Pakistan phái 6 chiến đấu cơ hộ tống ông Lý Khắc Cường
Trong một hành động nhằm “khoe” mối thân tình với Trung Quốc, Pakistan đã điều 6 chiến đấu cơ để hộ tống máy bay của Thủ tướng Lý Khắc Cường khi vào không phận Pakistan.
Ông Lý Khắc Cường vẫy tay chào khi tới Pakistan hôm 22/5.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, 6 máy bay chiến đấu JF-17 Thunder hôm 22/5 đã được điều động để hộ tống chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Air China chở Thủ tướng Trung Quốc và phái đoàn cấp cao khi nó đi vào không phận Pakistan, mở đầu chuyến công du kéo dài 2 ngày.
Phi đội JF-17 đã dẫn đường cho chiếc Boeing 747 tới căn cứ không quân Nur Khan, nơi 21 phát đại bác vang lên để đánh dấu chuyến thăm của ông Lý Khắc Cường.
Các máy bay JF-17 cũng bay qua căn cứ không quân khi ông Lý Khắc Cường được Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari và Thủ tướng tạm quyền Mir Hazar Khan Khoso đón tiếp long trọng.
Chiến đấu cơ JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển và hành động hộ tống máy bay tượng trưng cho mối quan hệ thân thiết giữa Bắc Kinh và Islamabad trong các lĩnh vực chiến lược và quốc phòng.
Thủ tướng Lý Khắc Cường tới Pakistan trong khuôn khổ chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 3.
Bắc Kinh và Pakistan có mối quan hệ thân thiết từ lâu. Trung Quốc là nước cung cấp vũ khí lớn nhất và cung cấp sự hỗ trợ tài chính quan trọng cho Pakistan.
Video đang HOT
Hơn 120 công ty Trung Quốc đang hoạt động tại Pakistan và khoảng 14.000 công nhân, kỹ sư Trung Quốc đang làm việc cho nhiều dự án khác nhau ở Pakistan. Thương mại song phương lên tới 12 tỷ USD vào năm 2012 và hai bên muốn nâng kim ngạch này lên 15 tỷ USD trong vòng 3 năm tới.
Ảnh, video các máy bay chiến đấu hộ tống ông Lý Khắc Cường:
Theo Dantri
Tiết lộ "chuyên cơ" của các lãnh đạo Trung Quốc
Ít người biết rằng chiếc máy bay mà tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dùng trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Nga và châu Phi là một máy bay thương mại và sẽ được nhiều hành khách bình thường sử dụng sau chuyến thăm này.
Máy bay của ông Tập Cận Bình đậu tại sân bay Vnukovo, Mátxcơva trong khuôn khổ chuyến thăm Nga.
Lu Peixin, cựu giám Ban lễ tân thuộc Bộ ngoại giao Trung Quốc kiêm cựu đại sứ Trung Quốc tại Cộng hòa Slovenia, tiết lộ với tờ Legal Evening News rằng Trung Quốc không có máy bay được thiết kế riêng cho các lãnh đạo cấp nhà nước, như chuyên cơ Không lực Một tại Mỹ, nhằm mục đích tiết kiệm chi phí.
"Không giống chuyên cơ tổng thống tại Mỹ, vốn có nội thất giống một khách sạn hạng sang, công tác tân trang chiếc máy bay của các lãnh đạo Trung Quốc nhằm tiết kiệm chi phí", tờ báo dẫn lời ông Lu, người từng tham gia dàn xếp các chuyến thăm cấp nhà nước của các cựu lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có ông Đặng Tiểu Bình và ông Giang Trạch Dân.
Ông Lu gọi chiếc máy bay Boeing 747-400 của ông Tập Cận Bình là "diễn viên khách mời", vì những chiếc máy bay như vậy thỉnh thoảng được tân trang để phù hợp với chuyến thăm của các nhà lãnh đạo cấp nhà nước và các quy định của ngành công nghiệp hàng không.
Ông Tập Cận Bình và phu nhân bước xuống từ chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Air China tại sân bay Vnukovo.
Các sứ mệnh vận chuyển cấp cao như vậy do Air China, hãng hàng không thương mại nội địa hàng đầu của Trung Quốc, thực hiện.
Kể từ những năm 1980, các máy bay phản lực loại lớn đã chuyên chở các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong các chuyến công du nước ngoài, nhờ kích cỡ lớn, có thể bay tầm xa và công nghệ tiên tiến, ông Lu cho hay.
Lý giải vì sao Trung Quốc sử dụng các máy bay thương mại, ông Lu trích dẫn các số liệu của Air China cho thấy một chiếc máy bay Boeing 747 không sử dụng thường xuyên có thể gây thiệt hại lên tới 40.000 USD mỗi ngày.
Ngoài ra, chính sách sử dụng máy bay thương mại cũng liên quan tới các vấn đề an toàn vì các máy bay không sử dụng thường xuyên dễ gặp phải các rủi ro và trục trặc kỹ thuật.
Máy bay của ông Tập Cận Bình hạ cánh xuống Tanzania hôm 24/3.
Ông Lu cũng tiết lộ công tác chuẩn bị cho một chuyến bay đặc biệt. Ông Lu cho hay các nhân viên sẽ được thông báo một tháng trước chuyến đi để phục vụ công tác tân trang và kiểm tra an ninh trên máy bay, đảm bảo rằng hàng triệu bộ phận trên máy bay phải hoàn mỹ.
"Cách trang trí trên máy bay cần thay đổi sao cho thuận tiện với các cuộc gặp và hội đàm cấp cao. Dịch vụ trên máy bay cũng là hạng nhất", ông Lu nói.
Theo ông Lu, khoang hành khách của những chiếc máy bay như vậy được chi làm 4 phần. Nửa trước máy bay được dành cho các lãnh đạo cấp cao để làm việc và nghỉ ngơi, trong khi 3 khoang còn lại dành cho phái đoàn đi cùng, đa phần là các quan chức cấp bộ, đội ngũ an ninh và đội ngũ y tế.
Theo Dantri
Mỹ rao bán máy bay tổng thống Một chiếc máy bay Không lực Một từng phục vụ 5 đời tổng thống Mỹ sẽ được đem bán đấu giá vào trung tuần tháng này. Chiếc máy bay DC-9 được rao bán. Cơ quan dịch vụ công Mỹ (GSA) sẽ đấu giá một trong những chiếc máy bay DC-9 thuộc Airlift Wing 89, đơn vị vận hành phi đội máy bay tổng...