PGS. TS Nguyễn Tiến Quyết: Ghép phổi đã khó, điều trị sau ghép khó gấp bội

Theo dõi VGT trên

Ghép thận, ghép gan, ghép tim thì Việt Nam đã ghép thường quy nhưng ghép phổi các bệnh viện mới thực hiện 5 ca, hiện 3 ca bệnh nhân giữ được sự sống. Ghép phổi khó về mặt kỹ thuật nhưng việc chăm sóc, điều trị sau ghép còn khó gấp bội.

PGS. TS Nguyễn Tiến Quyết: Ghép phổi đã khó, điều trị sau ghép khó gấp bội - Hình 1

Ca ghép phổi đầu tiên được thực hiện ở BV Việt Đức

Chuyên gia Việt Nam không thua kém gì các chuyên gia của thế giới

Ghép tạng ở Việt Nam tuy được tiếp cận sớm, nhưng thực hiện rất muộn. Việt Nam đi sau thế giới khoảng gần 50 năm. Năm 1965-1966 giáo sư, viện sĩ Tôn Thất Tùng đã thực hiện ghép tạng thực nghiệm thành công. Nhưng do điều kiện kinh tế cũng như điều kiện phát triển của y học Việt Nam lúc bấy giờ chưa thể thực hiện được kỹ thuật này.

Tuy nhiên GS Tùng đã cho tất cả những chuyên gia về ngoại khoa, gây mê hồi sức của BV Việt Đức đi học ở tất cả các nơi trên thế giới. Như lứa chúng tôi đi học ở nước ngoài thì cũng dành tới một năm về ghép tạng.

Đến năm 1992, ở Việt Nam mới thực hiện ca ghép thận đầu tiên do một giáo sư Đài Loan giúp các nhà khoa học ở Việt Nam tiến hành tại BV quân y 103.

Đến năm 2004, cũng tại BV 103, GS người Nhật Masatoshi Makuuchi Makuchi giúp Việt Nam thực hiện trường hợp ghép gan đầu tiên từ thuỳ gan trái của bố cho con.

Sau năm 2000, y tế Việt Nam có đầy đủ điều kiện tại các cơ sở y tế, có đủ máy móc, thiết bị để chẩn đoán và điều trị như chụp CT, cộng hưởng từ, phương tiện can thiệp mạch,… Cũng từ thời điểm này, ghép tạng ở Việt Nam phát triển tương đối mạnh.

Hiện nay trên cả nước đã thực hiện được khoảng gần 5.000 ca ghép thận với 18 trung tâm ghép thận, khoảng 160 ca ghép gan; hơn 40 ca ghép tim và 5 ca ghép phổi….

Muốn ghép tạng được, ngoài cơ sở vật vật phải có lực lượng y bác sĩ dồi dào, giỏi chuyên môn…Bệnh viện Việt Đức là đơn vị đi đầu trong ghép tạng.

Hiện nay, Bệnh viện Việt Đức đã ghép hơn 80 ca về gan, xấp xỉ 1.000 ca thận, hơn 30 ca ghép tim, và 3 ca ghép phổi… Kết quả các ca ghép này tương đối tốt.

Đặc biệt, những bệnh nhân sau ghép gan, thận, tim thì tỷ lệ sống sau mổ tương đương với tỷ lệ của thế giới. Nói về kỹ thuật, các chuyên gia Việt Nam không thua kém gì các chuyên gia của thế giới.

Bằng chứng là các ca ghép từ người này cho người khác, hoặc chia gan ra để ghép, ghép gan, tim, thận của người c.hết não cho người khác… kể cả kỹ thuật nội soi ghép thận cũng ngang ngửa với thế giới.

Nhưng nói về kinh nghiệm thì Việt Nam chưa bằng các trung tâm của thế giới. Vì đây là một nghề y học thực hành cho nên cần phải được tôi luyện, phải làm. Trên thế giới có những trung tâm thực hiện hàng ngàn ca ghép gan, ghép thận, tim… Người ta ghép nhiều thì có kinh nghiệm và làm giỏi hơn.

Ghép tạng là kỹ thuật cuối cùng nhằm thay thế tạng hỏng bằng tạng mới. Và đây là kỹ thuật cuối cùng, là kỹ thuật cao nhất trong y học mà ai cũng hướng tới.

Ghép phổi là một kỹ thuật cực kỳ khó

Ghép thận, ghép gan, ghép tim thì Việt Nam đã ghép thường quy và kết quả tương đối tốt. Riêng về ghép phổi thì ở Việt Nam mới thực hiện 5 ca và hiện nay 3 ca còn sống.

Có thể nói chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm về ghép phổi.

Ghép phổi khó về mặt kỹ thuật, nhưng đặc biệt chăm sóc, điều trị sau ghép phổi còn khó gấp bội.

Vì ngoài yếu tố miễn dịch thì còn phải dựa trên các yếu tố khác như n.hiễm t.rùng, chăm sóc sau mổ… Đây là những vấn đề cực kỳ khó khăn mà các trung tâm trên thế giới nói chung, đặc biệt ở Việt Nam những nơi ghép phổi như Việt Đức và một số nơi cũng chuẩn bị đầy đủ chi tiết, bài bản đều phải đối diện.

Kỹ thuật này đòi cần phải chuẩn bị tỷ mỉ, kỹ càng bởi vì tỷ lệ thành công sau ghép phổi trên thế giới không bằng ghép gan, ghép tim, ghép thận. Vì thế việc ghép phổi hết sức cân nhắc, hết sức thận trọng, hết sức tỷ mỷ thì mới hy vọng ghép được.

Ghép phổi hiện nay có hai nguồn, một là lấy một thuỳ phổi, một phần phổi của người cho sống ghép cho người có bệnh; nguồn thứ hai lấy từ người cho c.hết não ghép cho người có bệnh.

Theo tài liệu trên thế giới, ghép hai phổi từ người cho c.hết não là tốt nhất. Bởi vì ghép phổi từ người cho sống thì chỉ lấy được một phần, ví dụ lấy được một thuỳ phổi cho nên không bằng lấy được toàn bộ lá phổi có đầy đủ chức năng.

Đáng lưu ý, điều kiện chăm sóc của ghép phổi là cực kỳ khó khăn, nên ngay cả trên thế giới, người ta ghép phổi lấy từ người cho c.hết não tỷ lệ thành công cao hơn. Việt Nam mới thực hiện ghép phổi 4- 5 ca chưa có kinh nghiệm nhưng các chuyên gia của Việt Nam cũng chỉ ra rằng ghép phổi từ người cho c.hết não là tốt nhất.

Muốn ghép phổi phải có chỉ định chặt chẽ về người cho, người nhận, về chọn bệnh nhân về các yếu tố miễn dịch về điều kiện thực hiện kỹ thuật, chăm sóc sau ghép…

Ghép tạng nói chung phát triển thành công, mở ra hy vọng cứu được nhiều người sống làm việc. Ví dụ suy gan giai đoạn cuối nếu được tiến hành ghép gan mà thành công thì người đó lại khoẻ mạnh bình thường. Hay suy thận giai đoạn cuối, thận mất chức năng, người bệnh phải tiến hành lọc thận nhưng tốn kém… Bệnh nhân một tuần phải nằm trong bệnh viện để lọc 3 lần… Hay những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối nếu không được can thiệp thì sẽ c.hết. Nhưng nếu ghép được tim thì sự sống của họ lại hồi sinh.

Cho nên, ghép tạng thành công mở ra tia hy vọng cho những người suy tạng giai đoạn cuối có thể sống được.

Hiện nay trên thế giới cũng vậy, Việt Nam có hàng chục nghìn người chờ ghép thận, hàng nghìn người chờ ghép gan và có hàng nghìn người chờ ghép tim và có rất nhiều người chờ ghép phổi. Nhưng khó khăn nhất bây giờ không phải là kinh tế, là trang thiết bị khi máy móc của chúng ta đã đủ, đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản, có chuyên môn đặc biệt ở những trung tâm lớn nhưng thiếu nguồn tạng cho.

Ở Bệnh viện Việt Đức, tính từ năm 2010 đến nay mới xin được khoảng gần 90 tạng từ người cho c.hết não (trong khi mỗi năm ở Việt Đức có xấp xỉ gần 1.000 người c.hết não mà một năm chỉ xin được 10 người).

Đối với nguồn tạng ở người cho sống cũng là một vấn đề buộc các bác sĩ phải cân nhắc với điều kiện đảm bảo người cho tạng còn một nửa thận, một nửa gan phải sống khoẻ mạnh làm việc bình thường. Đấy là một khó khăn đòi hỏi bác sĩ phải tính toán rất kỹ.

Một lần nữa, tôi vẫn phải lưu ý, trong tất cả các loại ghép đó, ghép phổi là khó nhất. Khó về mặt kỹ thuật, khó về mặt chăm sóc, hồi sức sau ghép. Ở Việt Đức trường hợp đầu tiên ghép phổi là một cháu bé mà nếu không được ghép thì không thể sống sót. Ca ghép sau đó được tiến hành, nhưng cháu phải nằm lại viện chăm sóc thêm 7- 8 tháng mới xuất viện.

Trong ghép phổi có hàng trăm bệnh lý khác nhau, nhưng chỉ định nhiều nhất hiện nay là bệnh phổi tắc nghẽn, các bệnh lý về phổi khác… mà người bệnh không đảm bảo chức năng sống thì tiến hành ghép.

Tuy nhiên một lần nữa tôi phải nhấn mạnh ghép phổi là cực kỳ phức tạp cần phải chọn bệnh nhân, phải có chỉ định đúng, phải chuẩn bị đầy đủ cả về lực lượng, nhân lực, vật lực, có sở vật chất…đầy đủ.

(Ghi theo lời PGS. TS Nguyễn Tiến Quyết – PCT Hội ghép tạng Việt Nam, Nguyên GĐ BV Việt Đức)

Ghép tay từ người cho còn sống chấn động thế giới và 12 năm trăn trở thực hiện ca phẫu thuật đỉnh cao của bác sĩ Việt

Với việc thực hiện thành công ca mổ ghép chi thể từ người cho còn sống, GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng và đồng nghiệp giúp nâng cao vị thế của y học Việt Nam trên bản đồ thế giới.

12 năm với giấc mơ mổ ghép chi đỉnh cao

Năm 2008, sau khi tận mắt chứng kiến ca mổ ghép hai tay của các bác sĩ người Đức, quay trở về nước, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng ấp ủ dự định, đúng hơn là ước mơ Việt Nam sẽ có được 1 ca mổ ghép chi đỉnh cao như nước bạn. Tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan mà ý tưởng đó chưa thể thực hiện ngay.

Mãi đến năm 2016, bệnh viện nhận được đề tài ghép tạng do Thủ tướng ký. Trong đó có nhiều kỹ thuật ghép khác nhau như: Ghép tạng, ghép phổi, ghép tim, ghép khối tim phổi, ghép gan, ghép thận, ghép chi thể và ghép tế bào gốc... Lúc đó, GS Hoàng và các cộng sự như vỡ òa vì ước mơ bấy lâu nay có cơ hội được thực hiện.

Tháng 10/2016, giáo sư Hoàng có dịp vào TP.HCM dự hội nghị về ghép tạng. Thời điểm đó, cả nước có tới 16,17 bệnh viện có thể ghép được tạng, phần lớn là ghép thận, cả miền Nam và Bắc. Nhưng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 bấy giờ lại "chưa có gì", nếu như không muốn nói là "trắng về ghép tạng".

"Được thực hiện đề án về ghép tạng, chúng tôi vỡ òa hạnh phúc bởi những mong ước, niềm ấp ủ bao năm qua giờ đây có thể thành hiện thực", GS Hoàng kể lại.

Khởi đầu là ca ghép thận (năm 2016), rồi liên tiếp là những ca ghép gan, phổi... Nhưng với ghép chi thể thì chưa thể thực hiện.

Ghép tay từ người cho còn sống chấn động thế giới và 12 năm trăn trở thực hiện ca phẫu thuật đỉnh cao của bác sĩ Việt - Hình 1

GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng - Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - người đặt nền móng đầu tiên cho ghép chi thể từ người cho còn sống ở Việt Nam.

Không để thời gian trôi đi lãng phí, GS Hoàng bắt tay vào nghiên cứu, tìm tòi, với suy nghĩ phải thực hiện bằng được ca ghép chi thể để giúp những bệnh nhân không may mắn. Đó là quãng thời gian ông vùi đầu trong những nghiên cứu, chuẩn bị sẵn mọi tư liệu, tài liệu, chuẩn bị từng bước cho ca phẫu thuật lịch sử.

Không giống như ghép gan hay thận, ghép chi thể liều lượng thuốc phải sử dụng nhiều hơn, mạnh hơn, nên phải cân nhắc cẩn thận từng liều lượng, thời điểm sao cho phù hợp.

Nhóm nghiên cứu của GS Hoàng tính tới từng trường hợp, ngay cả việc người bệnh có chịu đựng được không nếu dùng thuốc chống thải ghép mạnh như vậy? Hệ miễn dịch của họ sẽ thế nào nếu bị "sập tạm thời"? Khó khăn thách thức là gì? Sau ghép sẽ thế nào?...Các buổi trao đổi gặp gỡ giữa các chuyên gia trong và ngoài nước về ghép chi thể diễn ra liên tục mỗi quý.

8 giờ, 27 Tết, 20 y bác sĩ và ca mổ "kỳ diệu"

Ngày 21/1 (27 Tết) ca ghép chi thể đâu tiên khu vực Đông Nam Á, cũng là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống, diễn ra.

Kip mổ do GS.TSKH.TTND Nguyễn Thế Hoàng cùng 20 y bác sĩ thực hiện. Sau khoảng 8 giờ đồng hồ, bàn tay mới được ghép thành công, sự sống bắt đầu tiếp tục trên 1 cơ thể mới.

Người được ghép là anh Phạm Văn Vương, 31 t.uổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội. Cách đây 4 năm, trong quá trình lao động, anh bị tai nan do máy đột dập khiên toàn bộ 1/3 dưới cẳng tay và bàn tay trái gây dập nát, biến dạng hoàn toàn buộc phải cắt bỏ. Bị cụt một tay khi vẫn còn trẻ t.uổi khiến anh luôn ám ảnh. Cuộc sống của anh Vương kể từ đó gặp nhiều khó khăn.

Cách đó khoảng ba tuần, ngày 3/1, bệnh viện tiếp nhận ca bệnh nặng và phức tạp do băng chuyền của máy tải gạch cuốn và đè ép trực tiếp lên tay trái từ vùng 1/3 dưới cẳng tay cho đến sát nách. Dù được bác sĩ cứu chữa, nhưng vết thương quá nặng, hoại tử, buộc phải cắt bỏ.

Các bác sĩ nhận thấy phần còn lại của chi thể bị cắt cụt (đoạn từ 1/3 dưới cẳng tay đến bàn tay) còn tương đối bình thường và có thể sử dụng để ghép cho những bệnh nhân bị cụt ở vị trí tương ứng.

Bệnh nhân và gia đình đông y va tư nguyên hiên môt phân chi thê cua minh cho anh Vương như một nghĩa cử nhân văn và cao đẹp.

Ghép tay từ người cho còn sống chấn động thế giới và 12 năm trăn trở thực hiện ca phẫu thuật đỉnh cao của bác sĩ Việt - Hình 2

GS. Hoàng kiểm tra lại vết mổ cho bệnh nhân Vương.

Đến nay hơn 1 thang sau ghép, anh Vương hoàn toàn khỏe mạnh, tất cả các chức năng, chỉ số sự sống của cơ thể bình thường, ăn uống ngon miệng, thoải mái về tinh thần, có thể sử dụng bàn tay để cầm nắm một số các đồ vật thô.

Thất bại, bác sĩ và bệnh nhân đều không có Tết

GS Hoàng còn nhớ ngày thứ 6 "lịch sử" đó, khi nhận thấy ca ghép chi thể có thể thực hiện, ông cùng các đồng nghiệp nhanh chóng báo cáo với bệnh viện và các cơ quan có liên quan xin ý kiến chỉ đạo. Với cương vị là người trực tiếp thực hiện ca mổ này, GS Hoàng khẳng định có cơ hội để ghép chi thể ngay cho bệnh nhân.

Rất nhanh chóng, ông và đồng nghiệp làm rất nhiều bước chuẩn bị: Phía người cho có đồng ý không, người nhận có chấp nhận không. Vì đó là thời điểm giáp Tết (27 Tết), nếu như các bệnh nhân đồng ý thì cả những ngày Tết đều ở trong viện. Nhưng điều đó không quan trọng bằng việc hòa hợp miễn dịch có phù hợp hay không, rồi cơ sở vật chất, nhân lực...

"27 Tết, các cán bộ nhân viên của bệnh viện cũng chuẩn bị nghỉ Tết. Các hoạt động chuyên môn cũng không thường quy như những ngày làm việc. Lúc này, chúng tôi chia nhau mỗi người một công việc để cố gắng bước vào ca phẫu thuật một cách sớm nhất. Nhưng khi các yêu cầu về nhân sự, trang thiết bị đã chuẩn bị xong thì vết thương của bệnh nhân lại b.ị h.oại t.ử nặng, nguy cơ bội nhiễm cao, chúng tôi ngay lập tức tổ chức hội chẩn", GS Hoàng kể lại.

Ghép tay từ người cho còn sống chấn động thế giới và 12 năm trăn trở thực hiện ca phẫu thuật đỉnh cao của bác sĩ Việt - Hình 3

Sau mổ hơn 1 tháng, anh Vương có thể cử động nhẹ nhàng.

Theo GS Hoàng, với những chi thể bị đứt rời, việc nối lại không có gì khó khăn. Nhưng với những trường hợp nối chi thể từ người cho còn sống, tâm lý của phẫu thuật viên rất nặng nề. Mặc dù tham gia tới hàng nghìn ca mổ, nhưng đứng trước ca mổ lịch sử, ai cũng thấy căng thẳng, rất nhiều áp lực.

Lúc đó, tất cả ekip đều xác định, nếu như có chuyện gì bất lợi xảy ra thì coi như năm nay không có Tết. Bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào gặp vấn đề, những y bác sĩ, dù có ở đâu vẫn phải quay về bệnh viện để giải quyết nguy cơ, biến chứng xảy ra với bệnh nhân.

"Ekip cố gắng động viên nhau, tin là ca mổ sẽ thành công", GS Hoàng nói.

Cơ hội mới cho những cơ thể không lành lặn

Hiện nay, dù chiến tranh qua rất lâu, nhưng những hậu quả mà nó để lại rất lớn. Trong xã hội vẫn còn những người đồng chí, đồng đội không lành lặn do chiến tranh. Có những người bị tai nạn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân bị di tật bẩm sinh đang ngày đêm phải chịu những khó khăn khi thiếu đi một phần cơ thể.

Theo GS Hoàng, qua trường hợp của bệnh nhân V., rất nhiều bệnh nhân sẽ được hưởng lợi, đặc biệt chắc chắn nguồn cho sẽ lớn hơn rất nhiều, bệnh nhân đang chờ ghép cũng có cơ hội hơn rất nhiều.

"Khi thông tin ca ghép này được công bố, có rất nhiều bệnh nhân gọi điện tới Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thể hiện nguyện vọng, mong rằng sẽ có cơ hội nhận chi ghép từ một người nào đó", GS Hoàng nói.

Ghép tay từ người cho còn sống chấn động thế giới và 12 năm trăn trở thực hiện ca phẫu thuật đỉnh cao của bác sĩ Việt - Hình 4

Anh được GS Hoàng trực tiếp hướng dẫn phục hồi các chức năng sau khi ghép tay.

Ca phẫu thuật chưa từng có trong y văn

Tính đến nay, số lượng chi thể ghép được thông báo trên các tạp chí y văn chính thống, có uy tín thì chỉ có 89 ca trên toàn thế giới từ trước tới nay.

Ca ghép đầu tiên được thực hiện năm 1964 tại Ecuador nhưng chỉ sau 2 tuần, chi ghép b.ị h.oại t.ử. Vắng bóng vài chục năm sau đó, đến năm 1998, nhóm phẫu thuật viên ở Lion của Pháp lần đầu tiên thực hiện ca ghép bàn tay thành công.

Sau đó 22 năm cho tới tận năm 2020 cũng chỉ hạn chế khoảng 89 ca ghép chi thể, tập trung tại một số quốc gia, khu vực có nền y học hiện đại như: Đức, Pháp, Bỉ, Ba Lan, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ... Đến nay, ghép chi thể cũng chỉ được thực hiện ở một số ít quốc gia.

"Tại Việt Nam, khi thực hiện được ca ghép chi thể đầu tiên từ người cho còn sống, chúng tôi nghĩ cần phải công bố ngay càng sớm càng tốt cho thế giới biết", GS Hoàng bộc bạch.

Việc lấy chi thể từ người cho, là ý tưởng chưa có một tác giả nào trên thế giới công bố trên y văn quốc tế. Có nghĩa là Việt Nam đã và đang đóng góp cho thế giới những ý tưởng về nguồn cho chi thể mới trong nền y học ghép tạng nói chung, đặc biệt là ghép chi thể. "Thực sự những người nghiên cứu như chúng tôi hết sức tự hào", GS Hoàng bộc bạch.

Ghép tay từ người cho còn sống chấn động thế giới và 12 năm trăn trở thực hiện ca phẫu thuật đỉnh cao của bác sĩ Việt - Hình 5

Anh Vương được kiểm tra bàn tay thường xuyên sau phẫu thuật.

Đây cũng là ca ghép đầu tiên ở Việt Nam cũng như trong y văn thế giới lần đầu tiên ghi nhận. Thông thường những ca ghép tạng đầu tiên của Việt Nam đều có sự hỗ trợ từ các chuyên gia quốc tế. Nhưng trong trường hợp này, hoàn toàn do các bác sĩ của Việt Nam đảm nhận.

"Khi chúng tôi thông báo ca ghép này với các thầy, các đồng nghiệp của chúng tôi ở bên Đức, họ rất trân trọng, hoan nghênh và nói: Như vậy, kỹ thuật phẫu thuật vi phẫu, đặc biệt là chấn thương chỉnh hình, ghép chi thể của Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc. Việt Nam làm được điều mà nhiều nước vẫn còn đang mong muốn". GS Hoàng nói.

Video: Lời kể của bệnh nhân được 'hồi sinh' bàn tay từ ca mổ chấn động thế giới

Tính đến tháng 2/2020, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai thực hiện thành công nhiều kỹ thuật ghép tạng, ghép đa tạng: Lấy đa tạng từ người cho c.hết não: 3 ca; Ghép thận: 55 ca; Ghép gan từ người cho sống: 20 ca, ghép gan từ người cho c.hết não: 1 ca; Ghép phổi từ người cho c.hết não: 2 ca; Ghép chi thể 1 ca - lấy từ người cho sống; Ghép tủy: 33 ca; Ghép giác mạc: 17, ghép tế bào gốc: 62 ca. Sau ghép diễn biến tốt, hiện tại sức khỏe của các bệnh nhân đều ổn định.

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phản ứng nhanh của người vợ cứu chồng chỉ còn 1% sự sống
12:44:54 08/07/2024
Lựa chọn thuốc kiểm soát cơn đau do viêm khớp
09:15:51 07/07/2024
Tác dụng bất ngờ khi ăn rau, canh trước thịt, cá, cơm
10:48:42 08/07/2024
Căn bệnh hiểm nghèo khiến chồng nghi ngờ vợ ngoại tình
16:46:02 08/07/2024
Tiếp xúc thân mật với người đàn ông lạ, cô gái phải đi cấp cứu
18:30:35 08/07/2024
N.am s.inh đi cấp cứu sau khi biết điểm thi vào lớp 10
21:55:36 08/07/2024
Chủ quan trước dấu hiệu đau bụng, ung thư 'gọi tên'
10:22:42 08/07/2024
Mới U30 đã thường xuyên quên tắt nước nóng, đóng nắp thùng gạo
10:34:13 08/07/2024

Tin đang nóng

Lại thêm bằng chứng "anh chủ homestay" ngoại tình: Nam Thư không phải là người duy nhất?
17:27:53 08/07/2024
Vũ Luân xuất hiện, chỉ 1 hành động cũng đủ chứng minh tâm trạng giữa lúc vướng ồn ào
17:30:37 08/07/2024
Nghệ sĩ guitar Minh Mon qua đời ở t.uổi 34
20:22:03 08/07/2024
Bắc Giang cách ly ca bệnh bạch hầu, ngăn ngừa lây lan rộng
20:08:56 08/07/2024
Lưu Diệc Phi "mập mờ" với cha nuôi đại gia, ẩn khuất bên trong khiến CĐM bàn tán
17:19:46 08/07/2024
Nữ NSƯT lừng lẫy: Nhan sắc đẹp như công chúa, búp bê, 42 t.uổi mới kết hôn, giờ lại sống xa chồng
20:41:15 08/07/2024
Con gái út Quyền Linh t.uổi 16: Nhan sắc rạng rỡ, chiều cao 1,7m nổi bật
20:30:08 08/07/2024
Nhã Phương công khai dung mạo con trai
17:39:08 08/07/2024

Tin mới nhất

Người phụ nữ phải đi cấp cứu sau khi nộp 50 triệu đồng cho spa

23:11:32 08/07/2024
Nữ bệnh nhân 46 t.uổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốc phản vệ, men gan tăng và có nguy cơ t.ử v.ong do truyền trắng da.

Người phụ nữ mắc ung thư phải nằm trên sàn phòng cấp cứu

21:54:16 08/07/2024
Dù mắc ung thư giai đoạn cuối, bà Madeleine vẫn phải nằm trên sàn nhà do bệnh viện không thể bố trí giường, xe đẩy, ghế ngả lưng.

Nữ bác sĩ cấp cứu sốc phản vệ cho bệnh nhân ngay tại nhà thuốc

20:49:22 08/07/2024
Ngày 6/7, Giám đốc Sở Y tế TPHCM Tăng Chí Thượng đã tuyên dương nữ bác sĩ và ekip cấp cứu thành công cho một phụ nữ bị sốc phản vệ ngay tại nhà thuốc.

Người phụ nữ đẻ rơi con trên đường, đầu trẻ mắc kẹt trong cơ thể mẹ

20:35:09 08/07/2024
Trên đường đi đến viện, người phụ nữ bất ngờ chuyển dạ sinh con. Thai nhi ngôi ngược, nửa thân người ra trước, đầu mắc kẹt trong cơ thể mẹ.

Người phụ nữ trẻ phải cấp cứu sau khi ăn một viên kẹo

18:48:47 08/07/2024
Khi vào viện, H. hôn mê sâu, sốt cao 41-42 độ C, co giật toàn thân, mạch nhanh, huyết áp tụt, oxy tụt, vô niệu và nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc, suy đa tạng, phổi tổn thương, suy hô hấp cấp tính kém đáp ứng với thở máy.

Người phụ nữ cao 1,3m sinh con nặng 3,5kg

18:43:15 08/07/2024
Người phụ nữ này luôn tự ti về bản thân nhưng vẫn khao khát được làm mẹ. Ở t.uổi 30, chị Q. quyết định làm IVF, xin mẫu t.inh t.rùng từ ngân hàng.

Thường xuyên ăn rau cải ngăn chặn 4 bệnh ung thư

17:33:50 08/07/2024
Ăn uống được xem là phương tiện phòng và chữa bệnh, giúp điều hòa thể trạng. Bạn nên chọn ăn đa dạng các thực phẩm vì dinh dưỡng không chỉ duy trì sự sống mà còn gắn với sức khỏe của mỗi người.

Phát hiện cành cây trong họng vì thói quen nhiều người Việt hay làm

16:09:20 08/07/2024
Bệnh nhân 54 t.uổi vào Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Bà cho biết các triệu chứng trên xuất hiện sau khi uống thuốc nam ở nhà để chữa bệnh xương khớp.

Đang đi chơi với bạn, người đàn ông trẻ nhập viện cấp cứu vì tai nạn hy hữu

16:04:19 08/07/2024
Đi câu cá cùng bạn bè, người đàn ông trẻ t.uổi bất ngờ phải đi cấp cứu do điện cao thế phóng qua cần câu dẫn tới bỏng nặng, tiêu cơ vân.

Táo bổ dưỡng nhưng có một phần tuyệt đối không được ăn

15:51:27 08/07/2024
Táo là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới, được hàng triệu người ăn mỗi ngày. Các nước phương Tây có câu nói: Ăn một quả táo mỗi ngày giúp bạn không phải đi gặp bác sĩ

Người phụ nữ hồi sinh sau khi tắt thở, ngừng tim

13:35:23 08/07/2024
Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam vừa cứu sống cụ bà 70 t.uổi ngừng tim, tắt thở do bị nhồi m.áu cơ tim cấp.

Chỉ vì con côn trùng nhỏ, mỗi ngày hàng chục người ở TPHCM phải đi khám

13:27:15 08/07/2024
Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Da liễu TPHCM tiếp nhận từ 50-70 trường hợp bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.

Có thể bạn quan tâm

2 thiếu gia ngành nhựa đẹp trai, giàu có nức tiếng Việt Nam: Vợ cũng là mỹ nhân showbiz tài sắc vẹn toàn

Sao việt

23:11:55 08/07/2024
Thiếu gia nhựa Duy Tân vừa kết hôn với Midu, trong khi đó thiếu gia nhựa Tân Hiệp Hưng có tổ ấm hạnh phúc bên Đông Nhi.

"Juliet Hàn Quốc" làm điên đảo MXH vì nhan sắc nữ thần, 33 t.uổi mà trẻ như đôi mươi

Sao châu á

23:06:52 08/07/2024
Ngay khoảnh khắc Irene xuất hiện, nhiều khán giả đã không giữ nổi sự bình tĩnh khi chứng kiến vẻ đẹp như nữ thần của cô.

Thêm một thần tượng người Việt debut tại thị trường Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

23:04:49 08/07/2024
Chàng trai có nghệ danh Kien, tên thật là Nguyễn Trung Kiên, sinh năm 2004 và đến từ Ninh Thuận. Kien cũng là thành viên ngoại quốc duy nhất của ARrC, được tài khoản nhóm giới thiệu bằng caption bằng tiếng Việt.

Phạm Quỳnh Anh tiết lộ một chuyện khi chồng thứ hai cầu hôn: "Bây giờ tôi mới dám kể"

Tv show

23:04:35 08/07/2024
Mới đây, tại chương trình The Khang Show, ca sĩ Phạm Quỳnh Anh đã tiết lộ việc được bạn trai cầu hôn khi đang mang thai con chung của cả hai.

Bạn gái kém 29 t.uổi của Brad Pitt: Sở hữu body n.óng b.ỏng không thua kém gì Angelina Jolie, vừa mới ly hôn một nam diễn viên nổi tiếng

Sao âu mỹ

23:01:32 08/07/2024
Pitt và Ines lần đầu tiên được phát hiện đi cùng nhau vào tháng 11 năm 2022. Tuy nhiên, theo truyền thông, cả hai đã hẹn hò được vài tháng trước khi bị lộ ảnh bên nhau.

Sở hữu đôi mắt nhỏ, Bi Rain chia sẻ những khó khăn khi diễn bằng mắt

Hậu trường phim

22:55:25 08/07/2024
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Bi Rain đã chia sẻ về vai diễn của anh trong Red Swan - bộ phim đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả.

Bị can Trương Huy San và Trần Đình Triển đã khai nhận các hành vi phạm tội

Pháp luật

22:18:56 08/07/2024
Trước đó, Cơ quan ANĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Độ Hoa Niên tập 24-25-26: Nụ hôn "b.ỏng m.ắt" trên thuyền hoa của Lý Dung và Bùi Văn Tuyên đã cập bến

Phim châu á

22:05:12 08/07/2024
Trong những tập tiếp theo của Độ Hoa Niên, cuộc chiến vương quyền đang dần được đẩy lên cao trào, hứa hẹn mang đến những giây phút kịch tính, căng thẳng.

"Báu vật" ở Sao Hỏa tiết lộ nguồn gốc sự sống Trái Đất

Lạ vui

22:04:01 08/07/2024
Phát hiện đặc biệt ở Gale Crater - Sao Hỏa có thể giúp giải thích cái gọi là phản ứng hóa học sinh ra sự sống trên Trái Đất.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 9/7: Cự Giải dễ gặp chuyện, Nhân Mã n.óng b.ỏng

Trắc nghiệm

21:26:18 08/07/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 9/7 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Cự Giải dễ gặp phải mâu thuẫn hoặc bất đồng trong cuộc sống.