Ông Putin tiết lộ sớm gặp mặt Chủ tịch Tập Cận Bình tại Trung Quốc
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói sẽ sớm gặp mặt Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, nhưng không công bố thời gian cụ thể.
“Tôi rất vui khi được gọi ông Tập là bạn của mình. Người bạn của tôi đã đóng góp rất nhiều cho quan hệ Nga-Trung. Tôi và ông Tập sẽ sớm gặp nhau tại một sự kiện ở Bắc Kinh”, ông Putin nói với hãng thông tấn TASS ngày 1/9.
Cũng theo chủ nhân Điện Kremlin, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về việc hợp tác nhân đạo và nhiều vấn đề khác trong cuộc gặp sắp tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TASS
Theo TASS, khả năng cao ông Putin sẽ gặp ông Tập vào tháng 10 này, trùng với thời điểm Trung Quốc tổ chức Diễn đàn hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3.
Video đang HOT
Vào tháng 3 năm nay, ông Tập đã có chuyến thăm tới Moscow. Tại đây, hai nhà lãnh đạo đã ký một số thỏa thuận hợp tác nhằm cải thiện hơn nữa quan hệ song phương.
Trung Quốc - châu Phi xây dựng cộng đồng cùng chia sẻ tương lai
Việc Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo tổ chức Diễn đàn An ninh và Hòa bình Trung Quốc-châu Phi lần thứ ba ngay sau chuyến thăm Nam Phi của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy những tín hiệu mới trong nỗ lực tăng cường hơn nữa hợp tác chiến lược giữa hai bên, xây dựng mối quan hệ khăng khít trong thời đại mới.
China Daily đưa tin, Diễn đàn An ninh và Hòa bình Trung Quốc-châu Phi lần thứ ba chính thức diễn ra từ 28/8 đến 2/9. Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc sẽ tham dự phiên toàn thể của diễn đàn và có bài phát biểu quan trọng. Đáng chú ý, lãnh đạo quốc phòng và quân sự của gần 50 quốc gia châu Phi cũng như đại diện của Liên minh châu Phi (AU) và các tùy viên quân sự từ Đại sứ quán các nước châu Phi tại Trung Quốc cũng sẽ tham dự diễn đàn này.
Với chủ đề "Thực hiện Sáng kiến An ninh Toàn cầu, tăng cường đoàn kết và hợp tác Trung Quốc-châu Phi", diễn đàn năm nay được tổ chức nhằm mục đích tăng cường hơn nữa liên lạc chiến lược giữa các cơ quan quốc phòng hai bên, phát huy vai trò tích cực trong việc xây dựng cộng đồng Trung Quốc-châu Phi cùng chia sẻ tương lai trong thời đại mới, theo thông cáo do Bộ Quốc phòng Trung Quốc đăng tải.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Ảnh: Bloomberg
Trên thực tế, việc diễn đàn được tổ chức sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) lần thứ 15 được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi và thăm chính thức nước này từ ngày 21 - 24/8 cho thấy quyết tâm hiện thực hóa các cam kết giữa hai bên.
Global Times ngày 28/8 dẫn nhận định của giới quan sát cho rằng, chuyến thăm Nam Phi vừa qua là chuyến công du quốc tế lần thứ hai của ông Tập Cập Bình trong năm 2023, mang ý nghĩa không chỉ thúc đẩy và chứng kiến sự mở rộng mang tính lịch sử của cơ chế BRICS mà còn giúp xây dựng thêm một cộng đồng Trung Quốc - châu Phi gần gũi hơn, cùng chia sẻ tương lai, góp phần xây dựng chủ nghĩa đa phương thực sự.
Trong đó, nổi bật là sự kiện Đối thoại các nhà lãnh đạo châu Phi - Trung Quốc do Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng chủ trì diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS. Trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc đối thoại, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh sẽ tiếp tục phối hợp quan hệ hợp tác song phương nhằm đưa quan hệ châu Phi - Trung Quốc lên tầm cao mới.
Các nhà lãnh đạo đồng thời tái khẳng định cam kết thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng thể chế của Diễn đàn Hợp tác châu Phi - Trung Quốc (FOCAC), cũng như cam kết đối với các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Hai bên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Kiến trúc Hòa bình và An ninh châu Phi như một khuôn khổ chặt chẽ để giải quyết các thách thức và mối đe dọa an ninh đối với châu lục.
Điểm nổi bật là tại Đối thoại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tháng tới, Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy nỗ lực đưa Liên minh châu Phi trở thành thành viên đầy đủ của G20, đồng thời cho biết Bắc Kinh ủng hộ việc thực hiện các thỏa thuận đặc biệt về cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm đáp ứng nguyện vọng của châu Phi là giành được một ghế thành viên thường trực trong tổ chức quốc tế này.
Về phía mình, các nước châu Phi đánh giá cao việc Trung Quốc đề xuất Sáng kiến phát triển toàn cầu, Sáng kiến an ninh toàn cầu và Sáng kiến văn minh toàn cầu nhằm củng cố chủ nghĩa đa phương, đồng thời tin tưởng sự phát triển trong quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi sẽ đóng góp cho nền hòa bình và sự phát triển trên thế giới.
Trên thực tế, trong hơn 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã không ngừng mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi, tham gia vào việc thúc đẩy kinh tế và phát triển ở châu lục nghèo nhất thế giới này. Bắc Kinh đã tăng cường các cam kết thương mại, đặc biệt thông qua Sáng kiến "Vành đai, Con đường" năm 2013. Đối với các nước châu Phi, mặc dù Trung Quốc và châu Phi cách xa nhau, nhưng những kinh nghiệm lịch sử tương đồng và các khái niệm phát triển chung khiến Trung Quốc và châu Phi trở nên gắn bó chặt chẽ hơn với nhau.
Gần đây, Trung Quốc đã đưa ra Sáng kiến An ninh toàn cầu (GSI) được biết đến như một "giải pháp của Trung Quốc đối với các thách thức an ninh quốc tế", đại diện cho một sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận của nước này đối với các vấn đề an ninh toàn cầu nhằm đối phó với sức ép toàn diện ngày một gia tăng từ Mỹ và phương Tây. Dễ nhận thấy, GSI có mối liên hệ mật thiết với các chiến lược đã được Trung Quốc đề xuất và triển khai trước đó như Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hay Cộng đồng chung vận mệnh.
Dựa trên chủ đề "Thực hiện Sáng kiến An ninh Toàn cầu, tăng cường đoàn kết và hợp tác Trung Quốc-châu Phi", các chuyên gia tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ nỗ lực thúc đẩy hơn nữa GSI nhằm tăng cường quan hệ với châu Phi thông qua các hoạt động huấn luyện quân sự, chia sẻ thông tin tình báo và chống khủng bố, trong một nỗ lực gia tăng ảnh hưởng quân sự và hợp tác quốc phòng tại khu vực này.
Ông Tập Cận Bình và ông Putin gửi thông điệp gì tại hội nghị BRICS? Trong số nhiều thông điệp được hai nhà lãnh đạo Nga, Trung Quốc gửi đến có việc nhấn mạnh sự phát triển và vai trò của khối BRICS. Đại diện các thành viên BRICS dự hội nghị tại Nam Phi hôm 22.8. Ảnh AFP Hãng AFP ngày 23.8 đưa tin Trung Quốc ủng hộ kế hoạch mở rộng khối BRICS (các nền kinh...