Ốp lưng điện thoại kháng khuẩn đang được nhiều nơi chào bán liệu có giúp ngừa Covid-19?
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhiều hãng sản xuất ốp lưng đã ra mắt thêm dòng ốp lưng phủ lớp kháng khuẩn. Tuy nhiên, lớp kháng khuẩn này có giúp ngừa lây nhiễm bệnh?
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, virus corona chủng mới có thể tồn tại lên đến 96 giờ trên màn hình điện thoại. Nếu một người khoẻ mạnh bị nhiễm bệnh dù chưa từng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân trước, rất có khả năng họ bị lây qua mặt phẳng kính của màn hình smartphone.
Phát hiện này cho thấy, ngoài đảm bảo vệ sinh cá nhân thì việc đảm bảo vệ sinh cho các thiết bị cá nhân cũng là điều hết sức cần thiết.
Một mẫu quảng cáo ốp lưng iPhone kháng khuẩn. (Ảnh: Tech21)
Cũng bắt đầu từ đây, nhiều công ty sản xuất ốp lưng điện thoại như Gear4, Tech21, Speck và OtterBox đã ra mắt thêm dòng ốp lưng phủ lớp kháng khuẩn vào các sản phẩm của mình. Những sản phẩm kiểu này nhanh chóng hút hàng nhưng cũng đặt ra nghi vấn: “Liệu nó có giúp chống lây nhiễm Covid-19 hay không?”
Để giải đáp câu hỏi này, điều đầu tiên mà mọi người cần biết là sự khác nhau giữa vi khuẩn – nấm – virus, và cả hoạt động của chúng, theo nhà nghiên cứu Chris Micklem của Đại học Cambridge (Anh).
Nhà nghiên cứu này cho rằng, có những vật chất có khả năng giảm tuổi thọ của một số virus nhất định trên bề mặt nhưng chưa rõ liệu công nghệ kháng khuẩn này có tác dụng với virus corona chủng mới hay không.
Không nhà sản xuất nào khẳng định lớp phủ kháng khuẩn trên ốp lưng điện thoại có thể chống virus corona chủng mới.
Dẫu vậy, một điều quan trọng mà nhà nghiên cứu Micklem muốn mọi người biết đó là: một lớp phủ kháng khuẩn sẽ không “kìm” được virus corona chủng mới, bởi virus không phải là vi khuẩn mà là loại thực thể hoàn toàn khác.
Một khảo sát với các bác sĩ tại Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) gần đây cho thấy, không nhà sản xuất nào khẳng định lớp phủ kháng khuẩn trên ốp lưng điện thoại có thể chống virus corona chủng mới. Tuy nhiên, chính các thuật ngữ như kháng virus và kháng khuẩn đã dẫn đến sự mơ hồ cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng hãy dừng tin vào những quảng cáo ốp lưng điện thoại kháng khuẩn có thể giúp ngăn lây nhiễm Covid-19.
Do đó, người tiêu dùng hãy dừng tin vào những quảng cáo ốp lưng điện thoại kháng khuẩn có thể giúp ngăn lây nhiễm virus corona chủng mới.
Thay vào đó, mọi người nên thường xuyên lau chùi tất cả những đồ dùng cá nhân xung quanh, kể cả điện thoại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang và hạn chế ra tiếp xúc nhiều người thay vì dựa vào lớp phủ kháng khuẩn “mỏng manh” trên ốp lưng điện thoại.
Duy Huỳnh
Những câu hỏi "bóc mẽ" iPhone sẽ khiến các iFan chẳng vui chút nào
Nếu bạn là một người dùng Android, sẽ có những câu hỏi mà bạn tốt nhất không nên nói ra trước mặt những người dùng ở phía bên kia "chiến tuyến".
1. "Dùng headphone cũ vào việc gì?"
Năm 2016, Apple thẳng tay loại bỏ jack headphone trên iPhone 7 và ba năm sau, jack headphone vẫn "một đi không trở lại".
Nhiều thiết bị Android hiện nay cũng không hề có jack 3.5mm. Nhưng ít ra, người dùng Android vẫn có thể lựa chọn giữa vô vàn những thiết bị còn giữ jack headphone này, trong số đó có Samsung Galaxy S10.
Vậy những người bạn đang dùng iPhone của bạn làm gì với những chiếc headphone có dây siêu đắt họ từng mua? Tốt nhất đừng nên hỏi.
Và để an toàn hơn nữa, đừng bao giờ nhắc đến thứ gì đại loại như "chất lượng âm thanh" hay "tai nghe bị rơi mất" nhé!
2. "Tại sao lại mua ốp lưng?"
Câu hỏi này dễ hiểu thôi, iPhone cực kỳ đắt, và người ta chỉ muốn bảo vệ khoản đầu tư của mình mà thôi.
Nhưng điểm hấp dẫn khiến người ta mua iPhone nhiều nhất chính là thiết kế. iPhone rất đẹp, chưa kể Apple luôn làm các thiết bị của hãng mỏng hơn qua mỗi lần nâng cấp.
Vậy thì tại sao người ta lại cứ khăng khăng gắn một cái ốp cồng kềnh vào chiếc điện thoại của họ? chỉ là để bảo vệ iPhone khỏi bị... cong mà thôi.
3. "Lẽ ra nên mua bản 512GB"
Chiếc iPhone XS bản cơ bản nhất có giá 999 USD, nhưng bộ nhớ trong của nó chỉ 64GB mà thôi và nó sẽ không bao giờ đủ cho bạn chứa mọi ứng dụng cần thiết và phim ảnh trong năm 2019 này.
Kết quả là đại đa số người mua sẽ chọn bản 256GB với giá 1.149 USD và sẽ phải cắn răng chi ra 1.349 USD cho bản 512GB.
Nếu không muốn bạn bè của bạn "sôi máu" hơn, tốt nhất đừng nhắc đến việc hầu hết điện thoại Android có thể cắm thẻ nhớ SD để mở rộng bộ nhớ lưu trữ.
4. "Mượn sạc được không?"
Bạn dùng Android, và bạn có một cục sạc duy nhất. Nó có thể sạc điện thoại, loa Bluetooth, headphone, máy nghe nhạc MP3, tablet, và cả GoPro nữa. Và khi thế giới đang dần chuyển sang dùng USB-C, bạn thậm chí có thể sạc được cả laptop nữa!
Còn đối với người dùng iPhone, họ phải dùng đến 3 cục sạc khác nhau để sạc MacBook Air 2015, MacBook Pro 2012, và iPhone 7.
Thế nên ngoài việc đừng hỏi câu hỏi này, bạn cũng đừng nói gì đến giá bán của những cục sạc chính hãng Apple.
5. "Tại sao Google Assistant lại tốt hơn Siri?"
Xét một cách công bằng, Siri đã tiến rất sát với Google Assistant trong vài năm trở lại đây, nhưng mọi người đều đồng ý rằng công cụ của Google vẫn là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Nếu bạn muốn tránh phải tranh luận về vấn đề này, tốt nhất hãy nói Siri bật một bài nhạc vui tai và giữ ý kiến của mình trong lòng mà thôi.
Phan Hoàng
iFixit soi nội thất ốp lưng "gù" Smart Battery Case của iPhone 11 series Apple đã công bố những chiếc ốp lưng Smart Battery Case mới dành cho iPhone 11, iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max nhằm bổ sung thêm thời lượng pin cho những chiếc smartphone flagship mới nhất của "nhà Táo". Mới đây, chuyên trang sửa chữa iFixit đã tiến hành dùng tia X-quang để khám phá các linh kiện bên trong chiếc...