Pakistan: Tổng thống yêu cầu bổ nhiệm Thủ tướng tạm quyền
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Á, ngày 11/8, Tổng thống Pakistan Arif Alvi đã yêu cầu Thủ tướng sắp mãn nhiệm Shehbaz Sharif và lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội Raja Riaz đề xuất một ứng cử viên cho vị trí Thủ tướng tạm quyền vào ngày 12/8.
Tòa nhà Quốc hội Pakistan ở Islamabad. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thủ tướng Sharif và các đảng đối lập đã bắt đầu các vòng họp để chọn ra một thủ tướng tạm quyền sau khi Quốc hội giải tán vào ngày 9/8. Theo tờ Dawn, có tới 6 ứng cử viên đã được đưa ra thảo luận trong cuộc họp hôm 10/8. Trong ngày tiếp theo, hai ông Sharif và Riaz tiếp tục gặp lại nhau tại một vòng thảo luận khác.
Trong một bức thư viết cho 2 ông Sharif và Riaz, Tổng thống Alvi nhắc lại rằng ông đã giải tán Quốc hội theo lời khuyên của Thủ tướng vào ngày 9/8.
Theo Điều khoản 224 (1A) của Hiến pháp, Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng tạm quyền sau khi tham khảo ý kiến của Thủ tướng (sắp mãn nhiệm) và lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội sắp mãn nhiệm.
Hai bên được yêu cầu đề xuất ứng cử viên cho vị trí Thủ tướng tạm quyền trong vòng 3 ngày sau khi giải tán Hạ viện của Quốc hội. Sau đó, Tổng thống Alvi đã chỉ đạo cho 2 ông Sharif và Riaz đề xuất ứng cử viên cho chức Thủ tướng lâm thời “không muộn hơn ngày 12/8″.
Trong trường hợp cả hai bên không thể thống nhất về một ứng cử viên, vấn đề này sẽ được chuyển tới một ủy ban của Quốc hội và nếu ủy ban này cũng không đưa ra được bất cứ quyết định nào thì Ủy ban bầu cử Pakistan (ECP) sẽ có 2 ngày để chọn ra Thủ tướng tạm quyền từ những ứng cử viên trùng với danh sách của ủy ban này.
Quốc hội Pakistan sẽ giải tán, mở đường cho bầu cử
Theo hãng tin AFP, Quốc hội Pakistan dự kiến giải tán trong ngày 9/8, tạo điều kiện thành lập chính phủ lâm thời do các nhà kỹ trị lãnh đạo để giám sát cuộc bầu cử sẽ không có sự tham gia của cựu Thủ tướng Imran Khan.
Tòa nhà Quốc hội Pakistan ở Islamabad. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo luật pháp, tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trong vòng 90 ngày kể từ ngày giải tán Quốc hội. Tuy nhiên, chính phủ sắp mãn nhiệm cảnh báo tiến trình bầu cử có thể bị trì hoãn.
Pakistan rơi vào tình trạng bất ổn chính trị kể từ khi cựu Thủ tướng Imran Khan bị phế truất, nhất là khi ông bị kết án tù với tội danh tham nhũng. Ông Imran Khan lên làm Thủ tướng Pakistan vào năm 2018. Tuy nhiên đến tháng 4/2022, ông bị phế truất và đối mặt với hàng chục vụ kiện và điều tra sau khi mất chức. Ông Khan phủ nhận mọi tội danh và tuyên bố các vụ điều tra là âm mưu chính trị nhằm ngăn ông trở lại nắm quyền. Ngày 5/8 vừa qua, ông Khan đã bị bắt tại nhà riêng ở Lahore sau khi tòa án ở thủ đô Islamabad kết án ông 3 năm tù vì tội tham nhũng.
Trong 18 tháng qua, liên minh cầm quyền đã không nhận được nhiều sự ủng hộ tại đất nước đông dân thứ 5 trên thế giới.
Nền kinh tế Pakistan vẫn trong tình trạng ảm đảm với khoản nợ nước ngoài khổng lồ, lạm phát tăng cao và thất nghiệp lan rộng vì các nhà máy dừng hoạt động do thiếu ngoại tệ để mua nguyên liệu thô.
Tuần trước, Chính phủ Pakistan đã công bố kết quả cuộc điều tra dân số mới nhất, thực hiện hồi tháng 5 qua, đồng thời cho biết ủy ban bầu cử cần thời gian để vẽ lại ranh giới khu vực bầu cử - điểm quan trọng đối với một số đảng chính trị.
Lộ diện 'đại gia' cứu Pakistan khỏi cảnh vỡ nợ Vài giờ sau khi Pakistan đạt được thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về gói cứu trợ trị giá 3 tỷ USD hôm 29/6, Thủ tướng nước này Shehbaz Sharif lên tiếng cảm ơn Trung Quốc vì đã giúp quốc gia Nam Á thiếu tiền mặt trong quá trình này. Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif. (Nguồn: AP) Thủ tướng Sharif...