Ông Trump không được miễn trừ trong vụ án hình sự tại Washington D.C?
Các công tố viên kiến nghị với tòa án về việc bác bỏ khiếu nại của cựu Tổng thống Trump liên quan quyền miễn trừ truy tố.
Ông Trump trong phiên tòa tại New York hôm 18.10. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 20.10 đưa tin các công tố viên liên bang Mỹ cho rằng cựu Tổng thống Donald Trump không được miễn trừ việc bị truy tố hình sự liên quan nỗ lực lật đổ kết quả bầu cử năm 2020, sau khi ông kiến nghị hủy vụ án.
“Không có điều khoản hiến pháp hoặc thực tiễn lịch sử nào ủng hộ việc trao quyền miễn trừ tuyệt đối khỏi truy tố hình sự đối với một cựu tổng thống”, theo các công tố viên tại Washington D.C viết trong hồ sơ chuyển đến tòa án.
Ông Trump, ứng cử viên hàng đầu cho vị trí đại diện đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2024, đã tuyên bố trong hồ sơ pháp lý rằng ông có quyền miễn trừ khỏi các cáo buộc hình sự đối với những hành động mà ông đã thực hiện khi giữ chức tổng thống từ năm 2017-2021.
Cựu Tổng thống Trump hầu tòa trong vụ kiện “đánh vào túi tiền”
Hồi tháng 8, ông bị công tố viên đặc biệt Jack Smith truy tố về 4 trọng tội liên quan nỗ lực can thiệp vào việc đếm phiếu bầu và ngăn chặn việc chứng nhận kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, khi ông thất cử trước Tổng thống Joe Biden thuộc đảng Dân chủ.
Trong đơn nộp lên tòa ngày 5.10, các luật sư của ông Trump nói rằng cựu tổng thống không thể bị truy tố về những nỗ lực nhằm đảm bảo “sự toàn vẹn của bầu cử” vì đó là “trọng tâm trong trách nhiệm chính thức của ông với tư cách là tổng thống”.
Ông Trump đối diện với 2 cáo buộc hình sự tại Washington D.C và bang Georgia về nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử. Ngoài ra, ông còn đối diện cáo buộc hình sự việc xử lý các tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng và một cáo buộc hình sự khác liên quan nghi vấn trả tiền cho một ngôi sao khiêu dâm.
Ngoài ra, ông còn đối diện vụ án dân sự tại bang New York hiện đang xét xử các cáo buộc ông cùng 2 con trai và Tập đoàn Trump Organization khai khống giá trị tài sản để hưởng lợi về bảo hiểm và vay tiền.
Trong vụ việc tại Georgia, AFP ngày 20.10 đưa tin một cựu luật sư của ông Trump là bà Sidney Powell vừa thỏa thuận nhận tội. Luật sư này nằm trong 19 người bị truy tố hồi tháng 8, trong đó có ông Trump.
Chỉ vài ngày trước khi bị xét xử tại Atlanta (Georgia), luật sư này bất ngờ thỏa thuận nhận tội với các công tố viên hạt Fulton. Theo đó, bà Powell thừa nhận phạm 6 tội nhẹ về âm mưu can thiệp vào lực lượng thực thi công vụ về bầu cử và bị tuyên 6 năm tù treo bởi thẩm phán Scott McAfee.
Ông Trump bác bỏ mọi cáo buộc nhằm vào mình trong tất cả 4 vụ án hình sự. Tuy nhiên, việc bà Powell nhận tội và đồng ý hợp tác với các công tố viên có thể có ảnh hưởng lớn đến cựu tổng thống, theo giáo sư luật Carl Tobias tại Đại học Richmond (Mỹ).
Một quyết định nguy hiểm
Chính phủ Mỹ ngày 7/7 (giờ địa phương) tuyên bố sẽ chuyển giao đạn cải tiến thông thường có mục đích kép (DPICM) cho Ukraine trong gói viện trợ quân sự mới trị giá 800 triệu USD.
Quyết định của Washington được cho là có thể sẽ gây ra sự phẫn nộ từ một số đồng minh và các nhóm nhân đạo vốn phản đối việc sử dụng loại vũ khí nêu trên.
Giải thích cho quyết định trên, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, nguyên nhân Washington cung cấp bom chùm cho lực lượng vũ trang Ukraine là vì nước này "không còn đủ đạn dược" để chống lại Quân đội Nga. Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách Colin Kahl cho biết quyết định này bị ảnh hưởng bởi "tính cấp bách của thời điểm hiện tại".
Các phần của bom chùm được trưng bày gần khu trại của Liên hợp quốc ở Tibnin, Lebanon, năm 2007. Ảnh: Getty Images
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng, người Ukraine có đủ pháo để tiếp tục chiến đấu trong bối cảnh tiến hành cuộc phản công hiện nay, và cũng bởi vì mọi thứ đang diễn ra chậm hơn một chút so với mong đợi", ông nói và thừa nhận Nga đã thiết lập hệ thống phòng thủ hiệu quả, có lẽ thành công hơn những gì đã được đánh giá.
Quan chức quốc phòng Mỹ cũng cho rằng, bom chùm sẽ đóng vai trò là "cầu nối" cho đến khi Washington và các đồng minh có thể tăng cường sản xuất đạn pháo 155mm thông thường cho Kiev. Về phần mình, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan thừa nhận: "Chúng tôi nhận ra rằng bom chùm có nguy cơ gây hại cho dân thường từ vật liệu chưa phát nổ. Đây là lý do tại sao chúng tôi vẫn luôn trì hoãn quyết định này càng lâu càng tốt".
Tuy nhiên, ông tuyên bố "vẫn có nguy cơ thiệt hại lớn cho dân thường lớn tới từ việc quân đội và xe tăng Nga tấn công các vị trí của Ukraine và chiếm giữ thêm lãnh thổ vì Ukraine không có đủ pháo binh". Ngoài ra, ông khẳng định, chính phủ Ukraine "đã đảm bảo bằng văn bản rằng họ sẽ sử dụng bom chùm một cách rất cẩn thận" để giảm thiểu rủi ro cho dân thường. Do đó, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã nhất trí với quyết định trên.
Các nhóm nhân quyền và Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ lo ngại với quyết định của Washington. Phó Phát ngôn viên của Tổng Thư ký LHQ, ông Farhan Haq 7/7 cho biết, Tổng Thư ký Antonio Guterres không muốn chứng kiến việc tiếp tục sử dụng bom chùm.
Ông cho hay: "Tổng Thư ký ủng hộ Công ước cấm sử dụng bom chùm có tên là Convention on Cluster Munitions (CCM) đã được thông qua cách đây 15 năm và ông muốn các nước tuân thủ điều khoản của công ước này. Bởi vậy, ông ấy không muốn tiếp tục sử dụng bom, đạn chùm trên chiến trường".
Tổ chức Ân xá quốc tế nhấn mạnh, chính quyền của Tổng thống Joe Biden "phải hiểu rằng bất kỳ quyết định nào cho phép sử dụng rộng rãi bom chùm trong cuộc chiến này sẽ có khả năng dẫn đến một kết quả có thể đoán trước: Cái chết của thường dân". Người trong cuộc Nga thì cho rằng, quyết định gửi bom chùm trong đợt viện trợ quân sự mới nhất cho Ukraine của Mỹ đồng nghĩa với việc thừa nhận thất bại và là một nỗ lực trong tuyệt vọng để ngăn chặn thất bại.
Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov lưu ý, Washington đang tiếp tục gia tăng nguy cơ trong cuộc xung đột, đồng thời cho hay động thái của Mỹ "thực sự vượt quá tiêu chuẩn, đưa nhân loại đến gần hơn với một cuộc chiến tranh thế giới mới". Ông nhấn mạnh: "Giờ đây, do lỗi của Mỹ, sẽ có nguy cơ trong nhiều năm nữa những thường dân vô tội vẫn sẽ bị thương bởi bom, đạn".
Ngay tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden cũng phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ chính đảng Dân chủ. Nữ nghị sĩ Ilhan Omar, người sẽ đồng chủ trì quy trình sửa đổi Đạo luật Ủy quyền quốc phòng cấm bán bom, đạn chùm, cho biết: "Chúng ta phải rõ ràng: Nếu Mỹ muốn trở thành người đi đầu về nhân quyền quốc tế, chúng ta không được phép tham gia vào các vi phạm nhân quyền... Trên thực tế, những nạn nhân vô tội của bom, đạn chùm hầu như chỉ có dân thường Ukraine. Thay vì xử lý bom, đạn chùm, chúng ta nên làm mọi thứ trong khả năng của mình để chấm dứt sử dụng chúng".
Nữ nghị sĩ Betty McCollum của bang Minnesota mô tả động thái này là "không cần thiết và là một sai lầm", đồng thời nói thêm rằng: "Những vũ khí này cần bị loại bỏ khỏi kho dự trữ của chúng ta, không phải để đưa tới Ukraine".
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Ban Quản lý Liên minh Chiến dịch Quốc tế Cấm Mìn và Bom chùm Paul Hannon cho biết: "Quyết định chuyển giao bom, đạn chùm của chính quyền Mỹ sẽ góp phần gây ra thương vong khủng khiếp cho dân thường Ukraine cả ngay lập tức và trong nhiều năm tới. Việc sử dụng bom, đạn chùm đang làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm nặng nề ở Ukraine do chất nổ còn sót lại và bom mìn".
DPICM là những hộp chứa hàng chục đến hàng trăm quả bom nhỏ. Các hộp có thể được thả từ máy bay, phóng từ tên lửa hoặc bắn từ pháo, hải pháo hoặc bệ phóng tên lửa. Các hộp bom sẽ bung ra ở độ cao nhất định, tùy thuộc vào khu vực của mục tiêu và các quả bom nhỏ bên trong sẽ bắn ra khu vực đó.
Chúng có chung một bộ đếm thời gian để phát nổ gần hoặc trên mặt đất, phát tán các mảnh đạn để tiêu diệt binh sĩ đối phương hoặc các phương tiện bọc thép như xe tăng. Ngoài ra, khoảng 10% - 40% quả đạn trong bom chùm không phát nổ, theo Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế. Những quả bom chưa nổ sau đó có thể bị kích nổ bởi hoạt động dân sự diễn ra sau đó nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập niên.
"Đạn dược chùm vẫn là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất thế giới. Chúng giết người và gây tàn tật bừa bãi, gây ra đau khổ tràn lan cho con người", Phó Chủ tịch Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế Gilles Carbonnier cho biết và nhấn mạnh rằng: "Bất kỳ việc sử dụng bom, đạn chùm nào, ở bất cứ đâu, bởi bất kỳ ai, đều phải bị lên án".
Theo Liên minh Bom, đạn chùm (CMC), loại vũ khí này đã được sử dụng từ Thế chiến II và trong hơn 30 cuộc xung đột kể từ đó. Liên minh này cho biết, lần gần đây nhất Mỹ sử dụng bom chùm là ở Iraq từ năm 2003 đến năm 2006. Các lực lượng Mỹ bắt đầu loại bỏ loại đạn dược này vào năm 2016 vì mối nguy hiểm mà chúng gây ra cho dân thường.
Trên 120 quốc gia đã tham gia Công ước CCM, coi sử dụng loại vũ khí này là vô nhân đạo và bừa bãi, phần lớn là do tỷ lệ không nổ cao khiến các khu vực tràn ngập bom, đạn con chưa nổ và gây nguy hiểm cho cả quân đội và dân thường trong nhiều thập niên sau khi xung đột kết thúc. Mỹ, Ukraine và Nga không phải là các bên tham gia công ước trên.
Tám trong số 31 thành viên của NATO đã không phê chuẩn công ước cấm bom chùm. Bà Mary Wareham thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết: "Thật thất vọng khi chứng kiến tiêu chuẩn 1% bom chùm chưa nổ đã được thiết lập từ lâu bị hủy bỏ vì điều này sẽ dẫn đến nhiều vụ nổ hơn, đồng nghĩa với mối đe dọa thậm chí còn lớn hơn đối với dân thường".
Tỷ lệ không nổ là vấn đề quan trọng cả về mặt đạo đức và pháp lý để cung cấp vũ khí này. Ngoài nguy cơ dân thường nhặt phải những quả bom chưa nổ rất lâu sau cuộc chiến, bom chùm còn có thể gây nguy hiểm tức thời hơn cho lực lượng triển khai chúng.
Một cựu sĩ quan pháo binh của Lục quân Mỹ nói: "Chắc chắn có rất nhiều rủi ro chiến thuật khi sử dụng các loại vũ khí này. Nó hạn chế khả năng cơ động nhanh chóng bởi vì phải dọn sạch một đống vật liệu chưa nổ. Vũ khí này sẽ làm chậm bước tiến".
Mỹ "bật đèn xanh" cho một quốc gia gia nhập NATO Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 5/7 (giờ địa phương) cho biết, ông "rất mong chờ" việc Thụy Điển gia nhập NATO, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đến Washington, Al Jazeera đưa tin. "Tôi muốn nhắc lại: Mỹ hoàn toàn ủng hộ việc Thụy Điển trở thành thành viên của NATO. Điểm mấu chốt rất đơn giản, Thụy...