PGS. TS Nguyễn Phong Điền lý giải vì sao điểm chuẩn năm nay cao?
Những ngày qua, câu chuyện điểm chuẩn vào các trường ĐH năm nay cao ‘ngất ngưỡng’, nhiều học sinh 2829 điểm vẫn không đậu nguyện vọng 1. Vậy Trường đại học top đầu Việt Nam nói gì về điểm chuẩn năm nay?
Điểm chuẩn tăng là điều được dựa báo trước
Trước vấn đề trên, phóng viên Báo Công lý đã có cuộc phỏng vấn PGS. TS Nguyễn Phong Điền – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Theo PGS Điền cho biết: “Kỳ thi năm nay diễn ra êm ả, hầu hết các trường khu vực miền Bắc đều rất hài lòng”.
Bên cạnh đó, PGS Điền cũng cho biết thêm, ĐH Bách khoa Hà Nội là đầu mối điều phối công tác xét tuyển của 52 trường miền Bắc. Tôi thấy các trường với các thứ bậc khác nhau về chất lượng đầu vào vì vậy phổ điểm cũng trải rộng từ 14-29 điểm.
“Như vậy kết quả thi THPT quốc gia hoàn toàn có thể áp dụng xét tuyển, đánh giá năng lực học tập của các em phù hợp với từng trường. Tuy nhiên, đối với các trường top trên tăng 1-2 điểm đã được dự báo sau khi thí sinh kết thúc kỳ thi và Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe và đào tạo giáo viên”, PGS Điền phân tích.
PGS Điền nói thêm, trước đó để định hướng cho học sinh lựa chọn các ngành học phù hợp với năng lực của mình, Trường Bách khoa Hà Nội đã tổ các buổi tư vấn xét tuyển trực tuyến, trực tiếp trước khi các em điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào đại học. Với khung điểm của ĐH Bách khoa thì phụ huynh hoàn toàn có thể định hướng cho con em mình.
Đánh giá về quá trình lọc ảo của nhóm xét tuyển miền Bắc, PGS Điền cho biết, quá trình lọc ảo đã vận hành 3 năm với rất nhiều kinh nghiệm nên năm nay quy trình lọc ảo diễn ra trôi chảy, tốn ít công sức nhưng khách quan đặc biệt là phần mềm hành năm đều được nâng cấp.
Video đang HOT
Được biết, ba năm trở lại đây Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là đầu mối lọc ảo cho nhóm xét tuyển miền Bắc.
Nhiều phương thức xét tuyển đẩy điểm chuẩn của các trường được nâng lên
Liên qua đến vấn đề điểm chuẩn năm nay cao, PGS Điền lý giải: “Điểm chuẩn lên cao không chỉ vì đề thi được đánh giá là dễ, mà năm nay các trường được tự chủ tuyển sinh, đa dạng các phương thức xét tuyển khác nhau. Và ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng vậy, trường đã có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau”.
Được biết, ngoài phương thức truyền thống là sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, ĐH Bách khoa Hà Nội còn sử dụng các phương thức như: Thứ nhất dựa vào hồ sơ tài năng của các thí sinh đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp tỉnh, thành phố trở lên.
Thí sinh tham dự bài kiểm tra tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020. Ảnh Ngô Chuyên.
Phương thức thứ 2: Xét tuyển hồ sơ của thí sinh đến từ các trường chuyên và có nhận xét của giáo viên trong khu vực miền Bắc, trong số đó có rất nhiều em xuất sắc.
Phương thức thứ 3: Tổ chức một kỳ thi riêng. Kỳ thi riêng này không phải để sử dụng tất cả kết quả mà còn kết hợp với môn Toán, Lý, Hóa trong kỳ thi THPT Quốc gia để thành 1 mã xét tuyển.
“Như vậy đa dạng hóa hình thức tuyển sinh đương nhiên chỉ tiêu cho dùng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ giảm đồng nghĩa với điểm chuẩn sẽ tăng”, PGS Điền nói.
“Bên cạnh đó, năm nay mức độ cạnh tranh ở phổ điểm cao khá xít xao. Có thể thấy khung điểm của ĐH Bách Khoa có 27.01, nếu chúng tôi lấy xuống 27 điểm thì có khá nhiều thí sinh bằng điểm nhau và vượt quá chỉ tiêu cho phép. Vậy nên mức độ cạnh tranh của các thí sinh giỏi trong các câu hỏi khó cuối cùng là khá cao”, PGS lý giải thêm.
Trước câu hỏi liệu có nên tiếp tục dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia của Bộ? PGS Điền cho biết: Công bằng mà nói thì kỳ thi này là một kênh rất tốt để xét tuyển. Tôi là người biết tổng quát về dữ liệu tuyển sinh của từng trường nên tôi thấy đây là một kênh để xét tuyển tốt. Vì bản chất xét tuyển là sự cạnh tranh và chọn các em tốt nhất, phù hợp nhất cho trường đại học
“Tuy nhiên theo quan điểm về tự chủ tuyển sinh, các trường hoàn toàn có thể áp dụng các phương thức xét tuyển mới: điểm học bạ, xét kết hợp giữa học bạ và điểm thi THPT Quốc gia”, PGS Điền chia sẻ thêm.
Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố điểm chuẩn xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Ảnh minh họa
Sau đây là điểm chuẩn đại học Sư phạm TP.HCM năm 2020 cụ thể ở các ngành:
Điểm chuẩn đại học Sư phạm TP.HCM năm 2020
Năm nay Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển các ngành đào tạo giáo viên cao nhất là 22,5; thấp nhất 18,5. Nhóm ngành khác cao nhất 22, thấp nhất 18.
Đối với ngành Giáo dục Mầm non, điểm xét tuyển = Điểm môn Toán cộng điểm môn Ngữ văn cộng (điểm ưu tiên khu vực, đối tượng)*2/3 (làm tròn đến 2 chữ số thập phân).
Đối với ngành Giáo dục Thể chất, điểm xét tuyển = Điểm môn Toán hoặc điểm môn Ngữ văn (theo tổ hợp xét tuyển) cộng (điểm ưu tiên khu vực, đối tượng)*1/3 (làm tròn đến 2 chữ số thập phân).
Điểm xét tuyển các ngành khác: Môn 1 cộng Môn 2 cộng Môn 3 cộng Ưu tiên.
Năm nay chỉ tiêu một số ngành như Sư phạm Toán học, Sư phạm Tin học, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học tăng so với năm 2019. Một số ngành như Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật lại giảm.
Năm 2019, điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ngành Sư phạm tiếng Anh và Sư phạm Toán có cao nhất với mức 24. Các ngành còn lại dao động từ 17,5 đến 23,5.
Sau khi bộ GD&ĐT công bố điểm "sàn", khối ngành sư phạm, sức khỏe sẽ tuyển sinh ra sao? Bộ GD&ĐT ban hành các quyết định về việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành, nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ đại học (ĐH) và ngành Giáo dục mầm non trình độ cao đẳng (CĐ) 2020; quyết định mức điểm sàn với khối ngành sức khỏe. Theo đó, điểm sàn của các khối ngành năm...