Ông Trump liệu có chịu được nếu thiếu Twitter?
Tổng thống Mỹ từng nói ông sẽ không thể đạt vị trí bây giờ nếu không có Twitter. Viễn cảnh đó giờ đã thành hiện thực.
Vào ngày 8/1, Twitter đã cấm vĩnh viễn tài khoản của ông Trump. Theo công ty này, một trong những tweet dẫn tới quyết định là khi ông Trump thông báo sẽ không xuất hiện tại buổi lễ nhậm chức của ông Biden, và ngầm nói kết quả bầu cử năm 2020 không hợp lệ.
Nhiều năm qua, ông Trump sử dụng nền tảng này để phân phối những lời nói dối, thuyết âm mưu, rất nhiều tweet khuếch trương thuyết da trắng thượng đẳng và QAnon. Chúng bao gồm cả những nỗ lực khiêu khích cả Bắc Triều Tiên và Iran, kết luận của Twitter giống như Al Capone bị bắt giam vì tội trốn thuế.
Ông Trump nhiều lần khẳng định Twitter là kênh hữu hiệu nhất để giao tiếp trực tiếp với người dân Mỹ.
Và kể cả như vậy, thì hậu quả đối với Trump là rất lớn.
“KOL” Donald Trump
Khá kỳ quặc khi chúng ta quan tâm đến việc một ông già 74 tuổi không thể vào ứng dụng mà ông ta hay dùng để ca thán. Tuy nhiên, thời kỳ giữ chức tổng thống của Trump, và thực tế là phần lớn sự nghiệp chính trị của ông ta, gần như gắn liền với nền tảng này.
Ông ta cứ tweet liên tục, và chúng ta thấy vui vẻ hoặc bất bình vì những dòng tweet. Dù sao, chúng cũng liên tục lên mặt báo. Tài khoản của ông Trump đã trở thành bộ mặt truyền thông của đất nước trong nửa thập kỷ.
Và giờ đây thì nó đã biến mất.
Câu hỏi bây giờ là việc này sẽ ảnh hưởng thế nào tới tương lai của ông Trump? Một vị tổng thống nghiện sự giận dữ và chịu sự ảnh hưởng từ nền công nghiệp thu hút sự chú ý. Ông liệu có sống nổi nếu không có phương tiện số một của ông ta?
Là người dùng Twitter thường xuyên, nhưng dường như ảnh hưởng của ông Trump không bị gói gọn vào một nền tảng duy nhất.
Tôi nghĩ việc này tùy thuộc vào liệu chính bản thân ông Trump có phải là một nền tảng vững chắc như những mạng xã hội mà ông từng dùng. Tôi dành 4 năm qua để nghĩ về người đàn ông này như một người có sức ảnh hưởng trên mạng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng tôi phải nghĩ ngược lại, liệu ông ta có bị nền tảng ảnh hưởng ngược hay không?
Nếu như ông Trump là một người có sức ảnh hưởng, những thông điệp của ông cũng chỉ có giới hạn. Những ý tưởng của ông sẽ phụ thuộc vào bản thân ông ta và cách ông ta chọn để truyền đạt nó.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nếu như Trump trở thành một nền tảng, nó có nghĩa ông ta và những người ủng hộ đã tự xây dựng nên một hệ sinh thái mạnh mẽ và quyền lực tương tự những sản phẩm được xây dựng để kiềm chế nó.
Sự tương đồng của ông Trump và những nền tảng mạng xã hội
Vậy ông Trump chỉ là một KOL, hay đã trở thành một nền tảng?
Như mọi nền tảng khác, ông Trump đã tìm được cách kết nối những cộng đồng với rất ít sự tương đồng mà không cần nghĩ tới hậu quả lâu dài.
Giống như mọi nền tảng, càng dành thời gian cho nó, người ta càng tin tưởng vào nó hơn. Mỗi lần kêu gọi ủng hộ và mỗi dòng tweet đều cực đoan hơn trước đó, đẩy những người ủng hộ ông Trump xuống cái hố sâu hơn và khiến họ yêu quý, hoặc căm ghét ông hơn. Và cũng giống mọi nền tảng, người ta dành rất nhiều thời gian cho ông Trump. Ban ngày, ban đêm, mọi ngày trong tuần, người ta đều có thể dành sự chú ý cho Trump.
Thời gian và sự chú ý của bạn đã trở thành 2 yếu tố chính của “nền tảng Trump”, khiến ông trở thành biểu tượng trong cuộc sống Mỹ.
Nếu như là một người quan sát nền công nghệ, bạn sẽ nhận thấy nền tảng Trump có những đặc điểm như xuất hiện bất chợt, được truyền thông chú ý, và có sức mạnh thay đổi thế giới dù ban đầu không mấy ai quan tâm. “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” cũng là câu khẩu hiệu bắt tai như “Làm thế giới mở và kết nối hơn” của Facebook.
Chúng ta vẫn đang né tránh câu hỏi khó: nếu như một nền tảng làm được điều mà nó đặt ra ban đầu, điều gì sẽ xảy ra?
Mọi nền tảng mạng xã hội đều hút lấy thời gian, sự chú ý của người dùng. Một số sử dụng dữ liệu như thứ “tiền tệ” để tồn tại, khiến chúng ta nhận ra mạng xã hội không hề miễn phí.
Như mọi nền tảng khác, ban đầu chúng ta cho rằng những câu hỏi khó là không cần thiết, bởi dù sao chúng ta vẫn tự do sử dụng chúng. Dần dần, ta nhận ra rằng các nền tảng đều đòi hỏi một sự “đầu tư” vào chúng. Đó là dữ liệu, là sự chú ý của người dùng. Chỉ đến khi đã quá muộn, chúng ta mới nhận ra rằng chẳng có nền tảng nào là miễn phí. Chúng chỉ tỏ ra như vậy mà thôi.
Đến lúc đã muộn, người dùng mới nhận ra rằng thực ra ta đang trả cái giá khá đắt để sử dụng những nền tảng miễn phí.
Theo một cách truyền thống, nền tảng là bộ khung phần mềm để mọi người có thể phát triển phía trên. Với các mạng xã hội, chức năng cơ bản của chúng là kiếm một lượng người dùng nhất định, kết nối họ, và cho họ cách để tiếp cận nhiều người hơn. Những người gây ảnh hưởng và nhà sáng tạo sẽ cung cấp nội dung cho nền tảng, và đều phải tuân theo những quy định mà họ đặt ra.
Nếu không tuân theo các quy định của nền tảng, mọi người đều đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi sự chú ý của người dùng chỉ với một sự thay đổi thuật toán.
Có thể nói, tồn tại trên một nền tảng là một trải nghiệm rất bấp bênh. Chúng ta sẽ phải chờ đợi để xem liệu ông Trump có thực sự bị loại bỏ khỏi các nền tảng không, hay chính bản thân ông sẽ thành nền tảng để những người yêu thích phát triển.
Thung lũng Silicon không còn chịu nổi ông Trump
Các công ty công nghệ đang quay lưng lại với tổng thống Mỹ trong những ngày tại vị cuối cùng.
Thung lũng Silicon đang phản kháng.
Với hơn 1.400 ngày cố gắng xoa dịu, đối phó với ông Trump và các đồng minh thân cận, ngành công nghệ Mỹ đang "tận hưởng" những ngày cuối nhiệm kỳ của vị tổng thống.
Sau hàng loạt phát ngôn vi phạm chính sách của nền tảng, Twitter đã quyết định khóa tài khoản của ông Trump vĩnh viễn. Tương tự, mạng xã hội Facebook tuyên bố khóa tạm thời tài khoản của ông chủ Nhà Trắng, ít nhất cho đến khi nhiệm kỳ tổng thống của ông chính thức kết thúc.
Vụ bạo loạn tại thủ đô Washington hôm 6/1 là giọt nước tràn ly đối với các công ty công nghệ
Parler, mạng xã hội phổ biến dành cho những người ủng hộ ông Trump, cũng trở thành đối tượng bị Apple, Amazon và Google chỉ trích do thiếu kế hoạch kiểm duyệt các nội dung bạo lực trên nền tảng. Ứng dụng này sau đó đã bị xóa khỏi gian hàng App Store và Play Store.
"Chúng tôi luôn ủng hộ sự phong phú trên App Store. Tuy nhiên, nền tảng này không có chỗ cho những mối đe dọa bạo lực và hoạt động bất hợp pháp.
Parler không có các biện pháp thích hợp để giải quyết tình trạng gia tăng sự thù ghét. Chúng tôi sẽ dừng hoạt động của Parler cho đến khi họ khắc phục được vấn đề đó", Apple thông báo.
Ngành công nghệ đang nắm trong tay quyền lực mềm
Các cuộc "thanh trừng" gần đây đã thể hiện sức mạnh của ngành công nghệ. Theo Politico , các công ty tại Thung lũng Silicon thậm chí đủ khả năng định hình số phận của một vị tổng thống Mỹ.
Trong nhiều năm, chính quyền ông Trump đã cố gắng hạn chế quyền lực của Thung lũng Silicon, bao gồm hàng loạt vụ kiện chống độc quyền nhắm vào các Big Tech. Không chỉ thế, giới chức lưỡng đảng cũng nhiều lần thách thức phạm vi pháp lý của Mục 230, điều khoản trong luật truyền thông, theo đó giới hạn trách nhiệm của các nền tảng Internet đối với nội dung người dùng đăng tải.
Các công ty công nghệ đang có khả năng định hình số phận của ông Trump.
Những vụ kiện, nỗ lực lập pháp hay các vụ điều tra chống độc quyền thời gian gần đây là hồi chuông cảnh báo thứ quyền lực "mơ hồ" đang nằm trong tay các công ty công nghệ.
"Mọi người nên lo lắng khi những công ty như Facebook và Twitter sẵn sàng sử dụng quyền lực không được kiểm soát để loại bỏ ai đó khỏi nền tảng, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến chính trị", Kate Ruane, cố vấn lập pháp cấp cao của Liên minh Tự do Dân sự Mỹ, cho biết.
Tuy nhiên, hành động gỡ bỏ tài khoản tổng thống của Twitter vẫn nhận được không ít sự ủng hộ. Theo Chủ tịch nhóm vận động Color of Change Rashad Robinson, từ lâu, ông Trump và các đồng minh đã sử dụng mạng xã hội như một cách kích động làn sóng phân biệt chủng tộc tại Mỹ. Dù hành động chậm, Robinson vẫn cho rằng Twitter đã có những quyết định tiến bộ.
Ngoài Robinson, một số quan chức khác như Chủ tịch cơ quan Tình báo Hạ viện - Adam Schiff - tin rằng các công ty truyền thông xã hội đã giúp những nội dung độc hại có cơ hội tồn tại quá lâu, đồng thời cần có nhiều biện pháp khắc phục hơn thế nữa.
Đảng Dân chủ không có cái nhìn quá "thiện cảm" đối với những công ty công nghệ lớn. Chính quyền của Tổng thống tân cử Joe Biden dự kiến tiếp tục theo đuổi các vụ kiện chống độc quyền công nghệ, vốn đã được một số cơ quan hoạt động dưới thời ông Trump đệ trình. Chỉ trong tuần trước, ông Biden đã tiến cử Vanita Gupta, luật sư dân quyền, nhà phê bình Facebook nổi tiếng, đảm nhiệm chức vụ trong Bộ Tư pháp.
Không dừng ở đó, một số thành viên Đảng Dân chủ tại Hạ Viện đã đề xuất hàng loạt thay đổi lớn về mặt lập pháp với mục tiêu kìm hãm quyền lực khổng lồ của những công ty công nghệ.
"Chỉ khi phải đánh đổi lấy máu và những lớp kính vỡ trong hội trường Quốc hội, các công ty công nghệ mới mảy may nhận ra sự nguy hiểm của ông Trump", Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal tuyên bố.
"Ngày mà các công ty truyền thông xã hội nhận ra họ có thể làm nhiều hơn để hạn chế hành vi kích động của ông Trump cũng chính là ngày Đảng Dân chủ chủ trì tất cả ủy ban Quốc hội nhằm giám sát họ", Jennifer Palmeiri, Cựu giám đốc truyền thông của ông Obama và chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của bà Hillary Clinton, đăng trên Twitter.
Theo Politico , các nền tảng trực tuyến có thể loại bỏ bất cứ ai họ muốn. Tuy nhiên, trong suốt 4 năm, họ đã làm song song 2 việc: hạn chế các tác hại mà phát ngôn của ông Trump gây ra, đồng thời tránh kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận của người Mỹ. Trong khi đó, những nền tảng này thường xuyên phải chịu những áp lực dữ dội yêu cầu tắt "chiếc loa kỹ thuật số" của ông Trump.
Vì sao Twitter hành động lúc này?
Phải đến khi vụ bạo loạn xảy ra trong Điện Capitol hôm 6/1 khiến 5 người thiệt mạng, các công ty công nghệ mới hiểu được rằng những phát ngôn mà Tổng thống Donald Trump đưa ra trên mạng đang thúc đẩy bạo lực trong thế giới thực. Tuy nhiên, sự kiện hôm 6/1 chưa hẳn đã là tồi tệ nhất.
Trong chưa đầy 2 tuần nữa, Tổng thống tân cử Joe Biden sẽ chính thức nhậm chức. Các công ty công nghệ đang lo sợ dưới sự ảnh hưởng của ông Trump, những người ủng hộ sẽ tiếp tục sử dụng mạng xã hội để kích động bạo lực. Trước đó, hôm 8/1, ông Trump cho biết sẽ không tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Biden vào ngày 20/1.
Các bài viết trên mạng xã hội của ông Trump có nguy cơ châm ngòi cho bạo lực.
Dù chỉ là một tuyên bố ngắn gọn, phát biểu của ông Trump có thể khiến những người ủng hộ tin rằng họ sẽ có cơ hội tập trung về Washington để biểu tình trong sự kiện sắp tới.
"Các kế hoạch tổ chức biểu tình vũ trang đã bắt đầu xuất hiện phổ biến không chỉ trong mà còn ngoài Twitter, bao gồm cả cuộc tấn công thứ 2 nhắm vào Điện Capitol cùng hàng loạt tòa nhà thủ phủ bang", Twitter thông báo trong tuyên bố khóa vĩnh viễn tài khoản của ông Trump.
"Đây là một hành động chậm trễ (ám chỉ Twitter). Nhưng điều quan trọng hơn, vấn đề này không chỉ xoay quanh một người. Đây là vấn đề của toàn bộ hệ sinh thái nơi thông tin sai lệch và sự thù ghét lan truyền mà không có bất cứ sự kiểm soát", Mark Warner, đảng viên Đảng Dân chủ trong Ủy ban Tình báo Thượng viện lên tiếng.
Theo Politico , việc khóa tài khoản của tổng thống đương nhiệm đã giải quyết được cả vấn đề lâu dài cũng như khủng hoảng tức thì cho Twitter.
Sau lệnh cấm từ nhiều nền tảng, ông Trump tuyên bố sẽ tự xây dựng mạng xã hội cho riêng mình Không lâu sau màn chia tay đầy lùm xùm với các nền tảng mạng xã hội lớn là Facebook và Twitter, Tổng thống Trump đương nhiệm tuyên bố sẽ xem xét việc tạo ra một nền tảng mới và "dân chủ" hơn. Sau khi tài khoản chính là @realDonaldTrump bị Twitter cấm vĩnh viễn, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump đã quyết...