Ông Trump tiết lộ phương án “chắc chắn sẽ chọn” để trừng phạt Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, trừng phạt về thuế quan chắc chắn sẽ là một trong những biện pháp được thực hiện để đáp trả Trung Quốc liên quan đến các phản ứng với Covid-19.
“Nhiều vấn đề đang xảy ra có liên quan đến Trung Quốc và chúng tôi rất không hài lòng. Dịch bệnh khiến thế giới, chính xác là 183 quốc gia rơi vào tình trạng tồi tệ”, ông Trump phát biểu với các phóng viên trong họp báo tại Nhà Trắng.
“Đó chắc chắn là một lựa chọn”, ông Trump trả lời khi được hỏi về tuyên bố trừng phạt bằng thuế quan đối với Trung Quốc.
Trước đó, Tổng thống Trump từng phát biểu, Mỹ có thể thu được khoảng 1.000 tỷ USD bằng cách tăng thuế với Trung Quốc.
Shi Yinhong, chuyên gia phân tích chính trị tại Đại học Renmin (Trung Quốc), cho rằng, nhiều khả năng ông Trump sẽ thực hiện thêm các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh trong bối cảnh cuộc bầu cử tới gần và Tổng thống Mỹ đương nhiệm đang cố gắng tranh thủ thêm sự ủng hộ của cử tri bằng các biện pháp cứng rắn.
Ông Trump cho biết thuế quan chắc chắn sẽ là một trong những biện pháp trừng phạt Trung Quốc liên quan đến phản ứng với Covid-19 (ảnh: SCMP)
“Trong tình hình bầu cử dường như đang trở nên khó khăn hơn với ông Trump, tôi nghĩ rằng ông ấy sẽ có thêm những biện pháp chống Trung Quốc trước khi dịch bệnh được kiểm soát tại Mỹ”, chuyên gia Shi Yinhong nhận định.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến dịch Covid-19 có chiều hướng nóng dần lên trong những ngày gần đây, khi 2 nước liên tục công kích lẫn nhau trên mặt trận ngoại giao, kinh tế và tình báo.
Mới đây trong một cuộc họp báo khác được tổ chức tại Nhà Trắng, ông Trump khẳng định rằng có bằng chứng cho thấy Covid-19 xuất phát từ một phòng thí nghiệm tại Trung Quốc, song từ chối giải thích kỹ hơn.
Tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận chính của Trung Quốc, đã có một số bài viết cho rằng việc đòi bồi thường hay trừng phạt từ phía Mỹ là “dối trá” và là “chiêu trò chính trị”.
Video đang HOT
“Những hành vi lố bịch đó sẽ không thể đe dọa Trung Quốc”, một bài viết xuất bản hôm 1.5 trên tờ Nhân dân Nhật báo khẳng định.
Nhân dân Nhật báo cũng yêu cầu Mỹ giải thích về một thí nghiệm biến đổi virus cúm gia cầm H5N1 được nước này tiến hành vào năm 2018. Tờ báo cũng bày tỏ nghi ngờ về cuộc diễn tập được Mỹ tiến hành vào năm ngoái theo kịch bản một dịch bệnh đường hô hấp rất dễ lây lan bắt nguồn từ Trung Quốc.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng trong thời gian gần đây vì những chỉ trích xoay quanh Covid-19 (ảnh: NY Times)
Hôm 1.5, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ cho rằng Covid-19 không phải là sản phẩm nhân tạo nhưng vẫn sẽ tiếp tục điều tra về nguồn gốc của virus.
“Cộng đồng tình báo sẽ tiếp tục xác minh một cách nghiêm túc các thông tin và tin tình báo để đánh giá dịch bệnh bùng phát thông qua tiếp xúc với động vật hay do sai sót từ phòng thí nghiệm virus Vũ Hán”, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ tuyên bố.
Hôm 30.4, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc – ông Antonio Guterres, bày tỏ lo ngại về sự chia rẽ của những cường quốc trong cuộc chiến chống Covid-19.
“Sự đóng góp của Mỹ và Trung Quốc đều rất quan trọng trong cuộc chiến với Covid-19 và trong nhiều lĩnh vực khác của quan hệ quốc tế. Tôi hy vọng quan hệ giữa hai nước sẽ được cải thiện trong thời gian tới”, ông Guterres cho biết.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Ông Trump từng dọa áp thuế ô tô châu Âu vì vấn đề Iran
Lời đe dọa của ông Trump bị giới chức châu Âu so sánh như một vụ "tống tiền", và một lần nữa khoét sâu vào rạn nứt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Ông Trump từng dọa áp thuế ô tô châu Âu nếu châu Âu không ủng hộ quan điểm của Mỹ về vấn đề hạt nhân Iran. Ảnh: AFP
Ngày 16-1, báo The Washington Post cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng đe dọa sẽ áp thuế lên ô tô nhập khẩu từ châu Âu nếu bộ ba Anh - Pháp - Đức (nhóm E3) không chính thức tuyên bố Iran đã vi phạm thỏa thuận hạt nhân năm 2015 (JCPOA).
Tổng thống Mỹ đã gửi các thông điệp đến trực tiếp các nước Anh, Pháp, Đức mà không thông qua đại sứ quán, đe dọa sẽ áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu từ châu Âu nếu nhóm E3 không ủng hộ quan điểm của Mỹ trong vấn đề hạt nhân của Iran.
Hãng thông tấn Tasnim trong cùng ngày 16-1 cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã xác nhận thông tin về lời đe dọa của ông Trump là có thật.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer xác nhận ông Trump đã đe dọa áp thuế lên ô tô châu Âu vì vấn đề Iran. Ảnh: AFP
Mỹ và châu Âu là các đồng minh truyền thống nhưng có quan điểm khác nhau về cơ chế giải quyết bất đồng này. Washington coi đây là điều kiện để áp đặt trừng phạt lên Iran sau 65 ngày kể từ ngày cơ chế được kích hoạt, còn nhóm E3 coi đây là cơ hội cuối cùng để cứu vãn thỏa thuận.
Ông Jemery Shapiro, một chuyên gia Mỹ chuyên về các vấn đề châu Âu, mô tả "đe dọa thuế quan là một chiến thuật giống như mafia và đó không phải là cách thức vận hành đặc trưng của mối quan hệ giữa các đồng minh".
Một quan chức Mỹ nói với tờ The Washington Post rằng người Mỹ biết châu Âu đã đưa ra quyết định lên án Iran và kích hoạt cơ chế giải quyết bất đồng trước khi Tổng thống Trump đưa ra lời đe dọa.
"Sự đồng thuận ở châu Âu liên quan đến yêu cầu giữ Tehran ở lại thỏa thuận JCPOA đã có từ vài tuần trước, được thúc đẩy bởi các hành vi leo thang căng thẳng và sự vi phạm thỏa thuận hạt nhân của Iran", quan chức này cho biết.
Trong khi đó, các quan chức châu Âu chỉ trích cách ông Trump đe dọa chỉ làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Họ coi lời đe dọa của ông Trump giống như một vụ "tống tiền" và điều này một lần nữa khoét sâu vào rạn nứt giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Bất bình trước cách hành xử của ông Trump, châu Âu đã cân nhắc đến khả năng rút lại kế hoạch kích hoạt cơ chế giải quyết bất đồng vì lo sợ sẽ bị coi là "cấp dưới" của Mỹ nếu thông tin này rò rỉ ra ngoài.
Tuy nhiên đến cuối cùng, vì "không muốn tỏ ra yếu đuối" trước Iran, họ đã quyết định giữ nguyên kế hoạch ban đầu và giữ bí mật về lời đe dọa này, một quan chức châu Âu cho biết.
Ngày 14-1, nhóm E3 đã nhất trí triển khai cơ chế giải quyết bất đồng được quy định trong JCPOA, mở đường điều tra việc việc Iran có tuân thủ thỏa thuận hay không.
Dù vậy, ba nước này tuyên bố sẽ không tham gia chiến dịch của Tổng thống Trump "gây áp lực tối đa" với Iran. Theo các quốc gia này, động thái của ông Trump khiến Iran không được hưởng lợi từ việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, khiến nền kinh tế nước Cộng hòa Hồi giáo này càng thêm khó khăn.
VĂN KIẾM
Theo plo.vn
Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ bất đồng sâu sắc về Hiệp định thương mại ký với Trung Quốc Ngày 15/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Hiệp định thương mại giai đoạn đầu với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, hai đảng Cộng hòa, Dân chủ và những người có vị trí khác nhau lại có quan điểm khác nhau về bản hiệp định này. Sau khi hiệp định thương mại giai đoạn đàu...