Pakistan: Áp lực dân số đè nặng hệ thống giáo dục công
Sau một thời gian dài hứng chịu khủng bố và chiến tranh, giờ đây Pakistan đang trong phải đối mặt với tốc độ gia tăng dân số không kiểm soát. Vấn đề dân số đè nặng lên một loạt các dịch vụ công tại quốc gia này, đặc biệt là giáo dục.
Các em học sinh chen chúc nhau trong một lớp học tại thành phố Mingora, Pakistan. Ảnh: AFP
Hệ thống giáo dục quá tải
Trong một ngôi trường tại Tanjai Cheena, phía Tây Bắc Pakistan, học sinh chen chúc nhau trong các lớp học dựng tạm và ngăn cách bởi các tấm bạt nhựa chống nước. Đây là hệ quả của việc tăng dân số quá nhanh tại Pakistan. Nó đang trở thành một gánh nặng lên hệ thống giáo dục vốn còn non yếu của quốc gia này. Nơi đây chỉ có hai giáo viên luân phiên nhau dạy bốn lớp học trong trường, vốn thiếu cả những tiện nghi cơ bản nhất bao gồm cả nhà vệ sinh.
Mỗi năm dân số Pakistan tăng thêm từ ba đến bốn triệu người, làm quá tải các dịch vụ công cộng từ trường học đến bệnh viện. Ảnh: AFP
Tại những khu vực này, các cơ quan chức năng địa phương hầu như không quan tâm đến việc kiểm soát sinh đẻ hay đề ra những chính sách kế hoạch hoá gia đình. Do đó, hệ thống trường công lập vốn dĩ đã không được trang bị tốt nay càng không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.
Ông Mohammad Bashir Khan, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Năm 1984, khi cha tôi bắt đầu đi học, vùng này chỉ có 20 đến 25 đứa trẻ. Giờ đây con số này đã tăng lên hơn 140″.
Đây chỉ là một trong những ví dụ điển hình về tốc độ tăng dân số tỉ lệ nghịch với hệ thống giáo dục công tại Pakistan. Các chuyên gia cho rằng Pakistan đang như một quả bom hẹn giờ sau nhiều năm tăng trưởng dân số theo cấp số nhân. Hiện tại dân số Pakistan là 207 triệu người, hai phần ba trong số đó ở độ tuổi dưới 30. Trung bình mỗi năm dân số nước này tăng thêm từ 3 đến 4 triệu người. Tình trạng này đang làm quá tải một loạt các dịch vụ công từ trường học cho đến bệnh viện.
Tại trường Tiểu học Malok Abad ở thành phố Mingora (thành phố lớn nhất huyện Swat), 700 nam sinh bị “nhồi nhét” trong vẻn vẹn 6 phòng học. Nhiều căn phòng trong số đó bị hư hại từ sau trận động đất năm 2005 với những khối thạch cao rơi vương vãi xuống sàn nhà. Những học sinh nhỏ tuổi nhất được ưu tiên ngồi trên sàn nhà, trong khi những em lớn hơn buộc phải ngồi trên mái nhà, nơi ánh mặt trời chiếu thẳng xuống. Inamullah Munir, một giáo viên của trường cho biết, họ đang cố gắng hết sức nhưng dường như bọn trẻ đang bị chính quyền bỏ rơi.
Về phía các nữ sinh, tình hình còn khủng khiếp hơn. Những lớp học rộng khoảng 20m2 có thể chứa tới 135 học sinh. “Đây là tình trạng báo động trong hệ thống giáo dục”, ông Faisal Khalid, Trưởng phòng Giáo dục tại huyện Swat, lo lắng.
Video đang HOT
Ngân sách không theo kịp
Pakistan có xung đột vũ trang với Ấn Độ, Trung Quốc và những xung đột sắc tộc phức tạp, phần lớn tiền thuế của nhân dân đều tập trung cho quân sự thì sự lãng quên cho hệ thống giáo dục cũng là điều có thể lý giải được.Tại Swat, cuộc nổi dậy của phiến quân Taliban đã khiến hàng chục trường học bị phá huỷ và khiến một nhà hoạt động giáo dục thiệt mạng năm 2012. Khi hoà bình được lập lại tại khu vực này, tuy nguồn chi tiêu cho giáo dục công đã tăng lên nhưng nó vẫn không theo kịp tốc độ gia tăng dân số của vùng. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2013, Thủ tướng Imran Khan đã cho thực hiện cải tổ “nền giáo dục chất lượng cho mọi người dân”.
22,6 triệu trẻ em Pakistan đã nghỉ học trên toàn quốc. Con số có thể sẽ tăng nếu sự gia tăng dân số không được kiểm soát. Ảnh: AFP
Trong vòng 5 năm qua, 2.700 ngôi trường đã được xây dựng hoặc mở rộng, tuyển dụng thêm 57.000 giáo viên mới. Ngân sách chi cho giáo dục cũng tăng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2018. Đây được cho là sự đầu tư vào giáo dục lớn nhất trong lịch sử của tỉnh này.
Tuy đã có những động thái đầu tư cho giáo dục nhưng dường như vẫn chưa đủ đáp ứng với tình trạng học sinh ngày càng đông của Pakistan, mặc dù Chính phủ có kế hoạch mở rộng thêm các trường học và kéo dài thời gian làm việc trong nghành giáo dục.
Trường trung học công lập được xếp hạng hàng đầu tại thủ phủ tỉnh Peshawar là một ví dụ nổi bật về những thách thức mà các nhà giáo dục và học sinh phải đối mặt. 70 học sinh vẫn phải chen chúc nhau trong một phòng học mặc dù đã có thêm 12 phòng học vừa được xây mới. Jaddi Kalil, người đứng đầu bộ phận giáo dục trong khu vực cho biết: “Chúng tôi xây dựng càng nhiều phòng học, chúng sẽ càng nhanh chóng được lấp đầy”.
Pakistan hiện dành 2,2% GDP cho giáo dục. Số tiền này sẽ còn tăng gấp đôi trong những năm tới. Ngân sách cho giáo dục tăng nhưng tình trạng xoá mù chữ của người dân lại không được giải quyết. Theo thống kê trên toàn tỉnh Peshawar chỉ có 53% trẻ em trên 10 tuổi có thể đọc và viết. Đây cũng là tình trạng chung trên toàn đất nước Pakistan. 22,6 triệu trẻ em nghỉ học trên toàn quốc và con số này dự đoán còn tăng do sự gia tăng dân số không kiểm soát.
Bên cạnh đó, chất lượng giảng dạy cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Theo thống kê, cứ 2 học sinh tốt nghiệp tiểu học chỉ có một em có thể giải được các bài toán cơ bản.
Trong một báo cáo gần đây của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã chỉ ra rằng, chỉ một nhóm người có điều kiện trong xã hội mới thực sự được tiếp cận với nền giáo dục chất lượng. Tất cả các mục tiêu quan trọng của Pakistan đều có liên quan đến giáo dục. Vì vậy, với nền kinh tế đã sẵn sàng sau chiến tranh, Pakistan phải đối mặt với nhiệm vụ không thể chối cãi là phải tạo ra từ 1,2 – 1,5 triệu việc làm để tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hàng năm.
NGỌC LY
Theo tuoitrethudo
Những tiết lộ thú vị về nền giáo dục các quốc gia trên thế giới mà không phải ai cũng biết
Bạn nghĩ giáo dục mọi nơi đều giống nhau? Thực tế là những ngôi trường trên thế giới có cực nhiều điều thú vị mà chắc bạn sẽ không được nghe kể ở trường.
1. Trường phổ thông có số lượng học sinh lớn nhất trên thế giới là trường Montessori ở thành phố ở Lucknow, Ấn Độ. Ngôi trường có tới 32.000 học sinh đến lớp mỗi ngày, vận hành hơn 1000 phòng học và 3.700 máy tính.
2. Học sinh ở Trung Quốc phải nhận số lượng bài tập về nhà lớn nhất thế giới. Mỗi tuần một học sinh ở đây mất khoảng 14 giờ để là, chưa tính những giờ làm bài tập trên lớp.
3. Trẻ em ở Pakistan không có quyền hợp pháp để được giáo dục miễn phí. Chỉ có những em nhỏ trong độ tuổi 5-9 được hưởng giáo dục bắt buộc.
4. Kỳ nghỉ hè ở Chile bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào tháng 3. Học sinh có hơn 3 tháng được rời xa trường học và bài vở.
5. Vào ngày đầu tiên quay lại năm học, trẻ em ở Đức sẽ được nhận một món quà hình nón chứa đầy sách vở, bút chì và đồ ăn nhẹ. Đây là điều khiến những đứa trẻ hào hức quay lại trường nhất.
6. Học sinh ở Nhật Bản được đánh giá là độc lập nhất. Tự đi học, tự làm vệ sinh lớp và mang theo bữa trưa.
7. Turin có một ngôi trường nhỏ nhất trên thế giới với 1 giáo viên và một vài học sinh. Thậm chí năm 2014, chỉ có duy nhất một giáo viên và một học sinh.
8. Trẻ em ở Phần Lan sẽ không đến trường cho đến khi 7 tuổi. Đây là độ tuổi bắt đầu đi học lớn nhất trên thế giới.
9. Tại Iran, học sinh nam và nữ được giáo dục riêng biệt cho đến khi họ vào đại học.
10. Ở Kenya, trẻ em không bắt buộc phải đi học nhưng thật may mắn vì phần lớn chúng vẫn được đến trường.
11. Ở Brazil, có bữa ăn với gia đình là một phần quan trọng của nền văn hóa, đó là lý do tại sao các trường bắt đầu lúc 7 giờ sáng và quay lại vào buổi chiều để các em có thể ăn trưa với cha mẹ.
12. Ngôi trường cao nhất thế giới nằm ở Phumachangtang, Tây Tạng, ở độ cao 5.373 mét so với mực nước biển.
Theo toquoc
Nữ sinh Ngoại thương chia sẻ kinh nghiệm vượt qua stress Vũ Thu Ngân - sinh viên năm thứ 2 khoa Kinh tế Đối ngoại trường Đại học Ngoại thương là một trong số những cô gái năng động, học giỏi và đạt được nhiều thành tích nổi bật nhất là môn tiếng Trung. ảnh minh họa Thu Ngân trước đây học THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng). Năm lớp 10 là khoảng thời...