Ông Trump bị điều tra: Còn vởn đục mà như trắng án
Cuộc điều tra này như một bản án treo lơ lửng trên số phận chính trị của ông Trump chờ đến ngày án được thi hành
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ở nước Mỹ, tổng thống Donald Trump chẳng khác gì được khôi phục danh dự và uy tín khi báo cáo kết quả điều tra suốt hai năm qua của điều tra viên đặc biệt Robert Mueller xác nhận cá nhân ông Trump, thân nhân gia đình ông Trump và cộng sự của ông Trump không hợp tác hay thoả thuận ngầm với phía Nga để giúp ông Trump đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ hồi đầu tháng 11.2016. Ông Trump luôn quả quyết như thế và kết luận điều tra như thế thì đâu có khác gì chính thức xác nhận những quả quyết của ông Trump.
Cuộc điều tra này như một bản án treo lơ lửng trên số phận chính trị của ông Trump chờ đến ngày án được thi hành. Bây giờ, kết luận điều tra như thế giống như phán quyết là ông Trump đã trắng án. Nhưng có hai điều khiến cho tuyên án như thế không được hoàn toàn trắng mà vẫn còn bị chút vởn đục. Thứ nhất là việc toàn văn báo cáo của ông Mueller không được công bố công khai, thậm chí còn không được gửi đến cho các vị dân biểu trong lưỡng viện lập pháp.
Họ chỉ được tiếp cận nội dung bản báo cáo này thông qua một bức thư dài 4 trang của bộ trưởng tư pháp William Barr thông báo về nội dung báo cáo kết quả điều tra. Cách làm như thế tạo cảm nhận là vẫn có những khuất tất bị tìm cách che dấu, có những rủi ro nào đấy đối với ông Trump vẫn được nỗ lực che đậy. Thứ hai, ông Mueller không xác nhận nhưng cũng không phủ nhận mà để cho ông Barr tự quyết định đánh giá ông Trump đã cản trở hay không cản trở công chuyện điều tra của phía tư pháp khi sa thải giám đốc Cục điều tra liên bang ( FBI) James Comey.
Dù vẫn còn bị vởn đục như thế, đối với ông Trump trong thực chất vẫn có thể được coi là trắng án vì hiểm hoạ lớn nhất và tiềm tàng nhất đối với vị thế quyền lực hiện tại của ông Trump đã bị triệt tiêu. Nói theo cách khác, ông Trump từ nay không còn phải lo ngại, thậm chí cả để tâm, đến nguy cơ bị phế truất vì chuyện này nữa mà có thể tập trung vào việc tiếp tục cầm quyền và vận động tranh cử tổng thống lần tới.
Video đang HOT
Từ nay, ông Trump có thể tự tin và vững tin hơn trong cầm quyền và kiểm soát Đảng Cộng hoà cũng như trong đấu tranh quyền lực với Đảng Dân chủ, sẽ mạnh bạo và quyết liệt hơn trong việc thực thi những định hướng và biện pháp chính sách mà lâu nay bị cản trở hay chống phá bởi Đảng Dân chủ hay bộ phận nào đấy trong Đảng Cộng hoà. Ông Trump sẽ không thay đổi cả nội dung đường lối chính sách lẫn phương cách cầm quyền như đã biểu lộ cho tới nay mà sẽ còn kiên định và thậm chí cả cực đoan hơn trước.
Bị thua nặng nhất trong chuyện này là Đảng Dân chủ Mỹ. Cho tới nay, đảng này đặt kỳ vọng ở cuộc điều tra của ông Mueller là kết quả điều tra nếu không đủ để ông Trump bị phế truất thì cũng sẽ làm cho người này lụi bại về chính trị, thanh danh và mức độ đáng được tin cậy đến mức không thể còn có được cơ may tiếp tục cầm quyền nhiệm kỳ thứ hai. Bây giờ, Đảng Dân chủ Mỹ chỉ còn có thể vớt vát được cơ may ấy khi đấu tranh quyền lực với ông Trump bằng ganh đua và cọ sát nội dung chính sách chứ không bằng tận dụng các tai tiếng và bê bối của đối thủ chính trị.
Về đối ngoại, việc Trump thoát khỏi những cáo buộc tác động trước hết và nhiều nhất tới mối quan hệ của Mỹ với Nga. Trong chuyện này, ông Trump trắng án đồng nghĩa với việc xác nhận những cáo buộc Nga là không có cơ sở và Nga đã đúng khi bác bỏ những cáo buộc ấy. Ông Trump giờ thuận lợi hơn trước rất nhiều trong việc chủ động xử lý quan hệ của Mỹ với Nga, bất kể theo chiều hướng nào. EU không tránh khỏi bị tổn hại thể diện và uy danh nhất định khi báo cáo kia xác nhận “Nga đúng và mọi cáo buộc đều vô cớ”.
Bây giờ, cho dù làm găng thêm hay thân thiện nữa với Nga thì ông Trump đều sẽ được nhìn nhận ở Mỹ theo hướng tác động của khẩu hiệu “Nước Mỹ trước hết” và tình ngay lý ngay chứ không còn bị lý ngay tình gian như trước nữa. Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga tới đây không phải nhờ đó mà tự khắc sẽ được cải thiện, nhưng nó có được tiền đề và điểm xuất phát thuận lợi mới để có thể nhanh chóng được cải thiện mà chưa cần biến đổi gì thì cũng đã rất có lợi cho ông Trump trong việc tiếp tục cầm quyền và hướng tới giành thêm một nhiệm kỳ cầm quyền nữa ở nước Mỹ.
Theo Danviet
Mối nguy chủ nghĩa thượng tôn da trắng đang trỗi dậy
Vụ xả súng vào hai thánh đường Hồi giáo tại New Zealand khiến sự chú ý tập trung vào chủ nghĩa thượng tôn da trắng đang trỗi dậy tại Mỹ - nơi các đối tượng cực hữu đã thực hiện không ít hành động bạo lực.
Một cuộc biểu tình chống chủ nghĩa thượng tôn da trắng tại Mỹ năm 2017 - Ảnh: CBS
Nhưng cựu đặc vụ Cục Điều tra liên bang (FBI) Ali H. Soufan lại cho biết: "Chính phủ Mỹ và cộng đồng tình báo vẫn chưa công nhận chủ nghĩa thượng tôn da trắng như một mạng lưới khủng bố lan rộng ở nhiều quốc gia phương Tây".
Theo nhà báo Nate Thayer chuyên nghiên cứu chủ nghĩa thượng tôn da trắng, kẻ xả súng thánh đường tại New Zealand có liên kết chặt chẽ với phong trào tân phát xít. Ông cảnh báo: "Còn hàng trăm đối tượng tương tự. Chúng có vũ trang, cực đoan, hoạt động đơn độc và liên lạc với nhau qua phương tiện truyền thông xã hội".
Nghi phạm xả súng thánh đường hôm 15.3 Brenton Tarrant dùng tay phải ra dấu hiệu "thượng tôn da trắng" tại tòa - Ảnh: Reuters
Trước câu hỏi liệu những cá nhân theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng có phải mối đe dọa ngày càng lớn trên toàn thế giới hay không, Tổng thống Donald Trump trả lời: "Tôi xem họ là một nhóm nhỏ gặp vài vấn đề nghiêm trọng".
Con số thống kê lại không cho thấy như vậy. Giám đốc điều hành Liên đoàn Chống phỉ báng (ADL) Jonathan Greenblatt lưu ý rằng những phần tử cánh hữu chịu trách nhiệm cho hơn 70% của 427 vụ giết người có yếu tố cực đoan trong giai đoạn 2009- 2018 trên nước Mỹ, vượt xa số vụ do đối tượng cánh tả hay cực đoan Hồi giáo gây ra.
Vào tháng 10.2018 vừa xảy ra vụ tấn công giáo đường Do Thái ở thành phố Pittsburgh (bang Pennsylvania) khiến 11 người thiệt mạng. Kẻ gây án theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng.
FBI cũng trong tháng này bắt giữ 4 thành viên một nhóm suy tôn da trắng với cáo buộc tấn công người có quan điểm khác biệt khi tham gia các cuộc biểu tình.
Tháng 2 năm nay, FBI bắt thêm trung úy Christopher Hasson thuộc lực lượng tuần duyên Mỹ. Hasson muốn xây dựng "đất nước cho người da trắng" nên mua nhiều vũ khí, lên kế hoạch sát hại chính trị gia đảng Dân chủ, nhà báo và dân thường.
Brenton Tarrant - nghi phạm vụ xả súng thánh đường hôm 15.3 - cũng thể hiện tư tưởng tương tự qua "bản tuyên ngôn" mà cá nhân này đăng lên mạng xã hội cũng như gửi cho Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern trước lúc gây án. Đối tượng than phiền về tình trạng nhập cư ồ ạt, cảnh báo về nguy cơ chủng tộc - văn hóa châu Âu bị thay thế.
Trên khẩu súng của mình, Tarrant vẽ ký hiệu phổ biến của các nhóm tân phát xít và suy tôn da trắng.
"Kẻ xả súng tại New Zealand gắn liền với âm mưu do nhóm tân phát xít khởi xướng, phát động nhiều cuộc tấn công kiểu như vậy. Họ hoan nghênh và biết rằng chuyện này sẽ lặp lại", nhà báo Thayer khuyến cáo.
Theo Motthegioi.vn
Cẩm Bình (theo Straits Times)
CNN: Bà Clinton "thua toàn tập" nếu tái tranh cử tổng thống Đài CNN vừa qua đã có bài phân tích khẳng định cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton không hề có mảy may khả năng giành chiến thắng nếu tái tranh cử tổng thống vào năm 2020. Viết bài trên báo Wall Street Journal gần đây, 2 cựu cố vấn của bà là Mark Penn và Andrew Stein đã kêu gọi mọi người hãy...