Pakistan từ chối tham gia cuộc xung đột tại Yemen
Quyết định từ chối tham gia liên minh quân sự chống lại phiến quân Houthi được đưa ra sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Iran đến Pakistan.
Quốc hội Pakistan ngày 10/4 thông qua một nghị quyết yêu cầu chính phủ nước này đứng ngoài cuộc xung đột tại Yemen. Đây đồng thời cũng là lời từ chối chính thức trước đề nghị của Saudi Arabia mời Pakistan tham gia liên minh quân sự chống lại nhóm phiến quân Hồi giáo Houthi. Quyết định trên được quốc hội Pakistan đưa ra sau 5 ngày tranh luận căng thẳng.
Chiến sự tại Yemen hết sức căng thẳng (ảnh: AP)
Video đang HOT
Trong dự thảo nghị quyết được đọc trước quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Pakistan Ishaq Dar nhấn mạnh:”Thứ nhất, quốc hội Pakistan hoan nghênh quyết định của chính phủ kêu gọi quốc hội xem xét phản ứng của Pakistan đối với cuộc khủng hoảng Yemen. Thứ hai, Pakistan bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình an ninh và nhân đạo ngày càng xấu đi tại Yemen và tác động của nó đến hòa bình và ổn định khu vực. Quốc hội Pakistan mong muốn chính phủ giữ quan điểm trung lập trong cuộc xung đột tại Yemen và có thể đóng vai trò ngoại giao tích cực nhằm chấm dứt cuộc xung đột này”.
Quyết định từ chối tham gia liên minh quân sự do Saudi Arabia chỉ huy chống lại nhóm phiến quân Hồi giáo Houthi tại Yemen được đưa ra sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đến nước này thảo luận tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột nói trên.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 10/4, Nga và Venezuela đã lên tiếng phản đối một dự thảo nghị quyết của Liên Hợp Quốc về Yemen, trong đó cấm chuyển giao vũ khí cho các thủ lĩnh của nhóm phiến quân Hồi giáo Houthi cũng như lực lượng ủng hộ cựu Tổng thống Saleh) Nga cho rằng, nghị quyết này phải yêu cầu tạm hoãn chiến dịch không kích để cứu trợ nhân đạo đồng thời cấm chuyển giao vũ khí cho tất cả các bên tham chiến tại Yemen./.
Vũ Hợp Theo Reuters
Theo_VOV
Cùng hợp tác để chống mối đe dọa từ tấn công mạng
Ngày 29-3, ngày làm việc thứ hai trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 tại Hà Nội (IPU 132), hai nội dung trọng tâm về chiến tranh mạng và quản trị nguồn nước đã được đưa ra thảo luận.
Cụ thể, Ủy ban Thường trực về hòa bình và an ninh quốc tế thảo luận về dự thảo Nghị quyết "Chiến tranh mạng - mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới". Dự kiến dự thảo nghị quyết nàysẽ được thông qua Đại hội đồng IPU-132.
Các đại biểu cho rằng đây là vấn đề cấp thiết vì vừa qua thế giới liên tục được chứng kiến những cuộc tấn công mạng với tần suất và tính chất nguy hiểm ngày càng gia tăng. Hầu hết những cuộc xung đột về chính trị, kinh tế, quân sự hiện nay đều có bóng dáng của yếu tố công nghệ cao, trong đó có mạng Internet. Điều này đang đe dọa nền hòa bình của nhiều quốc gia, đe dọa sự ổn định của nhiều tổ chức, cộng đồng, thậm chí tước đi quyền tự do và những quyền cơ bản của con người...
Chính vì thế, dự thảo nghị quyết về vấn đề này cho rằng mỗi quốc gia cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật chặt chẽ để đảm bảo an ninh mạng. Đồng thời phải thúc đẩy các nước hợp tác, trao đổi với nhau để đối phó với mối đe dọa từ các vụ tấn công mạng, vì chính sự thiếu hợp tác trong lĩnh vực này khiến hiểm họa từ tấn công mạng càng thêm nghiêm trọng.
Cùng với tiến trình đó, các đại biểu cũng nhất trí rằng các quốc hội cần thể hiện vai trò tích cực trong việc tạo một môi trường hiệu quả, ủng hộ việc sử dụng mạng Internet một cách hữu ích, đảm bảo quyền tự do trao đổi thông tin nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu an ninh.
TRỌNG PHÚ
Theo_PLO
Nhà Trắng đề xuất ngân sách chiến tranh 60 tỷ USD cho năm 2015 Nhà Trắng đã gửi một đề nghị lên quốc hội Mỹ yêu cầu thông qua khoản kinh phí chiến tranh 60 tỷ USD năm 2015, giảm 20 tỷ USD so với năm 2014, Reuters đưa tin cho biết. Con số gần 60 tỷ USD được đưa ra sau khi Tổng thống Barack Obama quyết định rút quân khỏi Afghanistan vào cuối năm nay,...