PGS.TS Lê Hiếu Học: Tôi ủng hộ xét tốt nghiệp THPT
PGS.TS Lê Hiếu Học cho rằng, trong bối cảnh năm nay, nên chăng chúng ta phải chấp nhận những giải pháp mang tính tình thế: hoặc công nhận xét tốt nghiệp với các em học sinh lớp 12, giống như thừa nhận kết quả học trực tuyến với học sinh các lớp dưới; hoặc lùi toàn bộ việc học của các em học sinh phổ thông 1 năm học.
Trước tình hình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3 ngày 1/4, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp đối với thi THPT quốc gia năm nay.
Trước đó, như Tiền Phong đã đưa tin, một số chuyên gia giáo dục cho rằng Bộ GD&ĐT cần tính đến các phương án của kỳ thi THPT quốc gia năm nay trong bối cảnh dịch COVID-19 đang hoành hành.
Về vấn đề này, PGS.TS Lê Hiếu Học – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa cho rằng, trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp đến mức không thể tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020 vì lý do an toàn sức khoẻ của cả cộng đồng thì việc tranh luận thi đầy đủ các môn bao gồm cả tổ hợp hay chỉ thi 3 môn chính (Toán, Văn, Ngoại ngữ) sẽ không còn ý nghĩa. Khi đó, có thể xem xét việc xét tốt nghiệp THPT dựa trên kết quả của quá trình học của học sinh.
PGS.TS Lê Hiếu Học
Khó có thể có phương án cụ thể nào?
PV: Có ý kiến cho rằng, năm nay nên bỏ kì thi THPT quốc gia hoặc giảm bớt môn thi cho phù hợp tình hình thực tiễn nghỉ dịch Covid-19 quá dài ngày? Quan điểm của ông thế nào?
PGS.TS Lê Hiếu Học: Đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh kế hoạch năm học 2019-2020, quyết định và chỉ đạo giảm tải khối lượng kiến thức trong học kỳ 2 của năm học này và dự kiến vẫn tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia từ 8-11/8/2020. Đề thi tham khảo dựa trên khối lượng kiến thức giảm tải cũng đã được Bộ ban hành. Trước tiên, tôi (và chắc đa số các thầy, cô giáo, phụ huynh và học sinh lớp 12) mong rằng dịch bệnh sẽ sớm kết thúc để mọi việc diễn ra được đúng như kế hoạch.
Trong trường hợp dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp đến mức không thể tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020 vì lý do an toàn sức khoẻ của cả cộng đồng thì việc tranh luận thi đầy đủ các môn bao gồm cả tổ hợp hay thi 3 môn chính (Toán, Văn, Ngoại ngữ) sẽ không còn ý nghĩa.
Độc giả lựa chọn phương án thi THPT quốc gia năm 2020 trên Báo điện tử Tienphong.vn.
Video đang HOT
Khi đó, có thể xem xét việc xét tốt nghiệp THPT dựa trên kết quả của quá trình học của học sinh. Tuy nhiên, phương án cụ thể như thế nào thì phải có hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với sự tham mưu, tư vấn của các cơ quan, ban ngành liên quan.
PV: Có ý kiến lo ngại, nếu năm nay bỏ kì thi THPT quốc gia thì sẽ gây xáo trộn, xảy ra hiện tượng “tháo khoán”, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục?
Thực tế chúng ta đều biết, trong quá trình học các em học sinh đều phải trải qua các “kỳ thi” nhỏ: bài thi 15 phút, kiểm tra miệng, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra giữa học kỳ, kiểm tra cuối học kỳ và thi kết thúc năm học. Cuối mỗi lớp học đều phải đảm bảo đáp ứng điều kiện thì mới được lên lớp. Chuyển từ THCS lên THPT các em cũng phải qua kỳ thi chuyển cấp. Do vậy, nếu nói các em không trải qua kỳ thi nào thì không hoàn toàn chính xác.
Việc có ý kiến băn khoăn về hiện tượng “tháo khoán” là do dư luận thiếu niềm tin ở quá trình giáo dục phổ thông. Để thay đổi hay tạo dựng được niềm tin này, ngành giáo dục nước nhà sẽ còn phải mất rất nhiều công sức và tâm huyết.
Trong bối cảnh năm nay, nên chăng chúng ta phải chấp nhận những giải pháp mang tính tình thế: hoặc công nhận xét tốt nghiệp với các em học sinh lớp 12, giống như thừa nhận kết quả học trực tuyến với học sinh các lớp dưới; hoặc lùi toàn bộ việc học của các em học sinh phổ thông 1 năm học. Triển khai phương án nào sẽ tuỳ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh. Chắc hẳn ngành giáo dục sẽ phải tính nhiều phương án, cho những tình huống khác nhau.
Tôi ủng hộ việc giao các địa phương xét tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT chỉ nên giám sát
PV: Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ GD&ĐT xây dựng phương án thi THPT quốc gia phù hợp. Dưới góc độ cá nhân, ông có đề xuất phương án thi như thế nào?
Việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia được tổ chức nhiều năm nay cũng là giải pháp cho những vấn đề ở thời điểm trước đó khi tách biệt 2 kỳ thi: tốt nghiệp và thi đại học, đặc biệt trong việc giảm thiểu sự khó khăn, phức tạp cho thí sinh và phụ huynh.
Theo dự kiến, năm sau Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những điều chỉnh cho kỳ thi này. Cá nhân tôi ủng hộ việc giao việc xét/tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương. Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND các Tỉnh/Thành phố cần thực hiện tốt vai trò chỉ đạo, giám sát, thanh tra để việc này được thực hiện đúng quy định, đảm bảo chất lượng và trách nhiệm với xã hội.
Về phương án thi THPT Quốc gia năm nay, tôi ủng hộ phương án hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo: vẫn tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia (dự kiến ngày 8-11/8/2020) làm cơ sở cho việc xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học.
Bên cạnh đó, các trường đại học cũng đã có phương án tuyển sinh riêng của mình. Một số trường khác cũng đã đề xuất bổ sung hình thức thi đánh giá năng lực và các trường có thể tham khảo.
PV: Bộ GD&ĐT cũng thông tin, trong năm 2021 sẽ cải tiến kì thi THPT quốc gia. Theo ông, đã đến lúc bỏ kì thi THPT quốc gia thay bằng một kì thi toàn quốc cho đại học, còn xét tốt nghiệp nhẹ nhàng, giao cho các địa phương không?
Như đã trao đổi ở trên, cá nhân tôi ủng hộ việc giao các địa phương xét tốt nghiệp THPT, nhưng phải gắn trách nhiệm ở mức cao nhất với từng địa phương; đồng thời phát huy tối đa vai trò thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Triển khai phương án này cần có hành lang pháp lý phù hợp đi kèm.
Về tuyển sinh đại học, để trả lời câu hỏi “có nên có một kỳ thi toàn quốc để xét tuyển vào đại học hay không?” sẽ phụ thuộc vào nội dung, hình thức và cách thức tổ chức kỳ thi này như thế nào. Nếu chúng ta có được một ngân hàng đề thi đủ lớn, hạ tầng CNTT để tổ chức thi phân tán ở nhiều nơi, tổ chức vào nhiều đợt thi như các kỳ thi SAT hay ACT… thì hoàn toàn nên triển khai.
Xin cảm ơn ý kiến của Ông!
ĐỖ HỢP (THỰC HIỆN)
Đại biểu Quốc hội: Chưa nên bàn xét tốt nghiệp hay thi THPT Quốc Gia
Những ngày qua, có nhiều tranh luận về kịch bản của kỳ thi THPT quốc gia 2020 trong tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Nhiều ý kiến đề xuất cần tính đến phương án không tổ chức thi mà xét tốt nghiệp THPT cho học sinh.
Đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
Nêu quan điểm về vấn đề này, đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai - Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh - cho biết:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra hai khả năng với kỳ thi THPT quốc gia 2020. Nếu học sinh có thể trở lại trường trước 15.6 thì vẫn đảm bảo đủ thời gian để hoàn thành chương trình, thời gian cho học sinh lớp 12 ôn tập và kỳ thi THPT quốc gia vẫn có thể diễn ra vào tháng 8. Nếu học sinh chưa thể đi học vào 15.6, Bộ GDĐT sẽ trình Chính phủ, Quốc hội quyết định phương án tốt nhất cho học sinh.
Tôi cho rằng, hai phương án mà Bộ đưa ra là tối ưu nhất trong thời điểm này, dù chưa chắc chắn kỳ thi năm nay có diễn ra hay không; bởi chúng ta đang rơi vào thế bị động, phụ thuộc vào tình hình của dịch bệnh. Vì thế, tốt nhất là đưa ra hướng mở như vậy.
Còn quan điểm cá nhân của tôi, nếu học sinh chưa trở lại trường trong tháng 6 thì xét tốt nghiệp cho học sinh sẽ hợp lý hơn. Hiện nhiều học sinh tâm tư là nên tổ chức thi để có sự công bằng, xét tốt nghiệp có thể xảy ra việc nâng điểm, mang tính chủ quan.
Tuy nhiên, năm 2018 đã có tai tiếng liên quan đến tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, dù ngành giáo dục đã cố gắng làm nghiêm túc, nhưng vẫn có kẽ hở. Vì vậy, thi để đảm bảo tính khách quan cũng không phải là tuyệt đối. Nói cách khác, cả hai phương án đều có tính tương đối, nên buộc chúng ta sẽ phải tính đến việc lựa chọn cách nào có lợi nhất cho học sinh trong tình hình dịch bệnh. Việc này, ngành giáo dục, Chính phủ, Quốc hội sẽ có những tính toán, công bố ở thời điểm thích hợp.
Chẳng hạn không tổ chức thi, nếu công bố sớm quá sẽ có một số học sinh lơ là trong việc học. Chúng ta cũng không nên bàn quá nhiều về việc nên thi hay xét tốt nghiệp vào thời điểm này để tập trung vào việc quan trọng nhất, cấp thiết là hướng dẫn, tổ chức để học sinh không bị gián đoạn quá trình học tập do dịch bệnh; để học sinh vẫn được trang bị đủ kiến thức cho tương lai của các em.
Tuy nhiên, tâm lý của học sinh lúc này là muốn biết sớm phương án thi. Vì ôn thi trong tâm trạng hồi hộp, lo lắng cũng khó đạt được hiệu quả, thưa bà?
- Đúng là phụ huynh, học sinh muốn biết thi hay không thi để biết đường học. Tôi cho rằng chúng ta không nên suy nghĩ như vậy. Học là để có kiến thức, để áp dụng kiến thức vào cuộc sống. Dù thi hay không thi thì học sinh vẫn phải học, vẫn phải ôn để có hành trang vào đời. Không nên giữ tâm lý học để thi như vậy.
Đặc biệt, với học sinh lớp 12, nếu không thi thì học sinh vẫn phải bổ túc kiến thức để có đủ điều kiện học tiếp lên đại học. Vì vậy, học sinh không nên coi việc thi hay không thi là áp lực cho mình. Vấn đề ở đây là chúng ta tổ chức sắp xếp như thế nào để có thể tự học tốt nhất, nắm được kiến thức căn bản. Cái đó cần lo chứ không nên lo năm nay sẽ thi hay xét tốt nghiệp.
Một phần học sinh lo lắng vì nếu không thi THPT quốc gia thì các trường đại học sẽ tổ chức thi tuyển riêng. Lâu nay học sinh được ôn tập theo hướng thi trắc nghiệm các môn ở kỳ thi THPT quốc gia, nên lo trường đại học sẽ tổ chức thi tự luận. Quan điểm của bà ra sao và có lời khuyên nào cho học sinh vào lúc này?
- Ngay từ bây giờ, học sinh hãy tự học một cách nghiêm túc, chứ không nên học theo cách đối phó. Bởi không nên đối phó với chính tương lai của mình. Các em cũng yên tâm, trường đại học sẽ ra đề thi ở ngưỡng kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt với học sinh THPT chứ không phải là những thứ cao siêu ngoài chương trình.
Tôi chỉ sợ bây giờ học sinh học mẹo nhiều quá, học mẹo để khoanh đáp áp trắc nghiệm, nên khi trường đại học chuyển sang thi tự luận, các em sẽ lúng túng. Tốt nhất là các em cần học nghiêm túc ngay từ bây giờ, học để hiểu bản chất của các vấn đề, ứng dụng nó vào trong cuộc sống.
Ngoài ra, tương lai không chỉ có một cánh cửa duy nhất là phải vào đại học. Có nhiều con đường để chúng ta chọn.
Còn nếu học sinh lo lắng, thì cách tốt nhất là phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức. Các em hãy xác định học cho mình, cho tương lai, để lấy kiến thức áp dụng vào cuộc sống. Khi học với tâm thế đó, thì dù năm nay "thi hay không khi" cũng không còn quan trọng.
Cảm ơn đại biểu đã chia sẻ!
ĐẶNG CHUNG (GHI)
'Giữa tháng 5 chưa an toàn đến lớp thì nên kết thúc năm học' Nhà giáo Tạ Quang Sum - nguyên hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) - vừa gởi đến Tuổi Trẻ Online đề xuất những giải pháp xét lên lớp, tốt nghiệp cho học sinh năm nay do ảnh hưởng của COVID-19. Nhà giáo Tạ Quang Sum - Ảnh: NVCC TTO xin trích đăng: Những ngày qua, nhiều chuyên...