Pfizer và BioNTech hợp tác với Eurofarma phân phối vaccine tại Mỹ Latinh
Theo thông báo mới đây, hai hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 là Pfizer và BioNTech đã hợp tác với công ty dược phẩm Eurofarma của Brazil để phân phối vaccine tại Mỹ Latinh.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNtech. Ảnh: Reuters
Eurofarma sẽ nhận các sản phẩm thuốc và hoàn thành việc sản xuất các liều vaccine để đưa ra phân phối. Hoạt động sản xuất sẽ bắt đầu vào năm tới, với mục tiêu sản xuất 100 triệu liều vaccine khi đạt công suất tối đa. Chủ tịch Eurofarma Maurizio Billi đánh giá thương vụ với hai hãng dược phẩm lớn trên là một cột mốc quan trọng đối với công ty gần 50 năm tuổi này.
Trong một tuyên bố, Giám đốc Pfizer Albert Bourla khẳng định tất cả mọi người, bất kể điều kiện tài chính, chủng tộc, tôn giáo hay địa lý, đều xứng đáng được tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 để cứu sống chính mình.
Theo ông Bourla, việc hợp tác với Eurofarma sẽ mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu của Pfizer sang một khu vực khác và giúp hãng này tiếp tục cung cấp khả năng tiếp cận vaccine công bằng và bình đẳng.
Brazil là một “điểm nóng” trên bản đồ dịch COVID-19 toàn cầu, với tổng số người tử vong tới gần 575.000 người, chỉ sau Mỹ.
Video đang HOT
Pfizer và BioNTech cho biết hai hãng này đã vận chuyển hơn 1,3 tỷ liều vaccine đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu và đặt mục tiêu cung cấp một tỷ liều hàng năm cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình vào năm 2021 và 2022.
Tháng trước, hai hãng trên đã công bố một thỏa thuận tương tự với công ty Biovac ở Nam Phi, với mục tiêu cung cấp tới 100 triệu liều mỗi năm cho 55 quốc gia thuộc Liên minh châu Phi.
Lo sợ biến thể Delta, nhiều người đến Mỹ để tiêm vaccine tăng cường
Trước sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta, nhiều người sống ở nước ngoài đã quyết định đến Mỹ để tiêm vaccine COVID-19 bổ sung dù trước đó đã tiêm đủ 2 mũi.
Các lọ có vaccine phòng COVID-19 của hãng Moderna, Johnson&Johnson, Pfizer/BioNTech. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), đầu năm nay, Alison Toni, 55 tuổi, cảm thấy vô cùng may mắn khi được tiêm vaccine Sinovac phòng bệnh COVID-19 ở Chile. Một tháng sau, bà đã quyết định đến Minnesota để được tiêm vaccine tăng cường.
Bà Toni, người Mỹ đang sinh sống tại Chile, đã tranh thủ tiêm liều vaccine Pfizer đầu tiên khi về thăm gia đình ở Minneapolis hồi tháng 4. Hai tháng sau đó, bà đã quay lại để tiêm liều thứ 2. Tuy nhiên, bà không tiết lộ cho đơn vị tiêm chủng rằng mình đã được tiêm phòng trước đó tại Chile.
"Họ không hỏi và tôi thì không nói", Toni nói và cho biết bà đã hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sang Mỹ tiêm thêm vaccine. Bà Toni là một trong những người sống ở nước ngoài đến Mỹ để tiêm vaccine bổ sung, hoặc có kế hoạch sẽ làm như vậy. Một số người đã hỏi ý kiến của bác sĩ, số khác đưa ra quyết định bằng cách tự tìm hiểu.
Trên thế giới, một số quốc gia đã bắt đầu chương trình tiêm chủng liều thứ 3 cho người dân dựa trên lo ngại khả năng bảo vệ từ những liều vaccine ban đầu có thể giảm dần theo thời gian. Họ cũng tin rằng liều vaccine tăng cường sẽ giúp ngăn ngừa biến thể Delta, đặc biệt với nhóm người lớn tuổi hoặc có hệ miễn dịch yếu.
Tuy nhiên, giới chức y tế công cộng vẫn chưa thể khẳng định có cần thiết phải tiêm liều vaccine tăng cường cho người dân nói chung hay không. Hiện vẫn có rất ít dữ liệu về rủi ro hay lợi ích của việc tiêm liều thứ 3, và chiến lược này cũng gây tranh cãi nhất định khi nó có thể ảnh hưởng tới nguồn cung vaccine toàn cầu, khiến những nước thu nhập thấp và trung bình khó tìm được nguồn cung vaccine để tiêm cho toàn dân.
Một bệnh nhân ung thư tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một trung tâm điều trị ở Louisville, bang Kentucky. Ảnh: Getty Images
Jason Gallagher, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Dược thuộc Đại học Temple, cho biết: "Có lẽ việc tiêm mũi tăng cường là không cần thiết. Việc tiêm liều thứ 4 dường như là lãng phí và liều thứ 3 có lẽ là không cần thiết đối với nhiều người".
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã kêu gọi các quốc gia hoãn việc tiêm mũi tăng cường cho người dân, trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang phải chờ đợi để có những liều vaccine đầu tiên.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) tuần trước đã cho phép tiêm liều vaccine thứ 3 cho những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Giới chức y tế của chính phủ ước tính rằng điều đó sẽ áp dụng cho dưới 3% dân số Mỹ trưởng thành, song nhiều khả năng chính sách tiêm mũi tăng cường sẽ được áp dụng rộng rãi hơn.
Tình trạng dư thừa vaccine ở Mỹ, cùng hệ thống chăm sóc sức khỏe phi tập trung, khiến người dân dễ dàng đến các trung tâm tiêm chủng để tiêm vaccine tăng cường. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính rằng trên 1,2 triệu người Mỹ đã tiêm ít nhất một liều bổ sung sau khi hoàn thành quá trình tiêm chủng ban đầu.
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine Pfizer tại một trung tâm tiêm chủng cộng đồng ở Valley Stream, New York, Mỹ. Ảnh: Reuters
Trong khi nhiều người lo ngại về hiệu quả của vaccine nên quyết định đến Mỹ tiêm liều tăng cường, một số trường hợp khác lại phải buộc tiêm thêm để đáp ứng theo yêu cầu làm việc và học tập.
Wu Jing, 22 tuổi, cho biết anh không có lựa chọn nào khác. Wu đã được tiêm vaccine Sinovac vào tháng 12/2020 khi ở Trung Quốc, trước khi sang Mỹ học tập tại trường Đại học Princeton.
Khi sang Mỹ, anh nghe được tin rằng trường này yêu cầu sinh viên nộp giấy chứng nhận đã được tiêm chủng loại vaccine do FDA phê duyệt. Trong khi đó, vaccine Sinovac chưa được FDA phê duyệt và bộ phận y tế của trường Princeton đã khuyến nghị Wu đi tiêm chủng lại. Wu cảm thấy lo ngại về việc tiêm 2 loại vaccine khác nhau nhưng cuối cùng đã quyết định tiêm vaccine Johnson & Johnson. Tuy nhiên, Đại học Princeton sau đó đã công bố chính sách mới, chấp nhận tất cả các loại vaccine mà WHO đã phê duyệt, bao gồm cả Sinovac.
Mỹ đang phát triển một kế hoạch yêu cầu gần như tất cả du khách nước ngoài phải được tiêm chủng đầy đủ. Điều này có khả năng xảy ra các trường hợp tương tự như Wu, khi nhiều người được tiêm vaccine không được FDA chấp thuận. Danh sách vaccine được Anh và Liên minh châu Âu phê duyệt cũng không bao gồm các loại vaccine được sản xuất tại Nga hoặc Trung Quốc, đã được sử dụng ở nhiều quốc gia.
Tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho biết các chính phủ nên chuẩn hóa định nghĩa của họ về tiêm chủng đầy đủ, bao gồm các mũi tiêm có thể không được chấp thuận ở quốc gia của họ nhưng vẫn có hiệu quả. "Toàn bộ quá trình này cần phải được điều chỉnh. Nếu không, khi có thêm nhiều vaccine hơn và nhiều người đi lại hơn, những trường hợp tương tự như Wu sẽ xảy ra nhiều hơn", Adalja nói.
Rộng mở thị trường vaccine thời đại dịch Ở nhiều nơi trên thế giới, số ca mắc COVID-19 đang gia tăng, đặc biệt là các ca nhiễm biến thể Delta rất dễ lây lan. Điều này càng cho thấy sự cần thiết phải thúc đẩy các chương trình tiêm chủng, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, để có thể đẩy lùi dịch bệnh. Trong bối cảnh đó,...