Peru: Núi lửa Sabancaya phun trào, phát tán tro bụi tới bán kính 20km
Núi lửa Sabancaya ở tỉnh Arequipa, miền Nam Peru, đã phun trào vào lúc 7 giờ 27 phút (giờ địa phương), phun cột khói lớn và phát tán tro bụi trong bán kính 20km tính từ miệng núi lửa.
Núi lửa Sabancaya trong một lần phun trào. (Nguồn: Getty)
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 24/9, Viện Vật lý Địa cầu Peru thông báo núi lửa Sabancaya ở tỉnh Arequipa, miền Nam nước này, đã phun trào vào lúc 7 giờ 27 phút (giờ địa phương), phun cột khói lớn và phát tán tro bụi trong bán kính 20km tính từ miệng núi lửa.
Viện trên đã ban hành cảnh báo tới dân cư của các khu vực gần núi lửa, trong đó khuyến nghị người dân đeo khẩu trang và kính mắt, cũng như thúc giục chính quyền địa phương đánh giá tác động của tro bụi đối với chất lượng nước và không khí.
Núi lửa Sabancaya nằm trên các mảng kiến tạo của Nam Mỹ, cao 5.975m trên mực nước biển.
Sabancaya – có nghĩa là “lưỡi lửa” trong tiếng Quechua, ngôn ngữ của dân cư sống tại dãy Andes ở Nam Mỹ – là ngọn núi lửa hoạt động mạnh thứ hai ở Peru sau núi lửa Ubinas ở tỉnh Moquegua.
Núi lửa Sabancaya đã ngưng hoạt động trong khoảng 200 năm trước khi thức tỉnh vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước.
Video đang HOT
Hoạt động địa chất của nó kéo dài suốt hơn 20 năm qua với nhiều vụ phun trào có cường độ khác nhau./.
Suýt thiêu cháy camera trên miệng núi lửa, nhiếp ảnh gia thu được những khoảnh khắc không tưởng
'Phần nhựa bên trong camera của chiếc drone đã bị tan chảy do tiến quá sát lớp nham thạch, nhưng điều đó hoàn toàn xứng đáng'.
3 năm về trước, nhiếp ảnh gia Erez Marom đã dành ra 2 tuần để chụp ảnh ở Hawaii
Điểm đến đầu tiên là Đảo Lớn (Big Island), Erez đã cùng một người bạn tới khu vực nham thạch đang phun trào tại núi lửa Kilauea
Họ cùng nhau vượt 8km đường núi để tiếp cận khu vực phun trào ác liệt nhất, thật may mắn vì nham thạch đã vượt ra ngoài ranh giới của Vườn quốc gia
Điều đó cho phép Erez sử dụng drone để ghi lại những hình ảnh độc đáo của dòng nham thạch nóng chảy
Hơn 1 tiếng sau khi đặt chân đến đây, Erez đã chứng kiến những dòng sông nham thạch mới bắt đầu được hình thành. Dù nguy hiểm nhưng họ vẫn bị hiện tượng thiên nhiên này mê hoặc
Sau 3 tiếng dùng drone tiến sát lớp nham thạch và chụp ảnh, Erez nhận ra hình ảnh gửi về từ drone bắt đầu tối dần ở góc phải
Sau khi trở về nhà, nhiếp ảnh gia này rất bất ngờ khi phần nhựa bên trong camera của drone đã tan chảy vì dung nham
Tuy nhiên, Erez chia sẻ rằng: "điều đó là hoàn toàn xứng đáng"
Hậu quả của việc dùng drone chụp ảnh nham thạch trong 3 giờ liên tục:
Núi lửa Sinabung (Indonesia) phun trào nhiều lần, cảnh báo dung nham lạnh Núi lửa Sinabung phun trào với cột tro bụi cao 5.000m so với đỉnh núi (khoảng 7.460 m so với mực nước biển). Hôm nay (10/8) núi lửa Sinabung, phía Bắc đảo Sumatra, Indonesia tiếp tục phun trào lần thứ 2 sau hơn 1 năm không hoạt động đã nâng mức cảnh báo khu vực xung quanh núi lửa lên mức độ 3....