Oxford Day – Ngày hội về phương pháp giảng dạy tiếng Anh
Ngày 6 và 7/12, NXB Đại học Oxford (Anh) tổ chức ngày hội Oxford Day để chia sẻ các phương pháp giảng dạy tiếng Anh mới tại Hà Nội và TPHCM.
Giáo viên tham dự Ngày hội Oxford Day
Sự kiện thu hút hàng trăm nhà giáo dục, giáo viên tham gia.
Nhà xuất bản trực thuộc trường đại học lớn nhất thế giới – Nhà xuất bản Đại học Oxford ( OUP), thành viên của Đại học Oxford (Anh) vừa tổ chức ngày hội Oxford Day 2022 với chủ đề “When you find the words” (Khám phá thế giới thông qua ngôn ngữ tiếng Anh).
Học tiếng Anh hay bất kỳ một ngoại ngữ là một quá trình đòi hỏi người học nỗ lực không ngừng. Người học phải ghi nhớ những từ vựng không quen thuộc, hoặc các phát âm khó. Trong quá trình học tập không tránh khỏi những lỗi sai khi giao tiếp, hay trong ngữ pháp, cấu trúc. Nhưng quan trọng hơn hết là người học cần tiếp tục cố gắng. Mỗi lỗi sai được sửa, người học sẽ ghi nhớ cho những lần sau. Khi đó, người học sẽ tự hoàn thiện và phát triển các kỹ năng học tiếng Anh của mình. Thế giới được khai mở và kết nối thông qua ngôn ngữ tiếng Anh.
Oxford Day là một sự kiện thường niên của Nhà xuất bản Đại học Oxford. Diễn giả của sự kiện là các nhà chuyên môn, tác giả sách, các chuyên gia trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh.
Tại ngày hội Oxford Day 2022, Jeremy Robert Bowell – đồng tác giả bộ giáo trình học tiếng Anh Life Vision mới của OUP đã chia sẻ về chủ đề “Mediation in the ELT Classroom” trong phiên thuyết trình thứ nhất. Ông cho biết, “mediation” là một thuật ngữ, được ví như xây dựng những cây cầu để giúp mọi người hiểu nhau hơn.
Video đang HOT
Đây cũng là một trong những kỹ năng quan trọng đối với học sinh ngày nay. Do đó, ông đã chỉ ra ý nghĩa và cách ứng dụng “mediation” vào thực tiễn lớp học tiếng Anh thông qua một số ví dụ trong bộ giáo trình Life Vision. Với phiên thuyết trình thứ hai, diễn giả Irene Julia Canca – Quản lý phát triển đối tác của OUP, bà chia sẻ những kỹ thuật trong phương pháp “Đọc 5 bước” để cải thiện kỹ năng đọc (reading) trong tiếng Anh, bao gồm: đọc to, đọc chia sẻ, đọc có hướng dẫn, đọc cá nhân và đọc mở rộng. Phương pháp này được mô tả thông qua nhiều hoạt động tương tác thực hành trong buổi thuyết trình.
Diễn giả Irene Canca và giáo viên cùng tham gia một hoạt động của bài thuyết trình tại sự kiện.
Bên cạnh đó, PGS.TS Lê Văn Canh và diễn giả Bùi Khánh Nguyên cũng chia sẻ những phương pháp học từ vựng hiệu quả, cũng như những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học.
Giáo viên tham gia vào các hoạt động trong từng bài thuyết trình của Ngày hội Oxford Day
Nhà xuất bản Đại học Oxford luôn không ngừng sáng tạo nội dung, cập nhật tri thức tập trung vào ba lĩnh vực cốt lõi là nghiên cứu, giáo dục và giảng dạy tiếng Anh để liên tục cung cấp nguồn tài nguyên học liệu và dịch vụ chất lượng cao đến người học và các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới.
Bên cạnh các ấn phẩm định dạng in, OUP đã áp dụng công nghệ để cải tiến các nền tảng của mình, cung cấp hàng trăm nguồn tài nguyên số để hỗ trợ việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu trên toàn cầu. Có thể kể đến Oxford English Hub, là cổng trực tuyến, tích hợp các công cụ, tài nguyên dạy và học tiếng Anh dành riêng cho các bộ giáo trình của OUP. Chức năng Single Sign-On hữu ích giúp người dùng truy cập vào những nhóm ứng dụng, trang liên kết đa hệ thống chỉ với một lần đăng nhập duy nhất. Việc dạy và học tiếng Anh nay trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết đối với người dạy và người học.
Giáo viên tìm hiểu về sản phẩm Oxford English Hub mới của OUP.
Ninh Bình nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh
Chuyên đề 'Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học môn Tiếng Anh' được tổ chức nhằm nâng chất dạy học tiếng Anh trong trường phổ thông.
Sinh hoạt chuyên đề môn tiếng Anh tại Trường THPT Gia Viễn C, Ninh Bình.
Lãnh đạo các trường THPT, tổ/nhóm trưởng chuyên môn và giáo viên giảng dạy lớp 10 môn Tiếng Anh của các trường THPT trong toàn tỉnh Ninh Bình đã tham dự.
Với mục đích nâng cao chất lượng sinh hoạt nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm giúp giáo viên thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 môn Tiếng Anh, đặc biệt là việc tổ chức dạy học giúp học sinh hình thành năng lực giao tiếp, nhóm thực hiện chuyên đề Trường THPT Gia Viễn C đã chọn dạy bài học "Unit 4 - For A Better Community - English 10 (Global Success) - Lesson 4 - Speaking". Đây là một bài học khó, việc rèn luyện kỹ năng nói với đối tượng học sinh yếu và sợ nói tiếng Anh là một thách thức lớn với người dạy.
Nhóm sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của nhóm Tiếng Anh diễn ra với sự hướng dẫn của 4 thầy cô, học sinh đã tham gia các hoạt động học một cách sôi nổi, hào hứng.
Mở đầu, các em chơi trò chơi "Find out hidden words" với tâm thế tích cực. Tiếp đó cùng thảo luận về cách xây dựng nội dung nói trong chủ đề về hoạt động tình nguyện, kĩ năng nói (speaking) sao cho lôi cuốn người nghe. Mỗi học sinh đã chia sẻ về chủ đề - lợi ích của công việc tình nguyện.
Sau cùng tiết chuyên đề, học sinh tham gia vào tình huống học tập hấp dẫn, đưa ra những lời khuyên thuyết phục để được tham gia các hoạt động tình nguyện. Bài học đã đạt được mục tiêu là 100% học sinh nói Tiếng Anh một cách tự nhiên, trôi chảy trong giờ học kĩ năng nói (speaking)...
Sau tiết dạy minh họa, nhóm tiếng Anh trường THPT Gia Viễn C đã được lắng nghe những góp ý, nhận xét vô cùng bổ ích về mặt tích cực cũng như một vài hạn chế của bài học đến từ phía đại diện Sở GD&ĐT, đại diện các trường THPT trong toàn tỉnh/
3 vấn đề cần rút kinh nghiệm trong tổ chức dạy bài học Speaking đã được đưa ra đó là: Hoạt động khởi động/dẫn dắt nếu liên quan đến ngữ liệu ngôn ngữ thì cần tận dụng khai thác ở hoạt động tiếp theo để đảm bảo tính liên thông và chiều sâu. Hoạt động thuyết trình của học sinh cần có tiêu chí đánh giá cụ thể nhằm phát huy kỹ năng lắng nghe tích cực của cả lớp. Giáo viên nên có kỹ thuật xử lý tình huống khéo léo khi học sinh gặp khó khăn trong thuyết trình.
Những chia sẻ và góp ý chân thành của các đồng chí lãnh đạo, các thầy cô trường bạn có ý nghĩa lớn giúp nhóm tiếng Anh điều chỉnh, hoàn thiện bài học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ở trường THPT Gia Viễn C nói riêng, các trường THPT trên địa bàn tỉnh nói chung.
Buổi sinh hoạt chuyên đề khép lại, học sinh đã có một tiết học đầy bổ ích, tự tin và hứng khởi. Các thầy/cô dự giờ cũng có được những kinh nghiệm hữu ích, giúp các thầy/cô mạnh dạn và tự tin thực hiện Chương trình GDPT 2018, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động dạy - học môn tiếng Anh trong toàn tỉnh.
Cô Nguyễn Thị Thanh Hà - Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường THPT Gia Viễn C đã nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn tiếng Anh ở trường THPT. Do đó, tổ chức sinh hoạt chuyên đề "Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học môn Tiếng Anh" là cần thiết và thiết thực.
Bộ GD&ĐT phê duyệt 39 tài liệu tiếng Anh dạy ở bậc mầm non Bộ GD&ĐT vừa phê duyệt danh mục các tài liệu làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ em bậc mầm non. Bộ GD&ĐT phê duyệt tổng 39 tài liệu làm quen với tiếng Anh dành cho trẻ mầm non. Các tài liệu này do 4 đơn vị biên soạn và phát hành: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (15 tài liệu),...