Pantsir-S1 Nga diệt 100 tên lửa hành trình trong diễn tập
Hệ thống phòng không Pantsir-S1 thể hiện hiệu suất chiến đấu cao khi diệt thành công nhiều mục tiêu trong cuộc diễn tập ở Nga.
Tổ hợp Pantsir-S1 Nga trong một lần khai hỏa. Ảnh: Sputnik.
“Các đơn vị tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 của quân khu phía Nam đã tiêu diệt hơn 100 mục tiêu chỉ trong một ngày diễn tập chống tên lửa hành trình và máy bay không người lái của kẻ địch tại Crimea”, tuyên bố của quân khu phía Nam Nga hôm nay cho biết.
Cuộc diễn tập diễn ra ở 30 thao trường của quân khu với sự tham gia của 1.500 binh sĩ và 50 khí tài quân sự, bao gồm các tổ hợp phòng không, chiến hạm và máy bay chiến đấu.
Trong các bài tập, kíp phòng không Nga đã phát hiện và bắn hạ nhiều mục tiêu trên không có kích thước nhỏ, bay với vận tốc cao ở độ cao thấp cũng như thực hiện quy trình phát hiện và tấn công tên lửa hành trình đối phương.
Pantsir-S1 là hệ thống pháo – tên lửa phòng không tầm ngắn phát triển từ nền tảng tổ hợp 2K22 Tunguska, được bổ sung nhiều tính năng và vũ khí mới để đối phó với các mối đe dọa trong thế kỷ 21. Nhiệm vụ chính của Pantsir-S1 là bảo vệ cơ sở hạ tầng và công trình quân sự, các trung đoàn tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới, cũng như những hệ thống phòng không tầm xa như S-300 và S-400.
Một xe chiến đấu Pantsir-S1 gồm hai pháo tự động 2A38M cỡ nòng 30 mm với tốc độ bắn 5.000 phát/phút, trang bị 1.500 viên đạn nổ mảnh hoặc xuyên giáp với tầm bắn tối đa 4 km. Ngoài ra, Pantsir-S1 còn mang 12 tên lửa tầm ngắn 57E6 có khả năng diệt mục tiêu từ cách 20 km.
Video đang HOT
Nga triển khai một số hệ thống Pantsir-S1 tới Syria trong cuộc chiến chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhưng các nguồn tin giấu tên từ Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 5 cho biết lục quân và hải quân nước này đang rất thất vọng với mẫu vũ khí phòng không này.
Trong quá trình thực chiến ở Syria, radar của Pantsir-S1 không thể theo dõi và bám bắt kịp những mục tiêu cỡ nhỏ như UAV và đầu đạn dẫn đường chính xác. Hệ thống này cũng nhiều lần báo động giả khi phát hiện những con chim lớn bay quanh sây bay Hmeymim ở Syria, khiến quân đội Nga hồi tháng 4/2018 phải điều thêm các hệ thống Tor-M2U để bảo vệ căn cứ.
Nga được cho là đang đầu tư phát triển một phiên bản phòng không hiện đại hơn dành cho không quân có tên gọi Pantsir-SM, hứa hẹn được trang bị các thiết bị điện tử, radar và tên lửa mới nhất. Dự án phát triển mẫu vũ khí mới này có thể nhận một phần kinh phí từ việc bán các tổ hợp Pantsir-S1 cho khách hàng nước ngoài với giá rẻ.
Nguyễn Hoàng (Theo TASS)
Theo VNE
Nếu bị Nga tấn công hạt nhân, Mỹ đáp trả như thế nào?
Chiến đấu cơ F-35 cùng oanh tạc cơ B-2 vần vũ trên không, tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân và khu trục hạm hải quân tả xung hữu đột trên biển, các tên lửa luôn sẵn sàng trong bệ phóng.
Tất cả vũ khí này sẽ tham gia vào đòn đáp trả cuộc tấn công hạt nhân từ phía Moscow.
Mỹ sẽ đáp trả thế nào nếu bị tấn công hạt nhân?
Daily Mail hôm 3/7 đưa tin, tướng David Goldfein, tư lệnh Không quân Mỹ, vừa hé lộ 3 bước được quân đội Mỹ thực hiện trong trường hợp giả định bị Nga tấn công hạt nhân. Theo đó, Mỹ sẽ phát động đòn phản công toàn diện cùng các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ông Goldfein cho biết đầu tiên, ông sẽ liên lạc với tướng Tod Wolters, tư lệnh tối cao của NATO. Sau đó, quân đội NATO kết hợp với Không quân Mỹ (USAF) tấn công trên không, ngăn vũ khí hạt nhân của đối phương.
Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Nga mất khoảng 20 phút để tới Mỹ. Khoảng thời gian quý giá ấy đủ để nó bị bắn hạ trên bầu trời bằng chiến đấu cơ F-35 hoặc tên lửa.
Chi tiết về loại tên lửa được sử dụng để chống lại mối đe dọa hạt nhân không được ông Goldfein tiết lộ vì đó là bí mật quốc gia. Tuy nhiên, vị tư lệnh Không quân Mỹ này lại chia sẻ về cách USAF dội mưa bom xuống các khu vực phóng tên lửa của Nga.
Cụ thể, oanh tạc cơ B-2 sẽ chiếm lĩnh độ cao và dội bom vào hệ thống phòng không cũng như khu vực phóng tên lửa hạt nhân của đối phương. Trong trường hợp xấu nhất, nếu Tổng thống Trump cho phép, Mỹ sẽ hủy diệt đối thủ bằng vũ khí hạt nhân.
Ngoài ra, máy bay tiếp nhiên liệu, lực lượng chỉ huy, kiểm soát không gian, lực lượng đặc nhiệm và đội bay giàu kinh nghiệm cũng được điều động đến hỗ trợ.
Mỹ và Nga đang là hai cường quốc hàng đầu thế giới về vũ khí hạt nhân
Bước thứ hai, ông Goldfein sẽ gọi điện cho tướng Terrence O'Shaughnessy, chỉ huy Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) để có màn đáp trả trên đất Mỹ.
Hệ thống đánh chặn trên mặt đất (GBIs) đang được trang bị cho tên lửa có khả năng phát hiện các đầu đạn thật giữa những vật làm mồi nhử nhờ hệ thống cảm biến.
Màn phản công còn có sự tham gia của các tàu ngầm hạt nhân. Trang Defense Maven dẫn lời một quan chức Hải quân Mỹ, cho biết mục đích sử dụng tàu ngầm hạt nhân nhằm cảnh báo đối phương: "Đừng nghĩ tới việc tấn công nước Mỹ".
Bước cuối cùng, ông Goldfein sẽ gọi cho tướng John Hyten - Tổng tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ (STRATCOM), người sẽ giải thích rõ cho tư lệnh Không quân về cách thức một cuộc đáp trả bằng vũ khí hạt nhân có thể được phát động như một biện pháp ngăn chặn đòn đánh hạt nhân từ Nga.
Theo tướng Goldfein, mỗi bước trên cần được thực hiện đồng thời và không được thất bại ở bất kỳ bước nào. Như vậy, Mỹ mới có thể bảo vệ lãnh thổ khỏi một cuộc tấn công hạt nhân.
Theo Danviet
Tình báo Mỹ phát hiện bí mật lớn của Nga về tên lửa Avangard Thông tin tình báo Mỹ cho rằng Nga sẽ có thể sản xuất không quá 60 tên lửa siêu thanh Avangard, CNBC dẫn một nguồn tin giấu tên được cho là nắm rõ về báo cáo liên quan cho biết. "Theo dự kiến, Nga sẽ tạo ra không quá 60 loại vũ khí siêu âm này, đơn giản vì việc phát triển chúng...