Peru mất hơn nửa trữ lượng nước vì sông băng tan nhanh
Theo thống kê mới do chính phủ công bố ngày 23/11, Peru đã mất 56% số sông băng nhiệt đới trong 6 thập kỷ qua vì biến đổi khí hậu.
Hồ Rajupaquinan ở vùng Ancash, Peru. Đất nước này có nhiều sông băng nhiệt đới hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, song nhiệt độ tăng cao đang làm khối băng co lại, biến chúng thành đầm, hồ ẩn chứa nhiều rủi ro. Ảnh: Reuters
Hãng CNN dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Hệ sinh thái và Sông băng Núi Quốc gia Peru cho biết 68% sông băng nhiệt đới trên thế giới tập trung tại quốc gia Nam Mỹ này. Tuy nhiên, nhiệt độ ấm lên đã dẫn đến tình trạng tan chảy, cũng tạo ra các đầm nước ở trên núi có nguy cơ tràn bờ và gây lũ quét.
Báo cáo trên sử dụng hình ảnh vệ tinh tính đến năm 2020 và cho thấy 2.084 sông băng ở Peru đang bao phủ diện tích 1.050 km2, thu hẹp đáng kể so với diện tích 2.399 km2 băng và tuyết vào năm 1962.
Bà Beatriz Fuentealba, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hệ sinh thái và Sông băng Núi Quốc gia cho biết: “Trong 4 năm, từ 2016 đến 2020, chúng tôi đã mất gần 6% số sông băng trên núi cao ở vùng Ancash”.
Theo kiểm kê, trong 4 năm qua, đã có 164 đầm phá hình thành hoặc đang trong quá trình hình thành, nâng số lượng đầm băng lên tới 8.466, với diện tích khoảng 1.081 km2.
Theo giới chuyên gia, các đầm phá mới này trong tương lai có thể là nguồn dự trữ nước, nhưng do ở độ cao lớn nên chúng đi kèm nguy cơ tràn bờ và lũ lụt.
Video đang HOT
Báo cáo cho biết gần như tất cả các sông băng nhiệt đới của Peru đều ở độ cao trên 6.000 mét so với mực nước biển, trong khi các đầm phá mới ở độ cao từ 4.000 đến 5.000 mét.
Trên thực tế, gần 20 triệu người Peru được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ nguồn nước chảy xuống từ các sông băng.
Bộ trưởng Môi trường Peru Albina Ruiz lưu ý: “Điều này có nghĩa là chúng ta đã mất hơn một nửa lượng nước dự trữ. Mặc dù chúng ta không thể ngăn chặn các sông băng biến mất theo năm tháng, nhưng chúng ta có thể giảm tốc độ biến mất của chúng. Bà đồng thời kêu gọi giảm ô nhiễm, phủ xanh đất đai hơn nữa và chung tay bảo vệ các ngọn núi.
El Nino có thể khai tử các sông băng cực hiếm của Indonesia
Hai trong số ít dòng sông băng nhiệt đới trên thế giới nằm tại Indonesia đang tan chảy và sẽ biến mất vào năm 2026 hoặc sớm hơn.
Sông băng nhiệt đới của Indonesia đang thu hẹp. Ảnh: SCMP
Cơ quan Địa vật lý Indonesia đã đưa ra cảnh báo trên vào ngày 23/8, chỉ rõ "thủ phạm" là hình thái thời tiết El Nino kéo dài mùa khô ở quốc gia Đông Nam Á này.
Dự kiến, mùa khô ở Indonesia, nơi có đến 1/3 diện tích rừng nhiệt đới trên thế giới sau Brazil và Congo, có thể kéo dài đến tháng 10. Và El Nino cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng, đồng thời đe dọa nguồn cung cấp nước sạch.
Cơ quan Địa vật lý Indonesia cảnh báo rằng hiện tượng El Nino ở Thái Bình Dương có thể khiến mùa khô năm nay trở nên nghiêm trọng nhất trong vài năm trở lại đây.
Bên cạnh đó, một nhà nghiên cứu khí hậu tại cơ quan trên lưu ý El Nino cũng có thể gây nguy hiểm cho các sông băng nhiệt đới 12.000 năm tuổi của Indonesia.
Ông Donaldi Permana cảnh báo: "Các sông băng có thể biến mất trước năm 2026 hoặc thậm chí nhanh hơn. Và El Nino có thể đẩy nhanh quá trình tan chảy".
Là hai trong số ít sông băng còn sót lại ở vùng nhiệt đới, sông băng có tên Kim tự tháp Carstensz cao 4.884 mét và East Northwall Firn cao 4.700 mét đều nằm trên vùng núi Jayawijaya ở vùng cực Đông Papua của Indonesia.
Ông Donaldi cho biết các sông băng đã mỏng đi đáng kể trong vài năm qua, từ 32 mét vào năm 2010 xuống còn 8 mét vào năm 2021. Tổng diện tích của chúng cũng giảm từ 2,4 km2 vào năm 2000 xuống 0,23 km2 vào năm 2022.
Tuy nhiên, rất ít biện pháp có thể thực hiện để ngăn chặn sự thu hẹp của hai sông băng nhiệt đới cực hiếm.
Chuyên gia Donaldi nói thêm rằng sự kiện tan chảy sông băng có thể phá vỡ hệ sinh thái khu vực và làm gia tăng mực nước biển toàn cầu trong vòng một thập kỷ.
Ngoài Papua, các sông băng nhiệt đới có thể được tìm thấy ở dãy Andes ở Nam Mỹ và vùng núi Kilimanjaro, núi Kenya và Rwenzory ở châu Phi.
Cơ quan thời tiết Indonesia (BMKG) cho biết hiện tượng thời tiết El Nino, mang đến thời tiết nóng và khô kéo dài, đang ảnh hưởng đến hơn 2/3 diện tích của quốc gia rộng lớn này, bao gồm toàn bộ tỉnh Java, các khu vực phía bắc Kalimantan và tất cả khu vực ven biển của Indonesia.
Dân số của những khu vực đang chịu ảnh hưởng này chiếm hơn 70% tổng dân số hơn 200 triệu người của Indonesia.
Hiện tượng El Nino cũng khiến hạn hán kéo dài và lan rộng khắp Indonesia. Những người nông dân phải đi đào hố lấy nước ở những con sông đã khô cạn đáy.
Tris Adi Sukoco, một quan chức tại BMKG, cho biết với lượng mưa trong khu vực thấp hơn đáng kể, người nông dân nên thay đổi mô hình cây trồng để thích ứng với sự thay đổi của thời tiết.
Dữ liệu của chính phủ Indonesia cho thấy nông nghiệp chiếm gần 14% GDP của Indonesia, và 1/3 lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trước dự đoán về tình trạng thiếu lương thực do hạn hán từ hiện tượng El Nino gây ra, Bộ trưởng Thương mại Zulkifli Hasan thông báo chính phủ trung ương đã phân bổ 526,8 triệu USD để kiểm soát giá cả lương thực.
Đáng chú ý, Indonesia hiện là nước xuất khẩu than hàng đầu thế giới. Để ngăn chặn hậu quả của biến đổi khí hậu, quốc gia này đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060. Năng lượng đốt than chiếm hơn một nửa nguồn cung cấp năng lượng của nước này.
Năm ngoái, Jakarta đã đặt ra thời hạn đầy tham vọng là năm 2030 để cắt giảm lượng khí thải 31,89% hoặc 43,2% với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Va chạm giữa xe buýt và xe 3 bánh ở Peru, ít nhất 10 người thiệt mạng Ít nhất 10 người đã thiệt mạng và 6 người bị thương trong vụ va chạm giữa một xe buýt với một xe chở khách 3 bánh xảy ra ngày 5/3 tại vùng Ancash, cách thủ đô Lima của Peru 370km về phía Bắc. Hiện trường một vụ tai nạn trên đường cao tốc ở Peru. Ảnh tư liệu: AP Phát biểu trên...