Parent coach Linh Phan: “Nguyên tắc bút mực xanh” giúp cha mẹ thay đổi góc nhìn để nuôi dạy con tiến bộ vượt trội
Nguyên tắc bút mực xanh không chỉ là một sự thay đổi trong quan điểm dạy dỗ con cái, mà cha mẹ còn có thể áp dụng cho chính mình.
Dạo gần đây mình vô tình đọc được về Green Pen Method, tạm dịch là Nguyên tắc bút mực xanh.
Nguyên tắc bút mực xanh được giới thiệu bởi Tatiana Ivanko, một nhà tâm lý học trẻ em và cũng là một người mẹ. Trong quá trình dạy và sửa bài cho con, cô đã lựa chọn dùng mực xanh để khoanh những chữ con viết tốt và đẹp thay vì dùng mực đỏ để gạch những chữ con viết sai hoặc chưa đạt.
Kỹ thuật này có gì khác biệt?
Thông thường chúng ta tập trung vào những sai lầm. Điều gì khắc vào trong trí nhớ của ta? Chỗ đó đó, chỗ đó đã sai đó, nhớ nhé, lần sau đừng có mắc lại. Dù có thích hay không, tiềm thức của chúng ta vẫn có xu hướng nhớ về những gì đã được đánh dấu. Nguyên tắc mực xanh tập trung vào những gì đã được thực hiện tốt. Lúc này, trải nghiệm cảm xúc và thái độ của chúng ta hoàn toàn khác. Một cách vô thức, tiềm thức của chúng ta có xu hướng lặp lại những gì chúng ta đã cố gắng hay tự điều khiển để làm tốt (và nó đã được đánh dấu).
Một động lực nội tại hoàn toàn khác biệt đã được khơi gợi: thay vì cố gắng tránh sai lầm, chúng ta cố gắng làm những gì được cho là đúng. Đó là một sự thay đổi quan trọng về mindset.
Dùng mực xanh để khoanh những chữ con viết tốt và đẹp thay vì dùng mực đỏ để gạch những chữ con viết sai hoặc chưa đạt.
Kỹ thuật này thực sự khiến mình phải liên hệ ngay với quan điểm nuôi dạy con cái mà mình vẫn theo đuổi và tư vấn trong những năm qua: hãy tập trung vào những điểm tích cực của trẻ và tìm cách phát triển, lặp đi lặp lại nó.
- Ôi Ốc tự dọn sàn nhà trước khi đi ngủ đó hả, sạch sẽ quá!
- Cảm ơn con vì đã giúp mẹ dọn bát trên bàn ăn nhé!
Video đang HOT
- Mẹ thấy rất vui vì con đã biết nhường đường cho bà cụ lúc nãy mình gặp trong siêu thị đấy!
Đó là cách mình vẫn thường làm mỗi khi con trai làm được điều gì đó tích cực. Và những câu nói đó cũng chính là động lực để bạn ấy tiếp tục hăng hái dọn dẹp sàn ngày hôm sau, bê bát từ bàn ăn ra máy rửa mỗi bữa hay nhìn xem người vô tình gặp trên đường có cần giúp đỡ gì hay không.
Tất nhiên, trẻ con mà, không phải lúc nào chúng cũng dễ thương ngoan ngoãn chăm chỉ gọn gàng sạch sẽ biết nghe lời. Nhưng chỉ cần người lớn cố gắng kiên nhẫn nhìn vào điểm tích cực để khuyến khích, thì dần dà con càng có nhiều cơ hội để lớn lên với sự tích cực và tự tin. Và công nhận điểm tích cực của con không có nghĩa là phủ nhận, lấp liếm cái sai. Trẻ nhỏ cần học về giới hạn và kỷ luật theo độ tuổi, theo nhận thức để dần dần tự điều chỉnh hành vi, cư xử đúng mực và đảm bảo những nguyên tắc của gia đình, xã hội.
Khi một đứa trẻ không còn sợ mắc lỗi, chúng cũng không trốn tránh, nói dối. Chúng dám đối mặt với vấn đề để tìm cách giải quyết, thay vì nản lòng hay chờ đợi trong hao mòn.
Nhưng chỉ nhìn vào điểm tích cực để nói với con, liệu đã đủ chưa? Mình nghĩ là chưa đâu!
Nếu đã đọc tới đây, hãy thử một lần ngẫm lại xem chính bạn đã có bao nhiêu dấu gạch xanh trong cuốn sổ dày cộp của cuộc đời mình. Thật không may mắn, mình cá là rất nhiều người trong chúng ta, mực đỏ có vẻ nhiều lấn át mực xanh. 20 năm đi học, mình cũng từng có những lần điểm kém, nhận những lời phê bình đanh thép và những vệt gạch chéo, dấu chấm hỏi màu đỏ to bự chảng như mũi tên đâm trúng vào trái tim non nớt.
Nhiều người thì tiếp tục nhận về những lời mắng mỏ, chê bai, thậm chí khinh miệt, chì chiết… từ chính những người thân thiết nhất. Toàn là những vết mực đỏ không thể xóa nhòa. Ngã thì chỉ nghĩ tới cái chân đau. Đâm xe thì chỉ nghĩ về những vết xước. Nướng vài chục chiếc bánh nhưng chỉ nghĩ tới mẻ bánh đã cháy đầu tiên.
Mệt mỏi quá thì trút giận lên con cái, vợ hoặc chồng. Có những người chỉ lăm le nhìn vào điểm yếu và sai lầm của người khác để hả hê. Còn chính ta nhìn thấy mình chỉ là người học sinh chậm tiến, người bạn tệ hại, người đồng nghiệp bất cẩn, người mẹ người cha tồi tệ. Xung quanh không có người cho phép chúng ta đúng. Bản thân mình cũng tự trách mình đã sai quá nhiều.
Cuộc sống là một trò chơi. Nhưng nó rất thực và cũng đòi hỏi một sự trung thực công bằng. Chúng ta đã từng đối xử hết lòng với bè bạn. Chúng ta cũng rất tận tụy trong công việc. Chúng ta yêu thương con cái mà muốn mang tới những điều tốt đẹp nhất cho con. Đôi chân này đã từng đi từ Bắc tới Nam, Á sang Âu. Chiếc xe này đã đi hàng chục vạn mà vẫn giữ cho ta an toàn. Mẻ bánh sau gần như hoàn hảo, từ lớp vỏ giòn tới phần nhân tròn vị. Ai mà không có sai lầm? Đâu thể cứ nghĩ và sống mãi cùng với những sai lầm đó?
Đúng là quy tắc bút mực xanh rất cần thiết với con trẻ, nhưng đừng quên áp dụng cho chính bản thân mình.
Chúng ta dạy con hãy sống trách nhiệm với bản thân, hãy đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp nhé. Nhưng khi chúng ta đi xe, thì rất có thể chúng ta chẳng thèm đội chiếc mũ nào cả.
Vậy đó. Nên từ ngày hôm nay, hãy hành động để thay đổi chính mình. Hãy dùng một chiếc bút xanh để bắt đầu tích chọn những điều tốt đẹp, vui vẻ, tích cực mà ta đã làm được.
Hãy bắt đầu trước, rồi con cái bạn cũng sẽ được lớn lên theo cách mà bạn đã đối xử với chính bản thân mình vậy.
Với mình, có lẽ từ hôm nay, thay vì gạch đi chi chít những lỗi sai của học viên trong những bài tập viết, mình sẽ cố gắng chỉ nói cho họ biết họ đang viết, đang làm tốt nhất cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào.
Vài nét về tác giả:
Chị Linh Phan là một chuyên gia tư vấn phụ huynh theo chứng chỉ PCI Certified, đồng thời là tác giả cuốn sách “Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu”. Theo Linh Phan, làm cha mẹ tốt nhất đối với con và đối với chính mình là khi tin vào bản năng của mình.
Với mong muốn mang đến nhiều hơn giá trị cho cộng đồng và nền giáo dục nước nhà, chị Linh sáng lập dự án Raised Happy nhằm cung cấp kiến thức hữu ích, giúp đỡ các bố mẹ có cuộc sống ôn hoà, bình tĩnh trên hành trình nuôi dưỡng những em bé hạnh phúc, biết lắng nghe, hợp tác và tích cực.
Hiện chị Linh đang sống, làm việc tại Na Uy và là mẹ của 2 em bé Ốc và Sò.
Mẹ tức phát khóc khi bị con 'bật' lại và cách giúp cha mẹ đồng hành với con ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì ở trẻ em là giai đoạn khó khăn của cha mẹ trong việc trò chuyện và dạy dỗ con cái. Rất nhiều cha mẹ đã phải thốt lên 'tức đến phát khóc' hoặc 'tức đến phát điên' khi bị con cái 'bật' lại.
Trẻ đến tuổi dậy thì là thời điểm rất nhạy cảm và khó khăn của cha mẹ trong việc trò chuyện và dạy dỗ con cái. Chị Thu Phương, mẹ em Bình, học sinh lớp 7 cho biết: Trước đây, con trai chị rất ngoan, chăm chỉ làm việc nhà giúp mẹ. Từ khi lên cấp 2, Bình đổi tính, thích thể hiện mình. Cách đây 1 tuần, chị Phương phát hoảng khi thấy con trai về nhà với cái đầu nhuộm vàng hoe. Chị Phương ra lệnh ngày hôm sau phải đi nhuộm tóc đen lại nhưng cu cậu không nghe. Bực mình, chị Phương ra 'tối hậu thư': Nếu không nhuộm đen tóc lại thì đừng về nhà, thế là Bình bỏ nhà đi luôn.
Trẻ đến tuổi dậy thì là thời điểm rất nhạy cảm và khó khăn của cha mẹ trong việc trò chuyện và dạy dỗ con cái. Ảnh minh họa
Tuấn, 14 tuổi, bị mẹ cấm không được lên mạng chơi điện tử đã trốn mẹ ra hàng Internet ngồi lì cả ngày. Khi mẹ tìm được ở hàng Nét, Tuấn còn 'mặc cả': Nếu không cho lên mạng ở nhà sẽ bỏ đi xa hơn để mẹ không tìm được.
Rất nhiều cha mẹ có con ở tuổi dậy thì đã phải thốt lên 'tức đến phát khóc' hoặc 'tức đến phát điên' khi con cái 'bật' lại.
Theo BS Nguyễn Giang, Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện tượng dậy thì là một hiện tượng sinh lý trong phát triển, nhưng liên quan đến biến đổi nội tiết, nên dễ dẫn đến các rối loạn, biến đổi trong đời sống tâm sinh lý của các em.
Ở góc độ nội tiết, sự hoạt hóa của tuyến yên, tuyến sinh dục, tuyến thượng thận được tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ thể, các biểu hiện sinh dục phụ xuất hiện. Mặt khác, sự thay đổi trong lĩnh vực động cơ của nhân cách diễn ra cùng với động cơ học tập, nhu cầu trong giao tiếp bạn bè, việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị môi trường của thiếu niên cũng bắt đầu diễn ra. Trong quan hệ với cha mẹ, trẻ muốn thoát khỏi sự áp đặt quan điểm dẫn đến việc trẻ hay làm ngược với ý muốn của cha mẹ.
Với trẻ gái ở cuối độ tuổi này có những biến đổi sâu xa và mạnh mẽ về tâm sinh lý. Trẻ thường thích rút vào một góc riêng ngay nơi chốn đông người. Đối với các bạn trai đồng trang lứa, các em gái tự nhiên thấy mình lớn hơn hẳn cả về vóc dáng lẫn những suy nghĩ và sở thích, chẳng còn say mê những trò chơi nghịch ngợm con nít của lũ con trai như trước đây. Trong học tập, các em gái chịu khó chuyên cần và đương nhiên trổi vượt hơn các bạn trai, nhất là ở các môn ngọai ngữ, văn học, sử ký, địa lý và sinh vật. Nếu cho các em học các loại nhạc cụ như organ, dương cầm, đàn tranh ngay từ độ tuổi này, các em gái sẽ rất mau tiếp thu và phát triển năng khiếu nghệ thuật âm nhạc hơn các em trai.
Trẻ gái ở cuối độ tuổi dậy thì có những biến đổi sâu xa và mạnh mẽ về tâm sinh lý. Ảnh minh họa
Với trẻ trai, có thể thần tượng là một cầu thủ bóng đá nếu các em mê chơi môn túc cầu, bản thân sẽ bắt chước lối đi bóng, đầu tóc, số áo và cả đến những sở thích nho nhỏ của cầu thủ thần tượng ấy, không những ở các mặt tốt mà luôn cả các tật xấu. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng đừng quá lo lắng về điều này vì là thần tượng nên trẻ dễ thay đổi theo thời gian từ người này sang người khác. Bạn chỉ cần gợi ý cho trẻ những mẫu thần tượng mà bạn cho rằng đáng tin cậy.
Việc cần làm của cha mẹ khi có con ở tuổi dậy thì là nên làm bạn với con để cùng con vượt qua mọi khủng hoảng của lứa tuổi dậy thì để sau này các con sẽ can đảm và sáng suốt vượt qua nhiều khó khăn còn lớn hơn nữa trong cuộc đời. Đừng để con mình hụt hẫng, thiếu sự hướng dẫn nghiêm túc, khiến con rơi vào tình trạng tự mình mầy mò khám phá mà tự định hình những quan niệm và mặc cảm tai hại khôn lường về tính dục.
Diễn biến tiếp theo vụ anh rể "tòm tem" em họ của vợ: Kẻ thứ 3 van xin gỡ bài nhưng cô vợ tuyên bố "đưa bố mẹ xuống rồi nói chuyện" Nhưng đến khi M. "lật bài": "Mày có biết tao đứng sau 2 đứa mày 15 phút không, chúng mày làm gì tao thấy đấy..." thì cô gái trẻ bắt đầu có chút hốt hoảng: "Chị nhìn thấy ở đâu?". Hot MXH hôm nay có lẽ là vụ ngoại tình oái oăm đến khó tin: Em họ của vợ cặp kè với anh...