PGS Bùi Hiền tuyên bố dừng toàn bộ việc nghiên cứu bảng chữ cái ‘Tiếw Việt’ cải tiến
Theo PGS Bùi Hiền, sau khi công bố toàn bộ công trình bảng chữ cái “ Tiếw Việt” cải tiến, ông đã dừng tất cả việc nghiên cứu và chuyển sang làm vấn đề khác.
ảnh minh họa
với PV, PGS Bùi Hiền, nguyên Hiệu phó Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội cho hay, sau khi ông công bố nghiên cứu về bảng chữ cái “Tiếw Việt” cải tiến bên cạnh những ý kiến không tích cực, thậm chí “ném đá, chửi bới” gay gắt vẫn có không ít người ủng hộ.
“Mặc dù tôi bị một số người, thậm chí cả các chuyên gia ngôn ngữ chê bai, phản đối mạnh mẽ công trình nghiên cứu cải tiến bảng chữ cái tiếng Việt này nhưng chưa bao giờ tôi e ngại và dừng lại.
Câu đối Tết được PGS Bùi Hiền viết bằng chữ cái Tiếng Việt cải tiến
Chính những lời chửi bới đã giúp tôi tăng tốc làm việc và ngay trong năm qua đã hoàn thiện xong toàn bộ công trình nghiên cứu rồi công bố với dư luận.
Đồng thời, tôi cũng mất khoảng 10 ngày chuyển thể toàn Truyện Kiều của Nguyễn Du sang chữ cải tiến, bởi đây chính đặc trưng cho văn chương, ngôn ngữ Việt”, PGS Bùi Hiền nói.
Theo ông Hiền, sau khi chuyển đổi Truyện Kiều theo chữ “Tiếw Việt” cải tiến đã giảm đi được hơn 11.000 ký tự, từ đó, tiết kiệm được thì giờ, công sức, vật tư trong quá trình tạo lập văn bản trên giấy, trên máy tính…
Video đang HOT
“Truyện Kiều cũ có hơn 84.852 ký tự nhưng sau khi chuyển sang chữ mới chỉ còn 73.715 ký tự và giảm được 11.137 kí tự, tức là giảm hơn 13%.
Việc chuyển Truyện Kiều không có chuyện phá hoại hay làm hỏng văn hóa, văn chương mà chỉ là để mọi người thấy rằng, việc chuyển đổi mấy nghìn câu Kiều sang chữ cải tiến không hề khó khăn.
Tôi cũng chỉ in bản Kiều chuyển đổi ra một ít nhằm mục đích tặng cho bạn bè đọc, tham khảo chứ không truyền, phát rộng rãi ra ngoài.”, ông Hiền nêu rõ.
PGS Bùi Hiền giới thiệu câu đối Tết viết bằng chữ tiếng Việt cải tiến.
Vị PGS này thông tin, trong cuối năm ngoái, ông cũng đã tìm được chữ cái thay thế cho phụ âm ghép “nh”. Cụ thể “nh” được thay bằng chữ ” hoặc “.
“Với việc tìm ra được từ thay thế cho phụ âm ghép này đã giúp khi viết văn bản ngắn đi rất nhiều, hữu ích hơn và tôi đã có thể kết thúc, hoàn thiện toàn bộ công trình nghiên cứu của mình một cách trọn vẹn.
Đến nay, tâm nguyện đã xong và tôi cũng đăng ký chứng nhận bản quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ với công trình này.
Hiện tôi đã ngoài 80, sức yếu rồi, trong khi việc ứng dụng bảng chữ cái cải tiến chắc chắn chưa thể thực hiện ngay nên tôi đã trao lại cho các con coi như đây là phần tài sản quý mà ông/bố để lại và biết đâu sau này mọi người sẽ dùng đến”, PGS Hiền bày tỏ.
Ông nhấn mạnh, sau khi công bố toàn bộ công trình vào cuối năm ngoái, bản thân đã dừng tất cả việc nghiên cứu liên quan đến chữ tiếng Việt cải tiến và chuyển sang làm vấn đề khác.
“Tôi đã tuyên bố dừng hoàn toàn, không nghiên cứu thêm bất cứ điều gì nữa và đến nay có thể khẳng định, công trình khoa học về bảng chữ cái tiếng Việt cải tiến đã hoàn thành rất đầy đủ, rõ ràng.
Hiện sức khỏe của tôi đã yếu nên tôi sẽ tập trung nghiên cứu thêm về từ điển Việt – Nga nhưng nếu có đơn vị, cơ quan nào mời về các hội nghị liên quan tới ngôn ngữ thì tôi vẫn sẵn sàng tham gia, về công trình của mình”, PGS Hiền thêm.
Theo Cafef.vn
PGS Bùi Hiền dành 10 ngày để viết lại Truyện Kiều theo chữ cải tiến
PGS.TS Bùi Hiền vừa tiếp tục công bố toàn tập tác phẩm "Truyện Kiều" được viết chính ông viết lại bằng "Tiếq Việt" sau thời gian là 10 ngày.
ảnh minh họa
Không lâu sau khi công bố bản hoàn chỉnh đề xuất phương án cải tiến chữ quốc ngữ (cả phần phụ âm và nguyên âm) gây bão dư luận, PGS Bùi Hiền, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội vừa công bố toàn tập tác phẩm "Truyện Kiều" với 3.254 câu thơ lục bát do ông viết bằng ngôn ngữ "Tiếq Việt".
Toàn bộ bản chuyển thể bằng bảng chữ cải tiến "Tiếq Việt" của PGS Bùi Hiền tại đây.
PGS Bùi Hiền dành 10 ngày để viết lại Truyện Kiều theo chữ cải tiến
về việc này, PGS Bùi Hiền cho biết việc nghiên cứu là quyền, là đam mê và sở thích của cá nhân ông, chứ không bắt ép ai phải tin hay dùng chữ cải tiến cả.
Ông cho rằng việc viết lại toàn bộ 3.254 câu thơ lục bát của tác phẩm "Truyện Kiều" bằng chữ cải tiến mới là việc nên làm để cho những ai muốn nghiên cứu có thể tham khảo thêm.
Ông lý giải mình chọn chuyển thể tác phẩm này bởi "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du là một trong các tác phẩm kinh điển của nền văn học Việt Nam.
"Bao thế hệ người Việt từ xưa đến nay, dù ít nhiều cũng đều biết tới Truyện Kiều và nhiều người rất thích tác phẩm này. Do đó khi tôi viết lại bằng chữ cải tiến thì khả năng đón nhận của mọi người có thể sẽ cao hơn là viết một tác phẩm văn học nào khác. Từ thích "Truyện Kiều", nhiều người sẽ muốn thử đọc tác phẩm này bằng chữ viết mới xem nó sẽ như thế nào".
Để viết lại toàn bộ tác phẩm này theo chữ viết mới, PGS Bùi Hiền cho hay ông đã dành 10 ngày đầu tiên của năm 2018, mỗi ngày khoảng 9 - 10 giờ đồng hồ tự viết trên máy tính ở nhà và không cần nhờ người khác gõ hộ dù chỉ một chữ.
"Bởi có nhờ cũng khó vì có mấy ai gõ được chữ này nếu không thuộc mặt chữ mới. Nên tôi phải tự gõ", PGS Bùi Hiền nói.
Ông cũng thừa nhận thời gian đầu khi sử dụng chữ cải tiến ông vẫn viết nhầm đôi chỗ bởi vẫn quen với hệ thống chữ viết hiện hành.
Theo Thế Giới Trẻ
PGS Bùi Hiền viết lại 'Truyện Kiều' bằng chữ cải tiến PGS.TS Bùi Hiền cho biết ông đã làm việc trong khoảng 100 giờ để viết lại "Truyện Kiều" bằng chữ cải tiến. ảnh minh họa Sau khi hoàn thiện nghiên cứu cải tiến chữ viết "Tiếw Việt" và công bố phần 2, PGS Bùi Hiền - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội...