OSCE: Gặp thời, yếu thế
Cách đây đúng 40 năm, những văn kiện về an ninh và hợp tác ở châu Âu được 35 quốc gia, trong đó có cả Mỹ, ký kết ở thủ đô Helsinki của Phần Lan, kết thúc thành công Hội nghị về an ninh và hợp tác ở châu Âu, viết tắt là CSCE.
OSCE không gặp thời sau Chiến tranh lạnh, như trường hợp cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay – Ảnh: AFP
Thời ấy là thời Chiến tranh lạnh và xung đột Đông – Tây thịnh trị trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu. CSCE được tiến hành nhằm giảm căng thẳng Đông – Tây, giải quyết những bất đồng và xung đột bằng biện pháp hòa bình cũng như thực hiện và bảo vệ nhân quyền. Qua đó đủ để thấy thời kỳ Chiến tranh lạnh và xung đột Đông – Tây chính là thời đã sản sinh ra CSCE và là thời hoàng kim nhất của nó.
Sẽ bất công nếu cho rằng CSCE chỉ hữu danh mà vô thực và là sản phẩm đặc thù của một thời đã qua. Nó đã giúp các nước phương Tây rất đắc lực trong cuộc đối đầu về ý thức hệ với Liên Xô và các nước thành viên khối Hiệp ước Varsaw trước đây. Nhưng đồng thời cũng lại không thể không thấy rằng nó thật sự hết thời ở thời hậu Chiến tranh lạnh.
Chính những gì xảy ra ở Ukraine trong những năm gần đây lại giúp CSCE, về sau đổi tên thành Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), gặp thời mới, khi quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi. Có thể nói OSCE lại có được dịp, lý do và địa danh cụ thể để dụng võ. Vậy mà đến nay, tổ chức này chưa làm nên nổi trò trống gì. Nó có vai trò nhất định trong việc 2 lần đạt thỏa thuận ở thủ đô Minsk của Belarus, nhưng cả hai đều không được thực thi. OSCE gặp lại thời, nhưng vẫn yếu thế. Vì vậy, sinh nhật lần thứ 40 vui ít, buồn nhiều.
La Phù
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Hậu "Thỏa thuận Normandy", Nga-Pháp "hỉ hả" giao nhận Mistral
Ngày 12-2, cuộc hội đàm trong định dạng "Bộ tứ Normandy" đã kết thúc tốt đẹp với nhóm 13 giải pháp đem lại hòa bình cho Ukraine. Tâm trạng của Kiev và lãnh đạo ly khai Donbass ra sao thì chưa ai biết, nhưng Nga và Pháp đã có thể "hỉ hả" bắt tay hoàn tất thương vụ Mistral.
Cuối ngày 12-2, các thành viên của nhóm "Bộ tứ Normandy", bao gồm Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande, đã đưa ra một tuyên bố chung mô tả các kết quả công việc của họ.
Các nhà lãnh đạo đã nhất trí về một thỏa thuận mang tính quyết định là ngừng bắn ở miền Đông Ukraine bắt đầu từ lúc 00:00 ngày 15-2. Thông báo được nguyên thủ quốc gia 4 nước Nga, Ukraine, Pháp và Đức đưa ra sau cuộc đàm phán kéo dài 17 giờ đồng hồ tại Thủ đô Minsk của Belarus.
Ngay sau đó "Nhóm tiếp xúc 3 bên", bao gồm đại diện của Nga, Ukraine, Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE) và lực lượng ly khai Donbass cũng đưa ra nhóm 13 giải pháp cần thiết để xây dựng hành lang pháp lý, đảm bảo việc giám sát và tổ chức thực hiện đúng thỏa thuận đã đạt được.
Trong đó, vấn đề quan trọng thứ 2 là hai bên tham chiến sẽ rút vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực giao tranh hiện tại, và thiết lập một vùng phi quân sự. Điều khoản này được xây dựng dựa trên nền tảng giữ nguyên giới tuyến rút quân như thỏa thuận Minsk lần 1 vào tháng 6-2014.
Điều khoản rút "quân đội nước ngoài, vũ khí hạng nặng và lính đánh thuê ra khỏi Ukraine", giải giáp vũ khí các nhóm vũ trang bất hợp pháp được bắt đầu tiến hành vào ngày 16-2 và phải được hoàn thành trong thời gian không quá 14 ngày, dưới sự giám sát của OSCE.
Thỏa thuận này cũng khẳng định lại những điều khoản đã được đề cập trong lệnh ngửng bắn được kí kết năm ngoái, trong đó có cải cách chính trị ở Ukraine để thể hiện quyền tự chủ của khu vực Donbass và đảm bảo quyền lợi của người dân khu vực Donesk và Lugansk.
Các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn được nêu ra trong một tài liệu có chữ ký của các thành viên nhóm liên lạc, bao gồm các đại diện của phe ly khai, Ukraine, Nga và OSCE. OSCE sẽ tổ chức các nhóm quan chức và nhân viên để đảm nhận nhiệm vụ giám sát việc thực thi lệnh ngừng bắn này.
Thỏa thuận Normandy là điều kiện quan trọng để Pháp bàn giao tàu cho Nga
Thỏa thuận này sẽ được thực thi ra sao thì chưa ai biết, bởi nó cũng giữ nguyên một số bất đồng không giải quyết được từ thỏa thuận Minsk, nhưng hiện Pháp và Nga đã có thể xoa tay hoan hỉ về một kết cục có hậu cho thương vụ mua sắm tàu sân bay Mistral.
Ngay sau khi cuộc đàm phán kết thúc tốt đẹp, đã xuất hiện thông tin về việc Pháp sẽ bàn giao tàu sân bay trực thăng Mistral cho Nga trong tháng tới, chấm dứt những tranh cãi, đe dọa kiện tụng lẫn nhau giữa Paris và Moscow, giúp Pháp tránh được những nan đề mà họ gặp phải nếu không bàn giao tàu.
Quá trình chuyển giao tàu sân bay trực thăng đổ bộ Vladivosstok lớp Mistral được đóng tại nhà máy đóng tàu hãng STX của Pháp có khả năng sẽ được khởi động vào đầu tuần tới, một nguồn tin quân sự-ngoại giao Nga tiết lộ với phóng viên của hãng tin nhanh Interfax.
Nguồn tin cho biết, đã có sự tác động từ chính phủ Pháp ngay sau khi đạt được sự thống nhất trong cuộc đàm phán. Lệnh khởi động việc bàn giao Mistral có thể sẽ được phát từ Điện Elysee vào đầu tuần tới và đến nửa đầu tháng 3 tàu phải hoàn toàn sẵn sàng để giao lại cho Nga.
Lẽ ra chiếc tàu sân bay trực thăng Mistral đầu tiên mang tên Vladivostock phải được bàn giao cho Nga vào tháng 11-2014 nhưng chính quyền của Tổng thống Hollande đã quyết định đình chỉ việc bàn giao tàu để ủng hộ lệnh trừng phạt của Mỹ và EU áp đạt cho Nga do cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Pháp tuyên bố chỉ giao tàu khi tình hình Ukraine có những chuyển biến tốt và Nga thể hiện thái độ tích cực trong giải quyết các sự vụ có liên quan đến vấn đề này. Ngược lại, Nga cũng tuyên bố sẽ đưa ra quyết định kiện Pháp ra tòa, đòi lại tiền tạm ứng đóng tàu và bồi thường phá vỡ hợp đồng ngay trong tháng 2 này.
Tuy nhiên, việc thỏa thuận ngừng bắn này đạt được với vai trò quan trọng nhất của Moscow khi "ép" lãnh đạo Donbass ký thỏa thuận ngừng bắn, mặc dù trước đó vài tiếng họ còn phản đối đã thể hiện thái độ tích cực của điện Kremlin. Và dĩ nhiên là điện Elysee không còn lí do gì để từ chối bàn giao tàu cho Nga.
Theo Nguyễn Ngọc (tổng hợp)
An ninh Thủ đô
Kế hoạch tự trị của Kiev đối với Donbass vi phạm các thỏa thuận Minsk Ngày 31-7, Tòa án Hiến pháp Ukraine đã thông qua những thay đổi hiến pháp nhằm trao thêm quyền lực và chức năng cho các chính quyền khu vực và địa phương, đồng thời trao quyền tự trị hạn chế cho các khu vực Donetsk và Lugansk ở miền đông. Dự luật này đã được Tổng thống Petro Poroshenko đệ trình lên quốc...