Ông Trump lên kế hoạch rút Mỹ khỏi NATO nếu tái đắc cử?
Cựu tổng thống Mỹ tuyên bố, ông sẽ không bổ nhiệm những người “yêu thích NATO” vào chính quyền của mình nếu tái đắc cử.
Ông Donald Trump và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg sau màn chụp ảnh chung của các nhà lãnh đạo NATO ở Watford, Anh, ngày 4/12/2019. Ảnh: AP
Tạp chí Rolling Stone đưa tin, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận về việc rút nước này khỏi NATO, hoặc thu hẹp đáng kể cam kết của Mỹ với khối này, nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024.
Trích dẫn hai nguồn tin được cho là đã nghe ông đưa ra bình luận, Rolling Stone tuyên bố rằng ông Trump đã bày tỏ sự cởi mở với việc rời khỏi NATO hoàn toàn hoặc ở lại liên minh quân sự nếu các thành viên châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng và bãi bỏ Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – vốn quy định một cuộc tấn công vào một quốc gia thành viên cũng đồng nghĩa một cuộc tấn công vào tất cả 31 quốc gia.
“Khơi mào Thế chiến III” vì một số thành viên nhỏ hơn của khối là điều vô nghĩa, ông Trump đã nói với các cố vấn của mình vào giữa năm 2018, lập luận rằng hầu hết người Mỹ thậm chí còn chưa bao giờ nghe nói đến một số quốc gia này. Câu chuyện này này ủng hộ những gì cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đã nói với tờ Washington Post hồi năm ngoái rằng ông Trump đã sẵn sàng tuyên bố Mỹ rời NATO tại hội nghị thượng đỉnh năm 2018 của khối, nhưng cuối cùng đã rút lại theo lời khuyên của ông Bolton.
Video đang HOT
“Trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, tôi nghĩ ông ấy có thể rút khỏi NATO”, ông Bolton cho biết vào thời điểm đó.
Cựu cố vấn Bolton, 74 tuổi, đã nộp đơn từ chức sau khi bị ông Trump thông báo sa thải qua Twitter vào năm 2019, do những bất đồng sâu sắc giữa hai người về chính sách đối ngoại. Ông Bolton nhiều lần chỉ trích ông chủ Nhà Trắng khi đó và khuyên ông dừng tranh cử.
Trong bối cảnh xung đột đang diễn ra ở Ukraine, và các thành viên Đông Âu – Baltic của NATO kêu gọi liên minh này tăng cường viện trợ quân sự cho Kiev, cựu Tổng thống Trump đã nhiều lần cảnh báo về khả năng “Chiến tranh thế giới thứ ba” nổ ra ở châu Âu. Ông hứa, nếu tái đắc cử sẽ cắt viện trợ quân sự cho Ukraine và buộc Tổng thống nước này, ông Volodymyr Zelenzky, phải đàm phán một thỏa thuận hòa bình với Nga.
Trong một video vận động tranh cử được công bố đầu năm nay, cựu Tổng thống Mỹ đổ lỗi cuộc xung đột ở Ukraine cho “tất cả những kẻ hiếu chiến và những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa ‘Nước Mỹ cuối cùng’ ở Deep State, Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao và tổ hợp công nghiệp an ninh quốc gia” – những người mà ông nói là “bị ám ảnh với việc đẩy Ukraine về phía NATO.”
Theo nguồn tin của Rolling Stone, ông Trump đã nói rõ rằng chính quyền nhiệm kỳ thứ hai của ông sẽ không có nhân sự là “những người yêu thích NATO”.
Các nguồn tin cho biết ông Trump đã nghiên cứu một đề xuất chính sách của tác giả bảo thủ, Tiến sĩ Sumantra Maitra hồi đầu năm nay với tựa đề “Đưa Mỹ rời xa châu Âu để hướng tới một NATO tê liệt” và ông thích một số ý tưởng của nó. Trong bài báo, bà Maitra viết rằng “bộ máy quan liêu của NATO” “có xu hướng thúc đẩy các sứ mệnh vượt quá vai trò cốt lõi của NATO và đôi khi đi ngược lại lợi ích trong nước của Mỹ. Giảm thiểu triệt để bộ máy quan liêu của NATO phải là mục tiêu chính.”
“Ông ấy vẫn muốn ra đi (khỏi NATO)”, một cố vấn của ông Trump nói với tạp chí Rolling Stone. Người trợ lý này thừa nhận rằng cựu tổng thống có thể không thực sự thực hiện được mong muốn này, nhưng “muốn có một nhóm chính sách xung quanh ông ấy cứng rắn với NATO hơn rất nhiều so với bất cứ điều gì ông đã làm trong quá khứ”.
NATO lên kế hoạch mở văn phòng liên lạc ở Nhật Bản
Tờ Nikkei Asia ngày 3/5 đưa tin Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang lên kế hoạch mở văn phòng liên lạc tại Nhật Bản để phối hợp với các đồng minh trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương như Australia, Hàn Quốc và New Zealand.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại cuộc họp báo chung ở Tokyo ngày 31/1. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Nikkei Asia cho biết NATO và Nhật Bản lên kế hoạch nâng cấp hợp tác trong giải quyết mối đe dọa trên mạng, thông tin sai lệch, công nghệ mới nổi và đột phá. Tờ báo này cũng cho biết theo kế hoạch văn phòng liên lạc mới của NATO tại Tokyo sẽ mở vào năm 2024.
Đây sẽ là văn phòng liên lạc đầu tiên của NATO tại châu Á và tạo điều kiện để khối quân sự này thực hiện tham vấn định kỳ với Nhật Bản và các đối tác quan trọng như Australia.
Nikkei Asia nhấn mạnh các quan chức Nhật Bản và NATO đã xác nhận vè kế hoạch này. Đại sứ Đan Mạch tại Nhật Bản Peter Taksoe-Jensen nhận đỉnh với tờ Nikkei Asia rằng đề xuất về văn phòng liên lạc mới của NATO "sẽ là một cách rất rõ ràng, thực tế để củng cố quan hệ giữa Nhật Bản và NATO".
NATO từng cam kết "tăng cường đối thoại và hợp tác với đối tác mới và hiện có ở Ấn Độ - Thái Bình Dương để giải quyết các thách thức xuyên khu vực và chia sẻ lợi ích an ninh".
Tháng 6/2022, phát biểu tại Tây Ban Nha với tư cách là nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản tham dự một Hội nghị thượng đỉnh của NATO, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết Tokyo muốn nâng cấp quan hệ đối tác với khối quân sự này để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh mạng và biển. Hai bên cũng chia sẻ quan điểm rằng an ninh của châu Âu và an ninh của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là không thể tách rời.
Trong hội đàm giữa Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại thủ đô Tokyo ngày 31/1, hai bên đã nhất trí nâng tầm quan hệ hợp tác về an ninh trong tình hình mới.
Bốn kịch bản có thể đẩy giá dầu leo thang Các kịch bản có thể đẩy giá dầu tăng cao bao gồm sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine hoặc tình trạng đầu tư hạn chế dẫn đến giảm nguồn cung. Giá dầu ở mức 200 USD/thùng vẫn là một khả năng, mặc dù khó có thể xảy ra. Ảnh: Eurasia Theo mạng tin năng lượng Oilprice.com, các thương...