Ông Trump nói Mỹ không tìm kiếm chiến tranh với Iran
Ông Donald Trump đã nói với giới chức Anh rằng ông không tìm kiếm một cuộc đối đầu quân sự với Iran và thay vào đó là đối thoại trực tiếp với Tehran về kế hoạch đàm phán và mở rộng thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.
Tờ The Guardian cho hay, bất chấp lời đảm bảo của ông Trump, giới chức Anh vẫn lo lắng, tổng thống Mỹ có thể chỉ có 30 ngày trước khi Iran thực hiện các bước không thể đảo ngược để từ bỏ thỏa thuận.
Sự đảm bảo rằng ông Trump không tìm kiếm chiến tranh với Iran đã được giới chức Mỹ đưa ra cho các đối tác Anh trong các cuộc đàm phán xung quanh chuyến thăm ba ngày của tổng thống Mỹ tới Anh. Đồng thời, họ cũng tuyên bố chính sách của Mỹ về việc gửi thêm quân đội và một hàng không mẫu hạm tới khu vực này chỉ đóng vai trò phòng vệ.
Ông Donald Trump cam đoan với Anh về ý định tránh đối đầu quân sự với Tehran trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh. Ảnh: GETTY
Trái với Washington về cách đối phó với Iran, Anh thừa nhận chính sách áp lực kinh tế tối đa của Mỹ đang gây ra một tổn thất lớn đối với Iran và đã đẩy nước này đến gần tình trạng mất khả năng thanh toán. Giới chức Anh cũng cho biết ông Javad Zarif, Bộ trưởng Ngoại giao Iran, đã tiến hành xác định liệu các điều kiện cho các cuộc đàm phán có thể đạt được hay không.
Nhưng với việc Iran sẽ tiến hành các bước tiếp theo trong vòng một tháng để thoát ra khỏi thỏa thuận, được gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung, Anh vẫn lo lắng hai bên không cần phải đạt được thỏa thuận về các điều khoản đàm phán. Các hành động tiếp theo của Tehran có khả năng dẫn đến tuyên bố của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) rằng Iran không tuân thủ thỏa thuận, điều này sẽ làm gia tăng căng thẳng.
Iran đang hy vọng rằng chuyến thăm hai ngày tới Tehran vào tuần tới của Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, sẽ là thời điểm các thông điệp từ Mỹ được gửi đi và đưa ra các điều khoản cho các cuộc đối thoại.
Video đang HOT
Thứ trưởng ngoại giao Iran, Abbas Araghchi, tuần này hoan nghênh vai trò hòa giải của Nhật Bản, “thật không may, căng thẳng đang gia tăng và chúng tôi hy vọng rằng thủ tướng [của Nhật Bản] chuyến thăm tới Tehran sẽ giúp giảm bớt căng thẳng trong khu vực”. Ông nói thêm rằng, với tư cách là đồng minh của Washington, Nhật Bản có thể sẽ khiến Mỹ hiểu được tình hình.
Ông Abe dự kiến gặp các nhà lãnh đạo Iran, bao gồm nhà lãnh đạo cuộc cách mạng Hồi giáo, Ayatollah Ali Khamenei, trong chuyến thăm bắt đầu vào hôm 12-6 tới.
Trước đó, ông Abe đã gặp tổng thống Iran, Hassan Rouhani, sáu lần kể từ khi ông làm thủ tướng và Nhật Bản đã không tán thành động thái tranh cãi của ông Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Trong khi đó, Tehran có thể sẽ khẳng định một số lệnh trừng phạt của Mỹ được dỡ bỏ như một điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán, và sẵn sàng đề nghị thả một số tù nhân chính trị Mỹ như một dấu hiệu của thiện chí.
Không rõ liệu các điều khoản trên có đủ để ông Trump đồng ý tổ chức các cuộc đối thoại hay không. Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, cho biết Washington sẵn sàng đối thoại mà không cần điều kiện tiên quyết.
Chính ông Trump đã nói trong chuyến đi của mình rằng ông đã sẵn sàng nói chuyện với ông Rouhani, nhưng “luôn luôn có khả năng” Mỹ sẽ cần phải hành động quân sự.
Ông Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân một năm trước, áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng đối với Iran và kể từ tháng 11 đã cố gắng áp đặt lệnh cấm đối với tất cả xuất khẩu dầu của Iran, huyết mạch của nền kinh tế nước này, thường xuất khẩu 2,5 triệu thùng mỗi ngày, nhưng bây giờ xuống chỉ còn 400.000. Điều này có thể khiến chính phủ Iran gần mất khả năng thanh toán.
KIM NGUYÊN
Theo PLO
Ông chủ Wikileaks đối mặt bản án 175 năm tù
Bộ Tư pháp Mỹ thông báo nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange đang đối mặt với bản án 175 năm tù trước cáo buộc tham gia hoạt động gián điệp.
Bộ Tư pháp Mỹ hôm 23/5 công bố 17 tội danh mới đối với người sáng lập Wikileaks Julian Assange, gồm một tội âm mưu nhận thông tin quốc phòng, ba tội lấy thông tin quốc phòng và 13 tội tiết lộ thông tin quốc phòng. Ông chủ Wikileaks hiện đối mặt 18 tội danh tại Mỹ.
Cáo trạng cho biết Assange đã chỉ đạo và tiếp tay chuyên gia phân tích tình báo Chelsea Manning đánh cắp hàng trăm nghìn tài liệu "với lý do được tin rằng thông tin được sử dụng sẽ gây tổn hại cho Mỹ và tạo lợi thế cho một quốc gia bên ngoài".
Người sáng lập Wikileaks Julian Assange ngồi trên xe áp giải rời tòa án ở London, Anh hôm 1/5. (Ảnh: Reuters).
Assange cũng bỏ qua cảnh báo của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2010 để công bố tên các nguồn tin bí mật của bộ và của quân đội Mỹ ở Afghanistan, Syria, Iraq, Iran và Trung Quốc. Những nguồn tin này bao gồm nhà báo, lãnh đạo tôn giáo, nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến.
"Hành động của Assange có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Mỹ để mang lại lợi ích cho những kẻ thù của chúng ta và đặt nguồn nhân lực ẩn danh vào nguy cơ nghiêm trọng và cận kề về tổn hại thể chất hoặc bị bắt giam tùy tiện", thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ cho hay.
Bộ cũng bác bỏ tuyên bố của Assange rằng ông là một nhà báo. "Bộ xem trọng vai trò của các nhà báo trong nền dân chủ chúng ta, nhưng Julian Assange không phải nhà báo", thông báo cho biết thêm. Các nhà báo ở Mỹ được đảm bảo quyền tự do hoạt động theo Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp.
Nếu bị kết án, Assange phải đối mặt với hình phạt tối đa là 10 năm tù cho mỗi tội danh mới.
Wikileaks gọi các cáo buộc mới là "sự điên rồ", "sự chấm dứt của báo chí an ninh quốc gia và Tu chính án thứ nhất". Các nhóm tự do báo chí tuyên bố cáo buộc là đòn tấn công vào Tu chính án thứ nhất và có thể tạo tiền lệ nguy hiểm cho các nhà xuất bản và nhà báo.
Assange, công dân Australia 47 tuổi, sáng lập Wikileaks, tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên công bố các thông tin mật vào năm 2006. WikiLeaks năm 2010 gây chấn động toàn cầu khi công bố hàng nghìn tài liệu mật từ Lầu Năm Góc đề cập tới hoạt động của quân đội Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Cùng năm, WikiLeaks tiếp tục tung ra hơn 250.000 tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ chứa những đánh giá nhạy cảm về các chính phủ và chính trị gia nước ngoài.
Washington tháng trước cáo buộc Assange xâm nhập máy tính của chính phủ và có thể phải ngồi tù 5 năm nếu bị tòa án phán quyết có tội. Tuy nhiên, Assange và những người ủng hộ nói rằng ông có thể phải đối mặt với án tử hình vì lo ngại Mỹ đang chuẩn bị những cáo buộc nghiêm trọng hơn liên quan đến đạo luật gián điệp.
Assange bị cảnh sát Anh bắt hôm 11/4 sau khi Ecuador hủy cơ chế tị nạn chính trị cho ông. Ông tị nạn trong đại sứ quán Ecuador ở London từ năm 2012 để tránh bị dẫn độ về Thụy Điển xét xử cáo buộc cưỡng hiếp.
Thụy Điển hôm 20/5 đệ trình yêu cầu bắt Assange sau hai năm đình chỉ điều tra. Nếu yêu cầu này được thông qua, đây sẽ là bước đầu tiên của Thụy Điển trong quy trình dẫn độ Assange từ Anh, nơi ông đang thụ án tù 50 tuần vì vi phạm quy định tại ngoại.
Nguồn: VnExpress
Iran tuyên bố không thay đổi công suất của các máy ly tâm làm giàu urani Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEO) cho biết nước này không có kế hoạch khởi động những máy ly tâm có thể làm giàu urani với công suất cao hơn cũng như không có ý định thay đổi quan hệ với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Quang cảnh nhà máy hạt nhân Natanz, cách thủ đô Tehran...