Ông Vương Đình Huệ rời Ban chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin
Tại quyết định điều chỉnh nhân sự Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin, Thủ tướng đã thay thế 4 vị trí và bổ sung thêm 2 nhân sự. Trong đó, thay vào vị trí của ông Vương Đình Huệ là Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng.
Vừa rồi, Vinashin đã thực hiện tái cơ cấu khoản nợ 600 triệu USD bằng phát hành trái phiếu DATC do Chính phủ bảo lãnh.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định điều chỉnh, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Theo đó, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên, Tổ trưởng Tổ công tác tái cơ cấu tài chính sẽ thay vị trí của ông Vương Đình Huệ. Ông Vương Đình Huệ hiện là Trưởng ban Kinh tế trung ương.
Thủ tướng cũng chỉ đạo, ông Bùi Văn Cường, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ủy viên, thay ông Trương Quang Nghĩa. Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên, thay ông Cao Viết Sinh. Ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Ủy viên, thay ông Nguyễn Văn Sản.
Video đang HOT
Ngoài ra, bổ sung các nhân sự mới là ông Bùi Văn Thạch, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Ủy viên và ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Ủy viên.
Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin được thành lập tháng 8/2010, có 2 Tổ công tác. Tổ số 1 có nhiệm vụ tái cơ cấu tổ chức, chiến lược phát triển, định hướng đầu tư và sản xuất, kinh doanh của Vinashin. Tổ số 2 đảm trách tái cơ cấu tài chính bảo đảm nguồn trả nợ, vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Bộ phận điều phối giúp việc đặt tại Văn phòng Chính phủ.
Bích Diệp
Theo Dantri
Thách thức nào chờ tân Bộ trưởng Tài chính?
Sáng nay (24/5), Quốc hội đã phê chuẩn ông Đinh Tiến Dũng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ở cương vị mới, tân Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ phải đối mặt với những thách thức nào?
Bộ Tài chính đã có lãnh đạo mới sau một thời gian Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh kiêm nhiệm cương vị bộ trưởng Bộ Tài chính do ông Vương Đình Huệ được Bộ Chính trị điều chuyển làm Trưởng Ban kinh tế Trung ương.
Quốc hội sáng 25/4 đã phê chuẩn ông Đinh Tiến Dũng làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ phải đối mặt với những thách thức nào?
Ở cương vị mới, ông Đinh Tiến Dũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức. Tuy vậy, có lẽ thách thức liên quan nhiều đến đời sống nhân dân và dễ nhận thấy nhất là những vấn đề liên quan đến việc điều hành giá xăng dầu mà trước đó, người tiền nhiệm của ông Dũng vẫn chưa giải quyết rốt ráo.
Còn nhớ, thời ông Vương Đình Huệ mới nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tài chính, vấn đề xăng dầu lúc đó đang vô cùng nóng, dư luận trông chờ và kỳ vọng với những kinh nghiệm của người đứng đầu cơ quan Kiểm toán Nhà nước, những bất cập trong các chính sách điều hành giá xăng dầu (như việc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có được những khoản lợi nhuận khổng lồ) sẽ được điểm mặt, chỉ tên và giải quyết thấu đáo, đem lại sự công bằng cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, sau gần 2 năm ông Huệ nắm giữ vị trí Bộ trưởng Bộ Tài chính, đến thời điểm hiện tại, có thể nói những kỳ vọng đó vẫn là kỳ vọng. Việc điều hành giá xăng dầu vẫn khá lúng túng. Quỹ bình ổn xăng dầu bị đánh giá thiếu minh bạch và thậm chí, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu mới đây đã đề nghị xóa bỏ quỹ này...
Ông Đinh Tiến Dũng
Với cương vị mới của mình, ông Đinh Tiến Dũng sẽ phải tìm "lời giải" cho bài toán giá xăng dầu. Thậm chí, để giải bài toán này, những thách thức với ông Dũng có phần "nặng gánh" hơn khi mà mới tuần trước thôi, sau khi Bộ Công thương công bố dự thảo sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp đã ào ào kiến nghị muốn được trao quyền tự quyết nhiều hơn so với những quy định trong dự thảo Nghị định 84.
Cùng với vấn đề xăng dầu, vẫn còn hàng loạt các mặt hàng thiết yếu khác như thuốc chữa bệnh, sữa, phân bón, thuốc trừ sâu... và nhiều câu chuyện "bùng nhùng" khác về giá mà người dân đang chờ tân Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết rốt ráo.
Ai cũng hiểu, Bộ Tài chính là cơ quan điều hành chính sách tài khóa tác động trực tiếp đến sự vận hành của nền kinh tế. Người dân và dư luận không phải ai cũng quan tâm đến những chuyện "đao to, búa lớn" như thu ngân sách bao nhiêu, đầu tư công, chi tiêu công lớn tới mức nào...
Cái mà họ quan tâm chính là những lợi ích trước mắt họ được thụ hưởng thông qua các chính sách của Bộ Tài chính, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang găp phải đầy rẫy khó khăn như hiện nay. Cụ thể ở đây là câu chuyện các khoản thuế phí và lệ phí mà người dân sẽ phải đóng góp khi nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn.
Hơn lúc nào hết, kinh tế càng khó khăn, người dân và doanh nghiệp càng mong nhận được sự hỗ trợ từ các quyết sách đúng đắn của Chính phủ. "Khoan sức dân" là một đòi hỏi hợp lý, mà thước đo dễ thấy nhất thể hiện qua việc giảm các khoản thuế và phí. Thời gian qua, triển khai Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã thực hiện hàng loạt các chính sách về thuế như gia hạn thuế cho doanh nghiệp, giảm lệ phí trước bạ cho người dân...
Tuy nhiên, những đề xuất về việc thu thêm nhiều loại phí khác khiến dư luận đặt câu hỏi, phải chăng nền kinh tế đã quá khó khăn nên một mặt, Chính phủ vừa phải đưa ra chính sách giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp, nhưng mặt khác vẫn không ngừng tận dụng mọi cơ hội để thu thêm các loại phí khác để bù đắp ngân sách (?).
Tư lệnh của một ngành, một lĩnh vực sẽ phải chịu trách nhiệm và quan tâm đến những vấn đề "nóng" của ngành mình. Người dân và xã hội sẽ chỉ có thể đánh giá họ qua những kết quả công việc cụ thể. Chính vì thế, đây là cơ hội để các tư lệnh ngành chứng tỏ khả năng và bản lĩnh của mình. Nhiều thách thức đang chờ đợi tân Bộ trưởng Bộ Tài chính, nhưng đó cũng chính là những cơ hội có một không hai để tân Bộ trưởng khẳng định mình.
Theo 24h
Ông Vương Đình Huệ vẫn là Bộ trưởng Tài chính Ngày 17/2, một số báo đưa tin, Thủ tướng đã phân công Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trực tiếp phụ trách Bộ Tài chính. Ông Vương Đình Huệ sẽ không tiếp tục kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Tài chính nữa mà sẽ tập trung vào công việc của trưởng Ban Kinh tế Trung ương theo sự phân công của Bộ Chính...