Pfizer thông báo bán thuốc giá rẻ cho các nước nghèo nhất
Hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) cho biết sẽ bán các loại thuốc đã được cấp bằng sáng chế của mình cho các nước nghèo nhất thế giới với mức giá “phi lợi nhuận”.
Thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Đó là một phần của một sáng kiến mới tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, mang tên “Hiệp định vì một thế giới khỏe mạnh hơn”. Hiệp định sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực, gồm bệnh truyền nhiễm, ung thư, viêm nhiễm, các bệnh hiếm và sức khỏe phụ nữ.
Phát biểu với báo giới, bà Angela Hwang, Chủ tịch Pfizer cho biết cam kết mang tính đột phá này sẽ tăng cường khả năng tiếp cận cuả gần 1,2 tỷ người với các loại thuốc và vaccine đã được cấp bằng sáng chế của Pfizer hiện đang được lưu hành tại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Các nước đang phát triển đang chịu 70% gánh nặng bệnh tật của thế giới nhưng chỉ nhận được 15% chi tiêu y tế toàn cầu, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Tại khu vực khu vực châu Phi cận Sahara (Sahel), cứ 13 trẻ thì có 1 trẻ chết trước 5 tuổi vì bệnh tật, trong khi tỷ lệ này ở các nước thu nhập cao là 1/199. Tỷ lệ tử vong liên quan đến ung thư tại châu Phi cũng cao hơn nhiều so với các nước thu nhập thấp hay trung bình và cao hơn số ca tử vong do sốt rét ở khu vực này mỗi năm, do việc tiếp cận với các loại thuốc mới bị hạn chế.
Video đang HOT
Thời gian để các loại thuốc và vaccine thiết yếu đến được các nước nghèo nhất lâu hơn từ 4-7 năm và các vấn đề về chuỗi cung ứng cũng như hệ thống y tế yếu kém khiến người bệnh khó nhận được thuốc sau khi đã được phê chuẩn. Và đại dịch COVID-19 càng làm phức tạp thêm những vấn đề này.
Bà Hwang cho biết: “Chúng tôi biết có một loạt rào cản mà các nước đang phải tìm cách vượt qua để được tiếp cận với thuốc của chúng tôi. Vì vậy, ban đầu Pfizer chọn ra 5 nước để xác định và tìm giải pháp thích hợp và sau đó sẽ chia sẻ những bài học kinh nghiệm với các nước còn lại”. 5 quốc gia gồm Rwanda, Ghana, Malawi, Senegal và Uganda đã cam kết tham gia Hiệp định trên cùng với hơn 40 quốc gia khác, trong đó 27 quốc gia có thu nhập thấp và 18 quốc gia có thu nhập dưới trung bình.
Mức giá “phi lợi nhuận” bao gồm cả chi phí sản xuất và vận chuyển từng sản phẩm đến tận nước tiếp nhận. Nếu một quốc gia đang sử dụng sản phẩm với mức giá thấp hơn, ví dụ như vaccine do Liên minh vaccine quốc tế (GAVI) cung cấp, thì mức giá đó sẽ được duy trì.
Bà Hwang cho rằng việc tiếp cận sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp cũng là một thách thức đối với các quốc gia thu nhập thấp. Do vậy, Pfizer cũng đã làm việc với các tổ chức tài chính đồng thời kêu gọi họ hỗ trợ. Pfizer cũng sẽ tìm đến các đối tác – trong đó có các chính phủ, tổ chức đa phương, tổ chức phi chính phủ, thậm chí cả các hãng dược phẩm khác – và kêu gọi họ tham gia Hiệp định.
Ông Amesh Adalja, thuộc Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, cho biết Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho các nước tiếp cận với một số loại thuốc quan trọng và giúp kiểm soát tốt hơn các lại bệnh như COVID-19, kháng thuốc kháng sinh, não mô cầu, viêm não và phế cầu khuẩn.
Những trở ngại trong nỗ lực tiếp cận thuốc điều trị COVID-19 trên toàn cầu
Trong suốt 20 năm qua, Mỹ là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu để xét nghiệm và điều trị bệnh nhân nhiễm virus HIV, cứu sống khoảng 21 triệu người.
Giờ đây, các cơ quan y tế toàn cầu và chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực để đưa các xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và thuốc kháng virus đắt tiền điều trị COVID-19 đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Binh sĩ phân phát thực phẩm cứu trợ cho người dân tại Kampala, Uganda trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN
Tuần này, Tổng thống Biden sẽ nhấn mạnh phương châm "xét nghiệm toàn cầu để điều trị" tại hội nghị thượng đỉnh quốc tế về dịch COVID-19 lần thứ hai - một cuộc họp trực tuyến quy tụ sự tham gia của các nhà lãnh đạo thế giới nhằm tạo động lực mới cho công cuộc ứng phó với đại dịch trên toàn cầu.
Theo một quan chức cấp cao Mỹ, Tổng thống Biden dự định sẽ tận dụng hội nghị lần này để kêu gọi các quốc gia giàu có quyên góp 2 tỷ USD để mua các phương thuốc điều trị COVID-19 và 1 tỷ USD để mua nguồn cung cấp oxy cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Tại Mỹ, nơi thuốc kháng virus điều trị COVID-19 được bày bán rộng rãi, sáng kiến "xét nghiệm để điều trị" của Tổng thống Biden cho phép nhiều bệnh nhân đến hiệu thuốc, xét nghiệm COVID-19 và nhận đơn thuốc miễn phí ngay tại chỗ nếu họ có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, những nỗ lực như vậy có thể sẽ bị hạn chế hơn nhiều cho đến khi các loại thuốc generic (bản sao của thuốc với thành phần hoạt chất tương tự nhau) được bày bán, có thể là vào năm 2023. Tuy nhiên, nỗ lực toàn cầu phải đối mặt với một số trở ngại và bất bình đẳng giống như đã tồn tại cách đây hai thập niên.
Các quốc gia giàu có, bao gồm cả Mỹ, chiếm phần lớn nguồn cung. Trong khi đó, các cơ quan y tế toàn cầu không có đủ tiền để mua thuốc kháng virus, vốn có vai trò quan trọng vì thuốc cần phải được sử dụng từ sớm khi mắc bệnh. Nhiều công ty dược phẩm, đang cố gắng bảo vệ bằng sáng chế của họ, lại đang hạn chế việc cung cấp các thuốc generic ở nhiều quốc gia có thu nhập trung bình, bao gồm toàn bộ khu vực Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, một trong những trở ngại lớn nhất là sự sụt giảm mạnh xét nghiệm COVID-19 trên khắp thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chỉ 20% trong số 5,7 tỷ xét nghiệm được thực hiện trên toàn cầu là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Trong đó, các quốc gia có thu nhập thấp chỉ chiếm chưa đến 1% các cuộc xét nghiệm. Lý do là bởi những nước này thiếu tiền để mua dụng cụ xét nghiệm và nhu cầu đã giảm ở các khu vực nơi tỷ lệ mắc COVID-19 hiện đang ở mức thấp.
Paxlovid của hãng dược phẩm Pfizer hiện là loại thuốc kháng virus có nguồn cung dồi dào ở Mỹ. WHO gần đây đã đưa ra "khuyến nghị mạnh mẽ" rằng Paxlovid cần được cung cấp cho những bệnh nhân có nguy cơ nhập viện cao và kêu gọi "phân bố rộng rãi chế phẩm này theo địa lý". WHO cũng đã đưa ra một "khuyến nghị có điều kiện" đối với thuốc kháng virus molnupiravir do hãng dược phẩm Merck sản xuất. Các chuyên gia y tế toàn cầu cho biết cả hai công ty trên đều đã tiếp thu những bài học từ bệnh AIDS - nhưng chỉ ở một mức độ nào đó. Hai công ty này từng đồng ý phân bổ 7 triệu liệu trình điều trị cho Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) để phân phối ở hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Tuy nhiên, UNICEF sẽ không thể mua những thuốc trên trừ khi tổ chức này có thể huy động tiền hoặc các quốc gia tài trợ kinh phí.
Cho đến nay, 36 công ty từ 12 quốc gia đã đăng ký sản xuất thuốc generic của Paxlovid . Các công ty ở Ấn Độ đã và đang sản xuất thuốc generic của cả Paxlovid và molnupiravir. Cả hai loại thuốc này được kỳ vọng sẽ được cung cấp rộng rãi ở khoảng 100 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Tuy nhiên, những thuốc generic này sẽ không có sẵn cho đến năm sau. Trong khi đó, các bác sĩ và nhà hoạt động trên khắp thế giới cho biết tính mạng của những bệnh nhân dễ bị tổn thương đang bị đe dọa khi thuốc kháng virus và thậm chí cả oxy vẫn nằm ngoài tầm với. Ở các nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nhu cầu này càng đặc biệt cấp thiết.
Tại Uganda, Tiến sĩ Sabrina Kitaka, một bác sĩ nhi khoa cũng là người tư vấn cho chính phủ về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19, cho biết nhiều trẻ em mắc các bệnh lý nền, như bệnh hồng cầu hình liềm, tiểu đường, nhiễm virus HIV - đã gặp biến chứng khi mắc COVID-19. Tiến sĩ Kitaka nhấn mạnh: "Paxlovid sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chiến chống dịch bệnh. Điều đó đặc biệt đúng đối với những bệnh nhân bị bệnh nặng và phải điều trị tích cực".
Tại Brazil, các cơ quan quản lý đã cấp phép sử dụng cả Paxlovid và molnupiravir. Quốc gia Nam Mỹ này và hãng dược phẩm Pfizer đang đàm phán thỏa thuận mua bán để Paxlovid có thể được cung cấp miễn phí thông qua hệ thống y tế công cộng của Brazil. Tuy nhiên, ông Felipe Carvalho, điều phối viên của Tổ chức bác sĩ không biên giới ở Mỹ Latinh, cho biết 25% người dân Brazil có bảo hiểm tư nhân và có thể đã được sử dụng thuốc Paxlovid. Ông phàn nàn: "Chúng ta đang ở trong một thế giới với sự phân biệt đối xử giữa người giàu và người nghèo. Chúng ta vẫn đang vật lộn trong 20 năm, 30 năm sau cuộc khủng hoảng HIV-AIDS để thuyết phục các công ty thực hiện điều đúng đắn".
Indonesia hối thúc G20 thiết lập quỹ khẩn cấp cho các khủng hoảng y tế Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin ngày 11/2 tuyên bố nước này sẽ kêu gọi Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thành lập một cơ quan toàn cầu có thể phân phối các quỹ khẩn cấp trong một cuộc khủng hoảng y tế, có chức năng tương tự như các cơ quan...