Ông Trump cân nhắc chuyển người nhập cư tới thành phố trú ẩn
Như một nỗ lực trả đũa Đảng Dân chủ, Tổng thống Trump hôm 12-4 cho biết ông đang cân nhắc chuyển người nhập cư tới các thành phố trú ẩn, trang NBC News đưa tin.
“Chúng tôi sẽ chuyển hết dân di cư về các thành phố trú ẩn và để những nơi đó đảm nhiệm việc chăm lo cho những công dân này. Họ nói rằng họ luôn mở rộng vòng tay, để xem họ có thực sự làm vậy không”, ông Trump nói.
Ông cũng cho biết ông sẽ gửi thêm quân đội tới biên giới. Những động thái này của ông Trump được cho là để trả đũa Đảng Dân chủ vì đã ngăn chặn nỗ lực thay đổi luật nhập cư của ông.
Tổng thống Donald Trump đang xem xét việc chuyển người nhập cư tới các thành phố ủng hộ Đảng Dân chủ. Ảnh: REUTERS
Theo 1 cựu quan chức Bộ an ninh nội địa Mỹ, kế hoạch chuyển người nhập cư đã bị bác bỏ trước đó. Một quan chức Nhà Trắng khẳng định chính quyền Trump không hề gây áp lực cho Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan (ICE) để thực hiện kế hoạch này, mà chỉ đơn giản là đưa ra đề xuất. Theo đó, ý tưởng chuyển người di cư tới các thành phố trú ẩn sẽ giúp tiết kiệm không gian cho các nhà tù. Đề xuất được nêu ra 2 lần và đều bị ICE từ chối vì bất khả thi.
“Đảng Dân chủ nên hợp tác với Chính quyền để khi những người di cư bất hợp pháp được thả, họ sẽ hoà nhập với cộng đồng tại địa phận của Đảng này”, Hogan Gidley – Phó thư ký báo chí của Nhà Trắng phát biểu.
Thành phố trú ẩn là thuật ngữ chỉ các thành phố tại Hoa Kỳ có chính sách bảo vệ người nhập cư không giấy tờ bằng cách không truy tố họ vi phạm luật nhập cảnh liên bang. Các thành phố trú ẩn ủng hộ Đảng Dân chủ. Ông Trump từng chỉ trích Đảng này “đang biến cả nước Mỹ thành 1 nơi chứa chấp tội phạm bạo lực”.
Video đang HOT
UYÊN LÊ
Theo PLO
Nhiều nhân sự cấp cao ra đi sau "cơn thịnh nộ" của Tổng thống Trump
Kể từ khi thành lập năm 2002, Bộ An ninh Nội địa Mỹ chưa từng phải chịu sự hỗn loạn nhân sự cấp cao nào lớn như dưới thời Tổng thống Trump.
Theo CNN, kể từ khi Bộ An ninh Nội địa (DHS), được thành lập ngày 25/11/2002, các đời tổng thống Mỹ luôn coi sự ổn định tại DHS là ưu tiên hàng đầu với an ninh quốc gia cũng như các nỗ lực chống khủng bố và rộng hơn là sự bình yên của nước Mỹ.
Với hơn 20 cục và cơ quan dưới cục, DHS chịu trách nhiệm giám sát hệ thống nhập cư, không gian mạng, biên giới trên bộ và trên biển, cũng như ứng phó với thiên tai và bảo vệ quan chức.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump gần đây ngày càng giận dữ với việc DHS không thể giảm bớt lượng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, khiến một trong những cam kết tranh cử quan trọng nhất của ông có nguy cơ thất bại.
Nhiều quan chức chính quyền cho biết, ông Trump đang hướng nỗi bực tức của mình vào toàn bộ ban lãnh đạo của DHS và muốn một cuộc "tảo thanh" toàn diện.
Ông Trump đang hướng nỗi bực tức của mình vào toàn bộ ban lãnh đạo của DHS
Đúng như dự đoán, Nhà Trắng hôm 8/4 thông báo Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ (USSS) Randolph "Tex" Alles sẽ rời chức vụ và James Murray, một đặc vụ kỳ cựu của USSS, sẽ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cơ quan này vào tháng sau.
Thông báo cho hay, "Giám đốc Cơ quan Mật vụ Mỹ Randolph 'Tex' Alles đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại cơ quan này trong hai năm và Tổng thống rất biết ơn sự phụng sự của ông cho đất nước hơn 40 năm qua".
Ông Alles từng là lãnh đạo Lực lượng Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ. Ông phục vụ trong lực lượng Thủy quân lục chiến 35 năm trước khi nghỉ hưu vào năm 2011. Thông báo sa thải Alles được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen từ chức sau cuộc gặp tại Nhà Trắng với Tổng thống Trump.
Được biết, bà Nielsen sẽ rời nhiệm sở vào ngày 10/4, khi Kevin McAleenan, cục trưởng Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ, tới nhậm chức quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa. Việc thuyên chuyển công tác của McAleenan khiến Cục Hải quan và Biên phòng, cơ quan hành pháp lớn nhất của Mỹ, bị trống ghế điều hành.
Nhiều tháng gần đây, ông Trump đã cảm thấy khó chịu với bà Nielsen, dù ông thỉnh thoảng vẫn khen ngợi bà nếu mọi việc tiến triển tốt. Cách đây hai tuần, ông Trump bày tỏ ý định đóng cửa biên giới, nhưng Nielsen và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã ra sức can ngăn.
Khi nhận được tin vào tuần trước rằng hơn 103.000 người nhập cư đã tới biên giới Mexico trong tháng 3, mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, Trump đã nổi giận. Ông cũng tức giận khi nhận thấy Nielsen và các quan chức DHS không đóng cửa biên giới và thay đổi quy định để nhanh chóng ngăn cản người nhập cư kéo tới Mỹ xin tị nạn.
Điều khiến ông Trump tức giận hơn với chính sách nhập cư của DHS chính là phán quyết của một thẩm phán liên bang ở California hôm 8/4 chặn chương trình thử nghiệm "Ở lại Mexico", trong đó chính phủ Mỹ sẽ đẩy trả hàng trăm người nhập cư trái phép trở lại Mexico trong lúc đơn xin tị nạn của họ được xử lý.
Ngay sau sự bực tức đó của Tổng thống Trump là sự ra đi của Alles. Giới quan sát cho rằng, đây là động thái mới nhất của Tổng thống Trump trong cuộc "thanh trừng" Bộ An ninh Nội địa, đơn vị chủ quản USSS. USSS là nơi chịu trách nhiệm bảo vệ cho Tổng thống, Phó tổng thống, cựu tổng thống, các quan chức hàng đầu của Mỹ cũng như nguyên thủ nước ngoài công du Mỹ.
Ông Alles là người mới nhất trong danh sách hàng loạt các quan chức bị sa thải hoặc từ chức trong chính quyền Trump. Hiên, Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra lý do cho việc sa thải ông Alles.
Sự ra đi của Alles đã khiến các quan chức cấp cao tại bộ này hoang mang về số phận của họ, nhiều người được dự báo là sẽ sớm "nối gót" trong cuộc thanh trừng chưa có dấu hiệu dừng lại.
Giờ đây, không khí bất an lan ra cả Cục Quản lý Tình trạng khẩn cấp Liên bang (FEMA), cơ quan đang trống ghế lãnh đạo sau khi Giám đốc William "Brock" Long ra đi hồi tháng 2.
Các quan chức giấu tên của DHS dự đoán, Giám đốc Sở Di trú và Công dân Mỹ L.Francis Cissna cùng Trưởng phòng Pháp chế John Mitnick sẽ là những người tiếp theo bị sa thải.
Các trợ lý Nhà Trắng cho hay, Stephen Miller - cố vấn cấp cao của Trump, là một trong những tiếng nói hàng đầu trong việc hối thúc Tổng thống Trump "tảo thanh" DHS, đã khuyến khích ông Trump nhắm tới toàn bộ ban lãnh đạo của bộ này chứ không phải chỉ những cục chịu trách nhiệm về chính sách nhập cư hay bảo vệ biên giới.
Thượng nghị sĩ Ron Johnson, Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Chính phủ và An ninh Nội địa của Thượng viện cho rằng, cuộc khủng hoảng biên giới do dòng người di cư lớn nhất trong nhiều thập kỷ tạo ra đang trở nên phức tạp hơn với việc quá nhiều lãnh đạo của DHS liên tiếp ra đi trong thời gian ngắn.
Trong khi đó, các quan chức đương nhiệm và về hưu của DHS nói rằng không tổng thống Mỹ nào trước ông Trump đưa các cơ quan an ninh của đất nước vào tình cảnh hỗn loạn như vậy.
Theo Congly
Tòa án Mỹ chặn chính sách di cư của chính phủ Ngày 9-4, hãng Reuters đưa tin, thẩm phán Richard Seeborg tại Tòa án San Francisco đã ra phán quyết ngăn chặn chính sách đưa trả người tị nạn về Mexico trong thời gian chờ giải quyết đơn xin tị nạn với lý do Bộ An ninh nội địa Mỹ đã hành động vượt quá quyền hạn cho phép. Người di cư đổ về...