và thẩm quyền quản trị đối với giáo dục ĐH bị chia cắt giữa nhiều bộ, tỉnh - thành, cơ quan chủ quản. Tất cả điều này đã khiến cho việc thực hiện cải tổ giáo dục ĐH trở nên khó khăn.
Theo ông Tống, hệ thống các cơ sở đào tạo cần quy về một đầu mối là Bộ GD&ĐT. Khi đó, Bộ GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo chứ không phải là chủ quản. Các trường ĐH phải được tự chủ hoàn toàn, phải được tự quyết định mọi vấn đề dựa vào luật pháp.
Chỉ là hình thức nếu vẫn còn trói buộc
TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng nếu chỉ hô hào bỏ bộ chủ quản mà các thông tin, quy chế vẫn còn nguyên, vẫn trói buộc trường thì bỏ bộ chủ quản chỉ là chuyện hình thức.
Để có thể thoát khỏi bộ chủ quản, các cơ sở giáo dục ĐH ít nhất phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Nếu không thì đây vẫn là chuyện trong mơ.
Theo Zing
Bỏ bộ chủ quản để 'giải phóng' trường ĐH Tại diễn đàn Tự chủ trong giáo dục ĐH do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN tổ chức hôm qua (21.9), các chuyên gia cho rằng chừng nào còn duy trì bộ chủ quản thì trường ĐH vẫn chưa thể được 'giải phóng', cho nên tự chủ sẽ vẫn chỉ mang tính hình thức. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ...