Ông Tám Ý xứ dừa và 40 năm bảo bọc học trò nghèo
Có lúc tiền trợ cấp thương binh và huê lợi từ vườn dừa không đủ lo cho các cháu, ông vay mượn vàng của người thân bán lấy tiền chu cấp rồi miệt mài lao động để trả lại.
Trung tuần tháng 7, chúng tôi về Mỹ Sơn Đông (xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Hỏi thăm đường đến nhà thương binh Lê Văn Ý, bà con nhiệt tình: “Ở cái xã này ai mà hổng biết ông Ý. Ổng thứ tám, ở đây kêu ông Tám Ý hông à. Nhờ ổng mà mấy đứa nhỏ nghèo có điều kiện học hành, có đứa học lên tiến sĩ”.
Đến nơi mới biết căn nhà ông Tám Ý đang ở là nhà tình nghĩa. Còn ông – chủ nhân ngôi nhà, dẫu 86 tuổi, mang trong người thương tật trên 80% và một phần cơ thể đã gửi lại chiến trường thời chống Mỹ, vẫn rắn rỏi, nhanh nhẹn.
Nhờ ông, hàng chục trò nghèo thành cử nhân, tiến sĩ
Ông Tám Ý kể ông mồ côi cha từ lúc bốn tuổi, gia đình đông anh em, cuộc sống nghèo khó, học hết lớp 2 đã phải nghỉ học để lo bươn chải mưu sinh. Lớn lên ông tình nguyện tham gia cách mạng, hai lần bị đạn pháo nổ trúng khiến ông bị thương cụt mất một chân, một tay, mù một mắt cùng nhiều vết thương khác trên cơ thể.
Ngày thống nhất đất nước, trở về quê, ông Ý quyết định ở vậy cả đời, không lấy vợ. Ngày ngày ông cặm cụi lo chăm sóc vườn dừa và âm thầm giúp đỡ nhiều thế hệ học trò nghèo được đến lớp, ăn học thành tài.
Ông Ý chia sẻ khi tham gia cách mạng và trở về với đời thường, ông vẫn nhớ câu nói của Bác Hồ là phải diệt ba loại giặc, đó là “giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt”.
“Tôi xét thấy bản thân mình sinh ra và lớn lên trong chiến tranh, không có điều kiện học hành đến nơi đến chốn, dốt chữ nên trong đời sống hằng ngày còn nhiều thua thiệt, thất bại. Ngày nay, xã có trường có lớp, có thầy nhưng vì hoàn cảnh nghèo mà một số em nhỏ phải bỏ lỡ việc học giữa chừng thì tiếc quá” – ông Ý tâm tình.
Ông kể lần đầu tiên vào năm 1978, ông đến từng nhà vận động, thuyết phục tám em học sinh bỏ học trở lại lớp. Vừa vận động, ông vừa hỗ trợ tiền bạc mua tập sách, đóng học phí cho các em được tiếp tục đến trường, có gia đình ông còn hỗ trợ gạo cho các em ăn học.
Trong tám học sinh được ông giúp đỡ đầu tiên có bốn em học xong đại học (ĐH), bốn em học hết cấp 3. Trong số đó có nhiều người đỗ đạt thành tài, như anh Nguyễn Văn Ẩn tốt nghiệp ĐH Bách khoa TP.HCM, đang công tác trong ngành xây dựng; anh Bùi Minh Long tốt nghiệp ĐH Kinh tế TP.HCM, đang làm việc tại một ngân hàng ở TP.HCM.
Hay anh Nguyễn Văn Tài tốt nghiệp ĐH ngành cơ khí, nay cũng đã học xong chương trình thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài. Hiện anh Tài là giảng viên Trường ĐH Cần Thơ.
Video đang HOT
Ông Ý có một ước nguyện cuối đời là được hiến xác cho nghiên cứu y khoa nhằm đáp lại ân tình ngành y đã cứu sống ông trong cơn thập tử nhất sinh. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Từ chối được giúp đỡ, nguyện hiến xác cho y khoa
Ông Ý chia sẻ tiền trợ cấp thương binh và huê lợi từ vườn dừa không đủ lo cho các em học hành cùng lúc. Những lúc đó, ông phải đi mượn vàng của người thân bán lấy tiền chu cấp cho các em ăn học. Mỗi năm đến kỳ các em nghỉ hè thì ông đỡ vất vả hơn và chỉ lo việc trả nợ. Cứ như vậy, hết năm học này đến năm học khác ông lại lo cho nhiều thế hệ học trò nghèo có điều kiện đến lớp.
Năm 2004, ông nhận nuôi tiếp 21 em học sinh, trong số này có chín em được ông Ý trợ cấp thường xuyên. Trong đó có Phạm Thị Ngọc Hân học ĐH Cần Thơ và Nguyễn Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp ngành thủy sản tại một trường ĐH ở TP.HCM. Hay Lê Quốc Bảo đang học năm ba Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tại TP.HCM.
Chính sự hy sinh, giúp đỡ hết mình mà nhiều thế hệ học trò được ông Ý giúp đỡ dù không phải con cháu hay bà con họ hàng nhưng vẫn gọi ông là “ông nội”, “ông ngoại”, “ông Tám” hết sức trìu mến. “Nhiều cháu nay đã thành đạt, do công việc bận rộn, lâu lâu các cháu về quê có ghé thăm tôi. Tôi coi như con cháu trong nhà và lấy đó làm niềm vui, an ủi tuổi già” – ông Ý tâm sự.
Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Tài (công tác tại ĐH Cần Thơ) chia sẻ: “Ông Tám đã hỗ trợ mình trong thời gian mình học tại Trường ĐH Cần Thơ. Nghĩ lại khoảng thời gian đó, mình rất biết ơn sự giúp đỡ của ông Tám để mình có thể hoàn thành chương trình học đúng tiến độ và có hướng phát triển xa hơn như hiện tại”.
Cũng theo anh Tài, hằng năm anh và một số bạn từng được ông Tám Ý giúp đỡ đều về ghé thăm ông. Thấy cuộc sống của ông giản dị, mộc mạc và có khi thiếu thốn so với người khác nên có lúc anh và các bạn mua quà cũng như ngỏ ý giúp lại ông nhưng ông đều gạt ngang. Ông nói để dành số tiền đó giúp đỡ những người khó khăn khác, cuộc sống của ông hiện tại là ổn rồi.
Ngoài ra, ông Ý còn có một ước nguyện cuối đời là được hiến xác cho nghiên cứu y khoa nhằm đáp lại ân tình ngành y đã cứu sống ông trong cơn thập tử nhất sinh mà ông đã hai lần bị thương trong kháng chiến. Năm 2002, ông Ý đã viết di chúc gửi Trường ĐH Y Dược TP.HCM tự nguyện hiến xác sau khi ông qua đời.
Phát huy phẩm chất “bộ đội cụ Hồ”
Thương binh Lê Văn Ý có nhiều đóng góp tích cực cho các phong trào hội cựu chiến binh ở địa phương. Đặc biệt, ông có tấm lòng chăm lo cho học sinh nghèo hiếu học. Không chỉ vậy, dù bản thân mang nhiều thương tật nhưng ông luôn phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, thương binh “tàn nhưng không phế”, ông còn tích cực tham gia vào phong trào “5 1″ (năm hội viên khá giúp một hội viên nghèo vượt khó) giúp nhiều cựu chiến binh khác làm kinh tế vượt khó thoát nghèo.
Ông ĐẶNG THANH ĐỦ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mỏ Cày Bắc
Học trò lớp 4 đam mê học tập, chinh phục thử thách
Tấm gương về cậu học trò mới học lớp 4 ở Phú Thọ đã đạt nhiều thành tích cao trong học tập khiến bạn bè ngưỡng mộ những ngày qua. Đó là em Vũ Hoàng Sơn - lớp 4C, trường Tiểu học Thọ Sơn, thành phố Việt Trì (Phú Thọ).
Học sinh lớp 4 tiếp lửa, truyền cảm hứng
Những ngày qua, câu chuyện về tấm gương hiếu học của cậu học trò nghèo Vũ Hoàng Sơn đạt điểm cao nhất trong kỳ thi Toán Tiếng Anh quốc gia (đứng thứ 2 toàn quốc) đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của hàng nghìn học sinh cùng các bậc phụ huynh trong và ngoài trường. Tin vui đó, không những là phần thưởng xứng đáng của cá nhân Vũ Hoàng Sơn mà còn là niềm vinh dự, tự hào về chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên môn của các thầy cô giáo trường Tiểu học Thọ Sơn..
Chúng tôi tới thăm trường Tiểu học Thọ Sơn trong một ngày đầu tháng Bảy rực nắng, rộn ràng tiếng ve dưới những tán hoa phượng nhuộm đỏ sân trường. Mặc cho những hồi trống giục báo hiệu một ngày học tập đã khép lại, nhưng tại lớp học, các học sinh vẫn tự giác nán lại để ghi chép bài tập về nhà, nghe giáo viên gợi ý, hướng dẫn cách giải những bài tập khó...Và trước khi xuống lớp, các thầy cô vẫn không quên chia sẻ với các bạn về thành tích học tập của Vũ Hoàng Sơn lớp 4C, để tiếp lửa, truyền cảm hứng cho các em vươn lên chinh phục đỉnh cao tri thức.
Đây cũng chính là một trong những phương cách nhân rộng điển hình, tạo động lực cho học sinh thi đua, phấn đấu đạt kết quả cao tronghọc tập; góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường trong những năm qua - Cô Trần Thị Ánh Nguyệt, Hiệu trưởng Nhà trường khẳng định với chúng tôi như vậy!
Gặp Vũ Hoàng Sơn sau giờ tan học, qua trò chuyện chúng tôi được biết, em sinh ra trong gia đình bố là bộ đội, thường xuyên công tác xa nhà; mẹ là giảng viên trường cao đẳng nghề, cách nhà gần chục cây số, luôn phải bận rộn, tất bật với công việc cơ quan và đưa đón hai anh em Sơn sớm hôm đến trường mỗi ngày.
Bởi vậy, từ nhỏ Sơn đã được bố mẹ dạy bảo, rèn luyện tinh thần tự giác và tạo mọi điều kiện cho em học hành. Do đó, từ năm học lớp 1 đến nay, Vũ Hoàng Sơn luôn được các thầy cô, bạn bè yêu quý bởi tố chất thông minh, tinh thần khiêm tốn, hòa đồng và đức tính cần cù, siêng năng trong học tập.
Cô Ái Vân, giáo viên chủ nhiệm lớp 4C - người luôn trực tiếp dạy bảo và đồng hành cùng Vũ Hoàng Sơn trong 4 năm qua đã không giấu nổi niềm vui về những thành tích mà cậu học trò của mình đạt được, phấn khởi chia sẻ: "Vũ Hoàng Sơn là học sinh giỏi toàn diện các môn và luôn dẫn đầu khối về thành tích học tập; đồng thời, em còn tham gia các kỳ thi Toán học, Tiếng Anh trực tuyến trên mạng internet ở các cấp luôn đạt kết quả cao (trong top dẫn đầu) các cuộc thi.
Cụ thể: Năm học 2018 - 2019, em đạt Huy chương Đồng Toán Sasmo 2018; đặc biệt, năm học 2019 - 2020, tuy việc học tập tại trường bị gián đoạn do dịch bệnh Covid-19, nhưng dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, Vũ Hoàng Sơn vẫn kiên trì, chăm chỉ học tập tại nhà thông qua các phần mềm học trực tuyến. Em còn chủ động tìm tòi và tham gia vào các hình thức học online, học trực tuyến khác trên mạng; tự sưu tầm các bài tập khó để ôn luyện, nâng cao kiến thức...
Chính nghị lực đó đã giúp Vũ Hoàng Sơn đạt giải Nhất Quốc gia môn Toán Tiếng Anh (đứng thứ 2 toàn quốc) và đạt Huy chương Bạc Quốc gia trong kỳ thi Olympic Tiếng Anh trên Internet. Trước đó, đầu năm học 2019 - 2020, Vũ Hoàng Sơn cũng tham gia cuộc thi Toán học Úc - AMC, đạt hạng Distinction (hạng giỏi)".
Cô phụ trách những môn học đội tuyển Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh trong nhà trường cho biết: Vũ Hoàng Sơn là học sinh thông minh, học giỏi đều các môn những rất khiêm tốn học hỏi. Trong các giờ học trên lớp, em luôn chăm chú nghe thầy cô giảng bài để nắm chắc kiến thức và làm xong các bài tập ngay tại lớp. Khi gặp những bài tập khó, em đều đánh dấu, ghi chép lại cẩn thận để nhờ thầy cô chỉ bảo trong giờ ra chơi. Đây chính là lý do giúp em luôn đạt thành tích cao trong những kỳ thi các cấp.
Khiêm tốn nhận mình là người may mắn
Mặc dù đạt nhiều thành tích cao trong học tập, nhất là trong các cuộc thi cấp quốc gia, nhưng Vũ Hoàng Sơn cũng chỉ nhận mình là người may mắn và luôn khiêm tốn học hỏi thầy cô; đồng thời sẵn sàng giúp đỡ bạn bè cùng học tập tiến bộ. Sơn cho biết, có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm dậy bảo của các thầy cô giáo, đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm lớp 4C cùng các thầy cô phụ trách đội tuyển môn Toán và môn Tiếng Anh của nhà trường.
Chia sẻ về thành tích đạt được trong các cuộc thi vừa qua, Vũ Hoàng Sơn bộc bạch: Em rất thích học các môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh, bởi đó là những môn học khó, có nhiều điều thú vị mà em muốn khám phá để thử sức mình trong các cuộc thi.
Chia sẻ bí quyết học tập, Sơn cho biết: Để làm tốt môn Toán tiếng Anh, thì trước hết phải hiểu và làm tốt các bài Toán tiếng Việt; đồng thời, phải có vốn kiến thức từ mới môn Tiếng Anh, thì mới có thể dịch và trả lời đúng nội dung câu hỏi của bài thi. Tìm hiểu chúng tôi được biết, trong những giờ học ở trường, Sơn luôn cố gắng học thuộc và làm hết bài tập trong sách giáo khoa ngay tại lớp; thời gian về nhà, em tự học thêm sách nâng cao và luyện giải những bài tập khó.
Nhận xét về cậu học trò Vũ Hoàng Sơn, cô Trần Thị Ánh Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thọ Sơn phấn khởi bày tỏ: "Em Vũ Hoàng Sơn là một trong số những học sinh xuất sắc tiêu biểu, có kết quả học tập giỏi đều các môn học và tham gia nhiều cuộc thi cấp quốc gia đạt thành tích cao. Thành tích của Vũ Hoàng Sơn không những góp phần khẳng định và thúc đẩy phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt" của nhà trường, mà còn tạo động lực, là tấm gương sáng để các bạn học sinh học tập, noi theo.
Khối ngành sư phạm: Tăng chỉ tiêu gắn liền bảo đảm chất lượng Năm 2020, nhiều trường sư phạm tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm 2019, đặc biệt một số ngành tăng khá mạnh. Vậy các trường sư phạm chuẩn bị nguồn lực như thế nào để bảo đảm chất lượng khi "miếng bánh" hấp dẫn là miễn học phí không còn? Ảnh minh họa/ INT Nhà trường chuẩn bị gì Bộ GD&ĐT vừa...